Ảnh minh họa
Đối tượng áp dụng là cơ quan nhà nước, cơ quan Đảng Cộng sản Việt Nam, tổ chức chính trị - xã hội được ngân sách nhà nước đảm bảo kinh phí hoạt động, đơn vị sự nghiệp công lập, ban quản lý dự án sử dụng vốn nhà nước (sau đây gọi là cơ quan, tổ chức, đơn vị), doanh nghiệp nhà nước thuộc phạm vi quản lý của tỉnh Tây Ninh. Tổ chức, cá nhân khác có liên quan.
Theo đó, quy định chế độ khoán kinh phí sử dụng xe ô tô phục vụ công tác chung khi đi công tác như sau:
1. Đối tượng thực hiện khoán:
a) Chức danh có tiêu chuẩn sử dụng xe ô tô phục vụ công tác chung (có hệ số phụ cấp chức vụ lãnh đạo từ 0,7 đến dưới 1,25) thuộc cơ quan, tổ chức, đơn vị đủ điều kiện được trang bị xe ô tô phục vụ công tác chung nhưng chưa được trang bị xe (bao gồm cả trường hợp được trang bị xe nhưng bị hư hỏng không sử dụng được) hoặc đã được trang bị nhưng số xe được trang bị hiện có không đủ để bố trí phục vụ công tác;
b) Chức danh có tiêu chuẩn sử dụng xe ô tô phục vụ công tác chung (có hệ số phụ cấp chức vụ lãnh đạo từ 0,7 trở lên) của các cơ quan, đơn vị dự toán thuộc, trực thuộc Văn phòng Tỉnh ủy, Văn phòng Đoàn Đại biểu Quốc hội, Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân tỉnh, Sở, ban, ngành và tổ chức tương đương không được trang bị xe ô tô phục vụ công tác chung;
c) Chức danh có tiêu chuẩn sử dụng xe ô tô phục vụ công tác chung (có hệ số phụ cấp chức vụ lãnh đạo từ 0,7 trở lên) của đơn vị thuộc cấp huyện (ngoài Văn phòng cấp ủy và chính quyền cấp huyện) không được trang bị xe ô tô phục vụ công tác chung;
d) Giám đốc, Phó Giám đốc và các chức danh tương đương tại doanh nghiệp nhà nước.
đ) Trường hợp cần thiết do yêu cầu công tác cần bố trí xe ô tô cho các đối tượng không thuộc quy định tại các điểm a, điểm b, điểm c, điểm d, khoản này đi công tác thì Thủ trưởng cơ quan, tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp nhà nước xem xét, quyết định.
2. Hình thức và mức khoán cụ thể như sau:
a) Hình thức khoán theo km thực tế
Mức khoán kinh phí sử dụng xe ô tô được xác định trên cơ sở số km thực tế của từng lần đi công tác và đơn giá khoán, như sau:
Trong đó: Tổng số km thực tế của từng lần đi công tác được xác định trên cơ sở khoảng cách thực tế của lộ trình di chuyển ngắn nhất từ cơ quan đến các địa điểm công tác (mà xe ô tô kinh doanh vận tải được phép lưu thông) các đợt công tác của từng c hức danh nhận khoán.
b) Hình thức khoán gọn
Hình thức khoán gọn được áp dụng đối với tất cả các chức danh hoặc áp dụng đối với từng chức danh và áp dụng trong trường hợp đi công tác thường xuyên trong tháng (tổng số ngày đi công tác chiếm trên 50% tổng số ngày làm việc trong tháng theo quy định của Bộ luật Lao động) của các chức danh áp dụng khoán kinh phí sử dụng xe ô tô.
Mức khoán kinh phí sử dụng xe ô tô được xác định căn cứ số km bình quân đi công tác hàng tháng theo yêu cầu công việc của các chức danh tại cơ quan, tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp nhà nước và đơn giá khoán như sau:
Trong đó: số km đi công tác bình quân hàng tháng:
- Trường hợp áp dụng đối với tất cả các chức danh: Được xác định trên cơ sở tổng số km đi công tác thực tế của 12 tháng trong năm trước khi áp dụng khoán kinh phí sử dụng xe ô tô của tất cả các chức danh áp dụng khoán chia (:) Tổng số chức danh áp dụng khoán chia (:) 12 tháng;
- Trường hợp áp dụng đối với từng chức danh: Được xác định trên cơ sở tổng số km đi công tác thực tế của 12 tháng trong năm trước khi áp dụng khoán kinh phí sử dụng xe ô tô của từng chức danh chia (:) 12 tháng.
3. Đơn giá khoán: căn cứ đơn giá bình quân/km loại 4 chỗ của các hãng taxi phổ biến trên thị trường tại địa phương, do Sở Giao thông và Vận tải thông báo vào ngày đầu hàng tháng.
UBND tỉnh giao Sở Tài chính chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị có liên quan triển khai thực hiện Quyết định. Thủ trưởng các cơ quan, tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp nhà nước tổ chức thực hiện việc khoán kinh phí sử dụng xe ô tô theo quy định.
Tuấn Lê