Kế hoạch Bảo đảm An toàn thực phẩm năm 2019

Thứ năm - 11/04/2019 19:00 175 0
Với mục tiêu xây dựng, củng cố và nâng cao năng lực quản lý chất lượng an toàn thực phẩm nhằm kiểm soát tình trạng mất an toàn thực phẩm từ khâu sản xuất đến tiêu dùng, đảm bảo chất lượng an toàn thực phẩm tại địa phương; chủ động trong việc bảo vệ sức khỏe nhân dân và quyền lợi của người tiêu dùng; ngày 08/4/2019, UBND tỉnh ban hành Kế hoạch số 671/KH-UBND bảo đảm An toàn thực phẩm năm 2019.
 khbaodamattp.jpg

Kiểm tra an toàn thực phẩm

Các mục tiêu cụ thể
của Kế hoạch gồm: Tăng cường năng lực hệ thống quản lý nhà nước về công tác đảm
bảo an toàn thực phẩm từ tỉnh đến cơ sở; Nâng cao kiến thức thực hành an toàn
thực phẩm và ý thức trách nhiệm của người sản xuất, kinh doanh và tiêu dùng thực
phẩm; Nâng cao năng lực kiểm nghiệm thực phẩm và kiểm soát an toàn thực phẩm đối
với chuỗi cung cấp thực phẩm; Cải thiện tình trạng an toàn thực phẩm của các cơ
sở sản xuất, chế biến, kinh doanh thực phẩm; ngăn ngừa có hiệu quả tình trạng
ngộ độc thực phẩm cấp tính và các bệnh truyền qua thực phẩm; Phát triển các vùng trồng rau, chăn nuôi, giết mổ gia súc gia cầm, nuôi trồng
thủy sản an toàn. Xây dựng, duy trì và phát triển các
mô hình chuỗi nông
-
lâm - thủy sản an toàn, tạo ra sản phẩm đảm bảo chất lượng; Kiểm soát chặt
chẽ chất lượng
an
toàn thực phẩm các mặt hàng thực phẩm lưu thông trên thị trường. Tăng
cường thanh tra, kiểm tra và xử lý kịp thời những vi phạm về
an toàn thực phẩm trong quá trình sản xuất, sơ chế, chế biến, kinh doanh thực phẩm, kinh doanh
dịch vụ ăn uống, thức ăn đường phố
; Thực hiện các chỉ tiêu theo Kế hoạch số
2812/KHPH/UBND-UBMTTQVN ngày 04/10/2016 của Ủy ban nhân dân tỉnh Tây Ninh và Ủy
ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh Tây Ninh về phối hợp và vận động giám sát bảo
đảm an toàn thực phẩm giai đoạn 2016 – 2020.

Để
có cơ sở đánh giá kết quả thực hiện công tác bảo đảm an toàn thực phẩm, Kế hoạch
cũng đề ra các chỉ tiêu cụ thể, gồm có: 78% người sản xuất, chế biến, kinh
doanh thực phẩm, người tiêu dùng và người quản lý được cập nhật kiến thức về an
toàn thực phẩm; 15% cán bộ quản lý về an toàn thực phẩm tuyến tỉnh được tập huấn
kỹ năng truyền thông; 100% cán bộ quản lý về an toàn thực phẩm tuyến tỉnh, huyện
được cập nhật văn bản và kiến thức về an toàn thực phẩm thông qua hình thức hội
thảo, hội nghị, tập huấn, các buổi sinh hoạt Đảng,…; 100% số xã, phường, thị trấn
tổ chức hoạt động tuyên truyền an toàn thực phẩm; Mở rộng khả năng kiểm nghiệm
các chỉ tiêu về an toàn thực phẩm tại Trung tâm Y tế Dự phòng tỉnh; 80% cơ sở sản
xuất, chế biến, kinh doanh thực phẩm và dịch vụ ăn uống được kiểm tra, giám sát
định kỳ và đột xuất; 80% cơ sở sản xuất, chế biến, kinh doanh thực phẩm thuộc
diện phải cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm được cấp mới
và cấp lại Giấy chứng nhận theo quy định; Hướng dẫn khuyến khích các doanh nghiệp
sản xuất thực phẩm áp dụng hệ thống quản lý chất lượng tiên tiến HACCP, ISO
22000; Phát triển vùng rau an toàn với quy mô 90 hecta đạt chứng nhận VietGAP tại
các huyện và thành phố Tây Ninh, lũy kế đến cuối năm 2019 diện tích đạt chứng
nhận VietGAP là 335,68 hecta; 100% các chợ đầu mối cung cấp mặt hàng nông sản,
thủy sản được quy hoạch và kiểm soát về an toàn thực phẩm; 60% cơ sở sản xuất,
trồng trọt, chăn nuôi nhỏ lẻ của ngành Nông nghiệp được ký cam kết bảo đảm an
toàn thực phẩm theo quy định; Thường xuyên kiểm soát an toàn thực phẩm tại các
trung tâm thương mại, siêu thị, chợ, các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm
trên địa bàn tỉnh Tây Ninh; Vận động ít nhất 60% hộ sản xuất, chế biến, kinh
doanh thực phẩm đăng ký, cam kết và ít nhất 35% hộ được công nhận sản xuất, chế
biến, kinh doanh thực phẩm an toàn; 100% hợp tác xã, doanh nghiệp sản xuất,
kinh doanh nông sản, thực phẩm đăng ký, cam kết sản xuất, kinh doanh thực phẩm
an toàn; Tỷ lệ mắc ngộ độc thực phẩm cấp tính trong vụ ngộ độc được ghi nhận dưới
7/100.000 dân; Giảm 4% số vụ ngộ độc thực phẩm tập thể từ 30 người mắc/vụ năm
2019 so với trung bình giai đoạn 2011 – 2015; Tỷ lệ mẫu vượt mức cho phép/tổng
số mẫu được kiểm tra an toàn thực phẩm trong các chương trình giám sát quốc gia
về an toàn thực phẩm nông sản < 6,5%; Tỷ lệ mẫu vượt mức cho phép/tổng số mẫu
được kiểm tra an toàn thực phẩm trong các chương trình giám sát quốc gia về an
toàn thực phẩm thủy sản < 4%; 100% vụ ngộ độc thực phẩm được báo cáo, điều
tra và xử lý kịp thời.

Các giải
pháp thực hiện Kế hoạch tập trung vào công tác chỉ đạo, điều hànhnâng cao năng lực quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm; Công tác thông tin, giáo dục
truyền thông về
an
toàn thực phẩm; Công tác phòng chống ngộ
độc thực phẩm, bệnh truyền qua thực phẩm
; Công tác thanh tra, kiểm tra,
kiểm nghiệm chất lượng
an
toàn thực phẩm; Công tác quản lý
giết mổ gia súc, gia cầm; Công tác kiểm soát thủ
tục hành chính
.

Đặc
biệt, trong năm 2019, Tháng hành động vì an toàn thực phẩm sẽ được triển khai từ
ngày 15/4/2019 đến ngày 15/5/2019 với các hoạt động như: Tuyên truyền bằng nhiều hình thức (treo băng rol, tuyên
truyền trên hệ thống phát thanh truyền hình, truyền thông trực tiếp…); tổ chức Lễ phát động
hưởng ứng Tháng hành động; tổ chức
thanh tra, kiểm tra quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm tại UBND các cấp và thanh tra, kiểm tra đảm bảo an toàn thực phẩm đối với các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm trên địa bàn.

                                                                                                  Song
Anh

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây