Theo đó, trong lĩnh vực Chăn nuôi; trồng trọt đối với cơ sở sản xuất ban đầu nhỏ lẻ thực hiện theo quy định tại Thông tư số 51/2014/TT-BNNPTNT ngày 27 tháng 12 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm và phương thức quản lý đối với các cơ sở sản xuất ban đầu nhỏ lẻ.
Trong lĩnh vực Quản lý chất lượng Nông lâm sản và thủy sản: Những cơ sở sản xuất, kinh doanh, thu gom, sơ chế, chế biến, đóng gói đơn lẻ một mặt hàng dưới quy mô hộ gia đình, được Ủy ban nhân dân cấp huyện hoặc được cơ quan đăng ký kinh doanh thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh theo quy định bao gồm:
Sản phẩm thủy sản: Cơ sở sản xuất, kinh doanh, thu gom, sơ chế, chế biến thủy sản; cơ sở sản xuất, kinh doanh san chiết nước mắm, sản phẩm dạng mắm; cơ sở sản xuất, kinh doanh thủy sản hàng khô;
Sản phẩm nông sản có nguồn gốc thực vật: Cơ sở thu gom, sơ chế, chế biến, kinh doanh rau, củ, quả; cơ sở thu gom, sơ chế, kinh doanh, đóng gói gạo; cơ sở thu gom, rang xay, sơ chế, chế biến, kinh doanh các loại hạt trừ hạt cà phê và hạt điều; cơ sở sản xuất, kinh doanh, đóng gói muối các loại, sản phẩm chế biến từ muối; cơ sở sản xuất, kinh doanh tàu hũ;
Sản phẩm động vật: Gia súc, gia cầm quay; sơ chế sản phẩm động vật.
Các nội dung không quy định tại Quyết định này thì thực hiện theo quy định của Luật An toàn thực phẩm và các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan.
Ủy ban nhân dân cấp huyện thực hiện quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm trên địa bàn đối với các đối tượng được phân cấp quản lý theo quy định nêu trên của Quyết định này. Tổ chức kiểm tra, xếp loại các cơ sở sản xuất, kinh doanh sản phẩm nông lâm thủy; Cấp giấy xác nhận kiến thức về an toàn thực phẩm; cấp mới, cấp lại và thu hồi giấy chứng nhận cơ sở sản xuất, kinh doanh nông lâm thủy sản đủ điều kiện an toàn thực phẩm cho các đối tượng; Hướng dẫn các đối tượng thực hiện ký cam kết sản xuất, kinh doanh thực phẩm nông lâm thủy sản đảm bảo an toàn thực phẩm. Tổ chức thanh tra, kiểm tra, giám sát, xử lý vi phạm việc chấp hành các quy định của pháp luật về an toàn thực phẩm trên địa bàn đối với các đối tượng được phân cấp quản lý; Thông báo công khai trên phương tiện thông tin đại chúng danh sách các cơ sở sản xuất, kinh doanh chưa đủ điều kiện đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm thuộc phạm vi phân cấp quản lý. Lưu trữ có hệ thống các hồ sơ liên quan đến hoạt động kiểm tra, đánh giá xếp loại các cơ sở sản xuất, kinh doanh thuộc phạm vi phân cấp quản lý. Chỉ đạo Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn triển khai tổ chức thực hiện công tác an toàn thực phẩm thuộc phạm vi phân công quản lý. Hàng năm, lập kế hoạch và dự toán kinh phí thực hiện công tác quản lý, kiểm tra các cơ sở sản xuất, kinh doanh được phân cấp quản lý; báo cáo và đăng ký kế hoạch - dự toán kinh phí gửi về Sở Tài chính theo phân cấp…
UBND tỉnh giao Ủy ban nhân dân cấp huyện chịu trách nhiệm tổ chức triển khai thực hiện, tuyên truyền, phổ biến Quyết định này đến các tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh thực phẩm nông lâm thủy sản theo phân cấp quản lý. Giao Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì, phối hợp với các Sở, ngành, đơn vị liên quan hướng dẫn, triển khai, đôn đốc, thanh kiểm tra và giám sát Ủy ban nhân dân cấp huyện về tình hình thực hiện công tác quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm.
Xem chi tiết Quyết định số 46/2017/QĐ-UBND tại đây!46.rar
ĐN