Chỉ thị phát động Phong trào thi đua "Tây Ninh chung sức xây dựng nông thôn mới" giai đoạn 2021 - 2025

Thứ sáu - 30/10/2020 11:00 251 0
Trong giai đoạn 2010 - 2020, phong trào thi đua "Tây Ninh chung sức xây dựng nông mới" được triển khai sâu rộng và tạo được sự chuyển biến sâu sắc trong toàn hệ thống chính trị, các tầng lớp Nhân dân, cộng đồng doanh nghiệp và các tổ chức, cá nhân trong và ngoài tỉnh, phát huy được vai trò chủ thể của người dân trong việc tham gia xây dựng nông thôn mới; các cơ chế, chính sách của tỉnh trong xây dựng nông thôn mới đã phát huy hiệu quả, góp phần đẩy nhanh tiến độ thực hiện Chương trình, được người dân đồng tình ủng hộ và đánh giá cao; kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội nông thôn được cải thiện đáng kể, từng bước đáp ứng yêu cầu phát triển; các hình thức tổ chức sản xuất, các mô hình phát triển sản xuất nâng cao thu nhập cho cư dân nông thôn được quan tâm, đời sống vật chất, tinh thần của người dân nông thôn được nâng cao, an sinh xã hội được đảm bảo, quy chế dân chủ cơ sở được phát huy, diện mạo nông thôn được thay đổi rõ nét.

Kết quả thực hiện bộ tiêu chí Quốc gia về xây dựng nông thôn mới trên địa bàn tỉnh Tây Ninh đến hết năm 2020 có 45/71 xã đạt chuẩn nông thôn mới, đạt 63,4%; bình quân toàn tỉnh đạt 17,1 tiêu chí/xã, tăng 3,5 tiêu chí so với năm 2016 (13,6 tiêu chí). Thành phố Tây Ninh và thị xã Hòa Thành đã hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới.

Ngày 30/10/2020, Chủ tịch UBND tỉnh ban hành Chỉ thị số 11/CT-UBND Phát động Phong trào thi đua "Tây Ninh chung sức xây dựng nông thôn mới" giai đoạn 2021 - 2025 trong toàn hệ thống chính trị và các tầng lớp Nhân dân với những nội dung chủ yếu như sau:

Các cấp, các ngành, các địa phương, Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức Hội, đoàn thể các cấp tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động cán bộ, công chức, viên chức, người lao động, đoàn viên, hội viên, đội viên và Nhân dân tích cực tham gia thực hiện Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới; nội dung tuyên truyền tập trung các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước trong xây dựng nông thôn mới, nhất là Kết luận số 54-KL/TW ngày 07/8/2019 của Bộ Chính trị về tiếp tục thực hiện Nghị quyết Trung ương 7 khóa X về nông nghiệp, nông dân, nông thôn; những quan điểm, mục tiêu, nhiệm vụ, chỉ tiêu xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021 - 2025; những cách làm hay, sáng tạo, những xã khó khăn có những nỗ lực đạt kết quả tốt, nhất là những nơi điều kiện khó khăn nhưng có những giải pháp hiệu quả trong huy động nguồn lực xã hội vào xây dựng nông thôn mới; phương pháp, cách làm nhằm nâng cao chất lượng các tiêu chí sau đạt chuẩn; những mô hình sản xuất tiêu biểu áp dụng quy trình kỹ thuật tiên tiến được công nhận; những mô hình liên kết sản xuất theo chuỗi giá trị; phản ánh những khó khăn, bất cập tồn tại trong quá trình thực hiện Chương trình, những ý kiến đề xuất nhằm tháo gỡ khó khăn.

Thi đua thực hiện thắng lợi Quyết định số 1773/QĐ-UBND ngày 17/8/2020 của UBND tỉnh ban hành Kế hoạch thực hiện Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới tỉnh Tây Ninh giai đoạn 2021 - 2025. Tập trung phát huy sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị tạo sự đồng thuận cao của toàn xã hội trong triển khai, thực hiện Chương trình; nâng cao tinh thần thi đua yêu nước trong cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức, người lao động, lực lượng vũ trang và Nhân dân các dân tộc trên địa bàn tỉnh Tây Ninh; phát huy tinh thần đoàn kết, hăng hái thi đua lao động, sản xuất, công tác, phát huy nội lực trong Nhân dân, tranh thủ các nguồn lực hỗ trợ, đầu tư của các thành phần kinh tế, phát huy có hiệu quả tiềm năng, lợi thế của từng địa phương để phát triển kinh tế - xã hội, chung tay xây dựng nông thôn mới.

Đẩy mạnh phong trào thi đua nghiên cứu, phát huy sáng kiến, sáng tạo, đề xuất các chính sách, giải pháp có hiệu quả thực hiện Chương trình xây dựng nông thôn mới trong từng lĩnh vực, từng địa bàn, từng khu dân cư để đẩy nhanh tiến độ xây dựng nông thôn mới trên địa bàn tỉnh. Phong trào thi đua phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế xã hội khu vực nông thôn đồng bộ, hiện đại, đáp ứng yêu cầu phát triển của tỉnh, đồng thời phục vụ sản xuất và dân sinh ở nông thôn.

Đẩy mạnh phong trào thi đua thực hiện Đề án Cơ cấu lại ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng, phát triển bền vững và theo chuỗi giá trị. Thực hiện điều chỉnh cơ cấu đầu tư phát triển nông nghiệp và nông thôn, đổi mới cách tiếp cận, phương pháp để tạo ra sản phẩm nông nghiệp có năng suất, giá trị cao. Xây dựng cơ chế, chính sách khuyến khích, thu hút đầu tư của doanh nghiệp, hợp tác xã, khai thác tiềm năng, lợi thế của các vùng sản xuất trọng điểm, sản phẩm chủ lực.

Thi đua xây dựng và nâng cao chất lượng hệ thống chính trị ở cơ sở; giữ gìn an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội ở nông thôn.

Các sở, ban, ngành, cơ quan Đảng, Mặt trận Tổ quốc, các hội, đoàn thể cấp tỉnh, UBND các huyện, thị xã, thành phố, UBND các xã, phường, thị trấn, các doanh nghiệp, trường học tiếp tục vận động cán bộ, công chức, viên chức, người lao động, đoàn viên, hội viên, đội viên và các tầng lớp Nhân dân, tập trung huy động các nguồn lực xã hội chung sức xây dựng nông thôn mới một cách thiết thực, hiệu quả, tránh việc phô trương, chạy theo thành tích; đồng thời bám sát nhiệm vụ chính trị để xây dựng chương trình, kế hoạch công tác xây dựng nông thôn mới để tổ chức phát động thi đua cho phù hợp. Hằng năm, tiến hành bình xét, khen thưởng cho các tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc trong thực hiện Phong trào thi đua theo thẩm quyền.

Nội dung chi tiết xem tại đây.

CT

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây