Mục tiêu của kế hoạch nhằm xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức từ tỉnh đến cơ sở có phẩm chất và năng lực chuyên môn cao, có bản lĩnh chính trị vững vàng, có kinh nghiệm thực tiễn, có trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, trình độ lý luận chính trị, kỹ năng công vụ chuyên nghiệp, góp phần đẩy nhanh tiến trình thực hiện Kế hoạch tinh giản biên chế và số lượng người làm việc cũng như cơ cấu tổ chức bộ máy trong cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp nhà nước và các tổ chức chính trị xã hội một cách hiệu quả; đảm bảo tính chuyên nghiệp trong xử lý công việc chuyên môn của đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức, đáp ứng yêu cầu phục vụ nhân dân, đẩy nhanh sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh theo hướng bền vững và nhằm thực hiện thắng lợi nhiệm vụ chính trị của tỉnh giai đoạn 2021 - 2025 và những năm tiếp theo.
Theo đó, đối tượng là cán bộ, công chức đang công tác trong các cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội ở cấp tỉnh và cấp huyện trên địa bàn. Cán bộ, công chức xã, phường, thị trấn (sau đây gọi chung là cấp xã) và những người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã. Viên chức trong đơn vị sự nghiệp công lập (sau đây gọi là viên chức). Đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp tỉnh Tây Ninh.
Mục tiêu cụ thể, phấn đấu đến năm 2025, đối với cán bộ, công chức ở cấp tỉnh và cấp huyện: trình độ chuyên môn: 100% cán bộ, công chức cấp tỉnh, cấp huyện đạt trình độ chuyên môn đáp ứng theo yêu cầu của vị trí việc làm. Bồi dưỡng kiến thức quản lý nhà nước theo tiêu chuẩn chức danh, chức vụ gồm: Bồi dưỡng đối với lãnh đạo, quản lý cấp sở và tương đương; bồi dưỡng lãnh đạo, quản lý cấp huyện; bồi dưỡng lãnh đạo, quản lý cấp phòng và tương đương; Phấn đấu hàng năm 100% cán bộ, công chức đáp ứng yêu cầu tiêu chuẩn quy định trước khi bổ nhiệm ngạch, bổ nhiệm chức vụ lãnh đạo, quản lý. Bồi dưỡng tiếng dân tộc thiểu số: 80% cán bộ, công chức, viên chức trực tiếp tham mưu, theo dõi về công tác dân tộc ở cơ quan cấp tỉnh, cấp huyện; cán bộ, công chức cấp xã; Bí thư chi bộ ở địa bàn đông đồng bào dân tộc thiểu số, tiếp xúc làm việc trực tiếp với đồng bào dân tộc thiểu số được bồi dưỡng tiếng dân tộc thiểu số. Bồi dưỡng ngoại ngữ, tin học, bồi dưỡng kiến thức quốc phòng và an ninh theo tiêu chuẩn yêu cầu: Hàng năm, 80% cán bộ, công chức, viên chức được đào tạo, bồi dưỡng theo chương trình, kế hoạch đề ra của tỉnh.
Đối với viên chức ít nhất 80% và đến năm 2030, 100% viên chức được bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp. 100% viên chức giữ chức vụ quản lý được bồi dưỡng năng lực, kỹ năng quản lý trước khi bổ nhiệm. Hàng năm ít nhất 60% viên chức được bồi dưỡng về đạo đức nghề nghiệp, cập nhật nâng cao kiến thức, kỹ năng nghề nghiệp chuyên ngành.
Đối với đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp tổ chức trang bị, cập nhật kiến thức kỹ năng và phương pháp hoạt động cho 100% đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2021- 2026. Đại biểu được bồi dưỡng cập nhật kiến thức, kỹ năng và phương pháp hoạt động ít nhất 01 lần trong nhiệm kỳ. Đối với cán bộ, công chức cấp xã và những người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã 100% cán bộ, công chức cấp xã có trình độ chuyên môn từ đại học trở lên; 90% công chức cấp xã có trình độ chuyên môn phù hợp với vị trí đảm nhiệm. Bảo đảm những người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã được bồi dưỡng cập nhật và nâng cao kỹ năng, phương pháp hoạt động ít nhất 02 năm 01 lần. 80% cán bộ, công chức cấp xã người dân tộc Kinh công tác tại vùng có đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống sử dụng được ít nhất một thứ tiếng dân tộc tại địa bàn công tác.
Chỉ tiêu kế hoạch giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030: đào tạo trình độ đại học các ngành thuộc lĩnh vực Y tế (bác sĩ đa khoa và các chuyên khoa hiếm); chỉ tiêu đào tạo giai đoạn 2021-2025: 500 lượt (mỗi năm 100 chỉ tiêu).
Đào tạo trình độ sau đại học, trên cơ sở đánh giá nhu cầu đào tạo sau đại học của các cơ quan, đơn vị trong tỉnh với chủ trương nhằm phù hợp với mục tiêu, kế hoạch phát triển kinh tế xã hội của tỉnh trong từng giai đoạn, chỉ tiêu đào tạo sau đại học các ngành giai đoạn 2021-2025: 500 lượt.
Chỉ tiêu bồi dưỡng nghiệp vụ, kỹ năng, kiến thức (trong nước): Về kiến thức, kỹ năng quản lý nhà nước, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp, Chương trình chuyên viên cao cấp: 10 chỉ tiêu/năm (hàng năm, nếu không tổ chức lớp tại tỉnh sẽ cử tham gia học tại Phân viện Học viện Hành chính tại Thành phố Hồ Chí Minh). Chương trình chuyên viên chính: 80 chỉ tiêu/năm (hàng năm, nếu không tổ chức lớp tại tỉnh sẽ cử đi học tại Phân viện Học viện Hành chính tại Thành phố Hồ Chí Minh). Chương trình chuyên viên: 200 chỉ tiêu/năm (mỗi năm tổ chức từ 02 đến 04 lớp tại Trường Chính trị tỉnh hoặc phối hợp với các cơ sở có chức năng đào tạo theo quy định). Bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng quản lý nhà nước cho cán bộ, công chức lãnh đạo quản lý các cấp của địa phương: 200 chỉ tiêu/năm.
Ngoại ngữ: 25% cán bộ, công chức cấp tỉnh, cấp huyện ở địa phương (tập trung vào cán bộ, công chức lãnh đạo, quản lý từ cấp phòng và tương đương trở lên dưới 40 tuổi) đạt trình độ ngoại ngữ bậc 4 trở lên theo quy định. 60% viên chức và 50% viên chức giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý đạt trình độ ngoại ngữ bậc 4 trở lên theo quy định. 20% cán bộ, công chức xã và 15% cán bộ, công chức lãnh đạo, quản lý cấp xã dưới 40 tuổi công tác tại địa bàn hoặc lĩnh vực có yêu cầu sử dụng ngoại ngữ đạt trình độ ngoại ngữ bậc 3 trở lên theo quy định. Tiếng Khmer: Mỗi năm tổ chức từ 01 đến 02 lớp (số lượng 50 người/lớp).
Đến năm 2030 đảm bảo tăng cường bồi dưỡng nâng cao năng lực ngoại ngữ cả về số lượng và chất lượng cho đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức đạt tỷ lệ như sau: 35% cán bộ, công chức cấp tỉnh, cấp huyện ở địa phương (tập trung vào cán bộ, công chức lãnh đạo, quản lý từ cấp phòng và tương đương trở lên dưới 40 tuổi) đạt trình độ ngoại ngữ bậc 4 trở lên theo quy định và ngoại ngữ chuyên ngành. 70% viên chức và 60% viên chức giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý đạt trình độ ngoại ngữ bậc 4 trở lên theo quy định và ngoại ngữ chuyên ngành. 30% cán bộ, công chức xã và 25% cán bộ, công chức lãnh đạo, quản lý cấp xã dưới 40 tuổi công tác tại địa bàn hoặc lĩnh vực có yêu cầu sử dụng ngoại ngữ đạt trình độ ngoại ngữ bậc 3 trở lên theo quy định và ngoại ngữ chuyên ngành.
Bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng và phương pháp hoạt động cho đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2021 – 2026: UBND tỉnh xây dựng Kế hoạch và tổ chức bồi dưỡng đại biểu HĐND các cấp theo hướng dẫn số 1268/BNV-ĐT ngày 28/3/2021 của Bộ Nội vụ.
UBND tỉnh giao Sở Nội vụ chịu trách nhiệm chủ trì phối hợp với Ban Tổ chức Tỉnh ủy tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh tổ chức triển khai, hướng dẫn, theo dõi, kiểm tra và đôn đốc các cơ quan, đơn vị trên địa bàn tỉnh thực hiện có hiệu quả, đảm bảo chất lượng trong thực hiện kế hoạch và tiến độ theo quy định. Hàng năm tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức và Quyết định ban hành Danh mục ngành nghề thu hút, danh mục ngành nghề đào tạo sau đại học. Tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh và các cấp, ngành có liên quan việc báo cáo sơ kết, tổng kết tình hình thực hiện kế hoạch giai đoạn 2021 – 2025 theo quy định.
KH