Nguyên tắc thực hiện cơ
chế một cửa, cơ chế một cửa liên thông là giải quyết công việc
nhanh chóng, tiết kiệm chi phí, việc yêu cầu bổ sung hồ sơ chỉ được thực hiện
không quá một lần trong suốt quá trình giải quyết hồ sơ tại một cơ quan chuyên
môn; phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan, đơn vị và đặt sự hài lòng của tổ chức, cá nhân là thước đo chất lượng và hiệu quả phục
vụ của cán bộ, công chức, viên chức và cơ quan có thẩm quyền.
Khi thời gian trả kết
quả giải quyết thủ tục hành chính bị trễ hẹn so với phiếu hẹn trả kết quả hoặc
do lỗi của công chức, viên chức trong quá trình tiếp nhận hồ sơ tại Bộ phận Một
cửa, người đứng đầu đơn vị (Giám đốc Trung tâm Phục vụ hành chính công tỉnh,
Chánh Văn phòng HĐND và UBND cấp huyện, Chủ tịch UBND cấp xã) hoặc cấp phó nếu
được uỷ quyền thực hiện việc xin lỗi bằng văn bản đối với cá nhân, tổ chức có
hồ sơ liên quan.
Tại đây, UBND tỉnh quy
định vị trí, thẩm quyền ban hành quyết định thành lập, chức năng, nhiệm vụ,
quyền hạn và tổ chức, hoạt động tại bộ phận Một cửa cấp tỉnh, huyện, xã; Trong
đó nhấn mạnh trách nhiệm của người đứng đầu Bộ phận Một cửa và tiêu chuẩn người
làm việc tại Bộ phận Một cửa.
Ngoài ra, UBND tỉnh còn
quy định thủ tục, trình tự tiếp nhận, giải quyết và trả kết quả thủ tục hành
chính tại Bộ phận Một cửa các cấp trên địa bàn tỉnh Tây Ninh. Việc tiếp nhận hồ
sơ, nhận kết quả giải quyết thủ tục hành chính trên địa bàn tỉnh có thể lựa
chọn nhiều cách thức. Cá nhân, tổ chức có thể thực hiện trực tiếp tại Bộ phận
Một cửa; Thông qua các điểm bưu điện trên địa bàn tỉnh hoặc gọi điện thoại vào
số 1900561563 để được nhân viên tại các điểm bưu chính thuộc hệ thống Bưu điện
tỉnh gần nhất trực tiếp đến tiếp nhận hồ sơ tại nơi mà cá nhân, tổ chức có yêu cầu;
Thực hiện trực tuyến tại Cổng Thông tin điện tử Dịch vụ công UBND tỉnh; thực hiện trên thiết bị di động qua Cổng hành chính công tỉnh Tây Ninh trên mạng xã hội Zalo.
Quyết định có hiệu lực
từ ngày 09/4/2019. Xem chi tiết quy chế tại đây.
TT