Theo đó, UBND tỉnh giao Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch bệnh động vật tỉnh, Ban Chỉ đạo 389 tỉnh, các sở, ban, ngành, UBND huyện, thành phố và các đơn vị liên quan tập trung thực nhiệm các nhiệm vụ sau:
Tập trung tổ chức tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng để người dân nhận thức rõ tác hại của bệnh cúm gia cầm đối với sản xuất chăn nuôi cũng như tính mạng cộng đồng; các quy định của pháp luật về phòng, chống dịch bệnh động vật và tự giác chấp hành tiêm vắc xin phòng bệnh cho gia cầm nuôi, chủ động thực hiện các biện pháp phòng, chống, bệnh cúm gia cầm.
Tổ chức tập huấn hướng dẫn cho cán bộ thú y cơ sở, hộ chăn nuôi thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch bệnh động vật, quy trình giám sát, phát hiện, báo cáo dịch kịp thời và các biện pháp xử lý không để dịch lây lan trên diện rộng; triển khai tuyên truyền, phổ biến Luật Thú y, Pháp lệnh giống vật nuôi và các văn bản hướng dẫn thi hành.
Phân vùng để kiểm soát có hiệu quả dịch bệnh cúm gia cầm. Tổ chức giám sát tại các huyện, thành phố nguy cơ cao, nguy cơ thấp và theo chương trình quốc gia. Xử lý ổ dịch theo quy định của Luật Thú y và các văn bản hướng dẫn.
Hàng năm tổ chức 2 đợt tiêm vắc xin phòng bệnh cho 100% đàn gia cầm thuộc đối tượng tiêm phòng đối với các gia trại, hộ chăn nuôi nhỏ lẻ. Kiểm dịch vận chuyển động vật, sản phẩm động vật; quản lý, kiểm soát chợ buôn bán gia cầm sống, kiểm soát giết mổ gia cầm và kiểm soát ấp nở gia cầm.
Thực hiện đồng bộ các biện pháp vệ sinh tiêu độc khử trùng. Xây dựng cơ sở chăn nuôi an toàn bệnh cúm gia cầm.
Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn phối hợp với Sở Y tế chỉ đạo các cơ quan chuyên môn, phối hợp với UBND các huyện, thành phố tổ chức triển khai các hoạt động phối hợp ngành Y tế - Thú y - UBND các huyện, thành phố trong giám sát, phát hiện dịch, phòng ngừa lây nhiễm bệnh cúm gia cầm từ động vật sang người, phối hợp xử lý ổ dịch cúm gia cầm theo đúng quy định.
Nội dung chi tiết xem tại đây. 2028.qd.signed.pdf
Hùng Thuận