Kế hoạch thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững tỉnh Tây Ninh năm 2020

Thứ hai - 16/03/2020 21:00 138 0
Ngày 13/3/2020, Ủy ban nhân dân tỉnh Ninh Thuận ban hành Kế hoạch số 492/KH-UBND về thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững tỉnh Tây Ninh năm 2020.

Kế hoạch xác định những chỉ tiêu chủ yếu như sau: Giảm tỷ lệ hộ nghèo, hộ cận nghèo đạt 0,7%/năm; Phấn đấu đến cuối năm 2020, không còn hộ nghèo chuẩn Trung ương; Triển khai kịp thời, đầy đủ thực hiện đồng bộ, có hiệu quả các chính sách giảm nghèo như hỗ trợ về y tế, giáo dục đào tạo, nhà ở, trợ giúp pháp lý để cải thiện điều kiện đời sống, tăng thu nhập của người dân, giúp người nghèo tiếp cận ngày càng thuận lợi hơn với các dịch vụ xã hội góp phần giảm tỷ lệ hộ nghèo, hộ cận nghèo theo Nghị quyết của Đảng bộ tỉnh và HĐND tỉnh; Đảm bảo hơn 100% hộ nghèo, cận nghèo; hộ thoát nghèo, thoát cận nghèo có đủ điều kiện, có nhu cầu vay vốn để đầu tư sản xuất, kinh doanh được hỗ trợ vay vốn tín dụng ưu đãi từ Chi nhánh Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh; Đảm bảo người thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo Trung ương và hộ nghèo theo chuẩn nghèo của tỉnh được hưởng các chính sách về y tế, giáo dục và trợ giúp pháp lý kịp thời, đầy đủ và đúng quy định. Tăng cường cải thiện các dịch vụ xã hội chăm lo về sức khoẻ, giáo dục cho người nghèo; Đảm bảo 100% người thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo trong độ tuổi lao động có nhu cầu, được hỗ trợ đào tạo nghề theo Kế hoạch đào tạo nghề cho lao động nông thôn của tỉnh.

Để thực hiện được các chỉ tiêu đề ra, UBND tỉnh xác định các nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm cần tiếp tục triển khai thực hiện có hiệu quả Chỉ thị số 01/CT-TTg ngày 06/01/2017 của Thủ tướng Chính phủ về  việc tăng cường chỉ đạo thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2016 – 2020 và Nghị quyết số 06-NQ/TU ngày 11/4/2018 của Tỉnh ủy về tăng cường chỉ đạo thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững đến năm 2020; Đẩy mạnh tuyên truyền mục tiêu giảm nghèo sâu rộng đến các cấp, các ngành, các tầng lớp dân cư và người nghèo nhằm thay đổi và chuyển biến nhận thức trong giảm nghèo, khơi dậy ý chí chủ động, vươn lên của người nghèo, vận động nhân dân cùng góp sức thực hiện công tác giảm nghèo, tiếp nhận và sử dụng có hiệu quả chính sách và nguồn lực hỗ trợ của nhà nước, của cộng đồng để thoát nghèo, vươn lên khá giả; Tổ chức thực hiện tốt, có hiệu quả các dự án trong khuôn khổ chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững đã được Ngân sách Trung ương và địa phương bố trí vốn năm 2020; Mở rộng và tạo điều kiện để tăng cường sự tham gia của người dân về các hoạt động của chương trình giảm nghèo từ việc xác định đối tượng thụ hưởng đến việc lập kế hoạch, triển khai, giám sát và đánh giá kết quả thực hiện bảo đảm tính công khai, minh bạch và tính trách nhiệm trong suốt quá trình thực hiện chương trình. Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát thực hiện chương trình giảm nghèo ở các cấp, phát huy quyền giám sát của người dân đối với thực hiện các chính sách giảm nghèo đối với hộ nghèo, người nghèo được thụ hưởng; Thực hiện có hiệu quả các chính sách giảm nghèo chung, bao gồm: Hỗ trợ sản xuất, dạy nghề, tạo việc làm cho người nghèo; Hỗ trợ giáo dục và đào tạo; Hỗ trợ y tế; Hỗ trợ nhà ở; Trợ giúp pháp lý; Hỗ trợ về nước sạch và vệ sinh môi trường; Chính sách hỗ trợ tiền điện; Chính sách hỗ trợ về vốn sản xuất, kinh doanh; Trợ cấp xã hội khác: Thực hiện trợ cấp xã hội thường xuyên cho đối tượng bảo trợ xã hội thuộc hộ nghèo như người cao tuổi neo đơn, người đơn thân nuôi con nhỏ... theo quy định của Chính phủ. Trợ cấp, trợ giúp đột xuất cho các đối tượng có hoàn cảnh khó khăn do thiên tai, dịch bệnh, bệnh hiểm nghèo; Nâng cao năng lực cho cán bộ làm công tác giảm nghèo: Tổ chức tập huấn bồi dưỡng kiến thức nâng cao năng lực cho cán bộ làm công tác giảm nghèo các cấp; Tăng cường kiểm tra, giám sát, đánh giá kết quả thực hiện công tác giảm nghèo ở cơ sở. (9) Tổng kết, đánh giá kết quả thực hiện Nghị quyết số 80/NQ-CP ngày 19/5/2011 của Chính phủ về Định hướng giảm nghèo bền vững thời kỳ từ năm 2011 đến năm 2020, Nghị quyết số 76/2014/QH13 ngày 24/6/2014 của Quốc hội về tiếp tục đẩy mạnh thực hiện mục tiêu giảm nghèo bền vững đến năm 2020 và Kế hoạch thực hiện Chương trình MTQG Giảm nghèo bền vững giai đoạn 2016-2020 và đề xuất giai đoạn 2021-2025.

Tổng kinh phí thực hiện: 25.226 triệu đồng, trong đó: Nguồn kinh phí Trung ương: 22.100 triệu đồng (ĐTPT: 13.424 triệu đồng, SN: 8.676 triệu đồng). Nguồn kinh phí địa phương đối ứng nguồn vốn sự nghiệp của Trung ương (15%): 3.126 triệu đồng. Nguồn huy động, xã hội hóa, nguồn hợp pháp khác (nếu có).

Hoàng Tuấn


Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây