Tây Ninh thực hiện chương trình bình ổn các mặt hàng thiết yếu

Thứ tư - 07/07/2021 14:00 136 0
Các nhóm hàng trong Chương trình bình ổn là lương thực, thực phẩm; các nhóm hàng có nhu cầu cao trong thời điểm mùa vụ như mứt tết, bánh kẹo, rượu, bia, nước giải khát…; các nhóm hàng thiết yếu phòng, chống dịch COVID-19.

Ủy ban nhân dân tỉnh vừa bàn hành kế hoạch số 2223/KH-UBND Bình ổn thị trường một số mặt hàng thiết yếu trên địa bàn tỉnh năm 2021 và Tết Nguyên đán Nhâm Dần 2022 (Từ ngày 01/7/2021 đến ngày 31/3/2022)

Đối tượng tham gia chương trình bình ổn là các doanh nghiệp Tây Ninh, doanh nghiệp ở các tỉnh, thành phố trên cả nước. Các đơn vị doanh nghiệp tham gia chương trình sẽ được xét hỗ trợ cơ sở sản xuất, kinh doanh, vay vốn lãi suất ưu đãi; ưu tiên đưa hàng hóa vào bếp ăn tập thể trong trường học, bệnh viện, các điểm bán hàng trên địa bàn tỉnh.

Hàng hóa tham gia chương trình phải bảo đảm về chất lượng, an toàn thực phẩm, rõ nguồn gốc, bảo đảm quyền lợi người tiêu dùng trong điều kiện bình thường cũng như khi có biến động giá.

Chương trình bình ổn thị trường các mặt hàng thiết yếu trên địa bàn tỉnh năm 2021 nhằm thực hiện Nghị quyết 01/NQ-CP ngày 01/01/2021 của Chính phủ; nhằm góp phần đảm bảo cân đối cung cầu hàng hóa, ổn định thị trường và an sinh xã hội, đáp ứng nhu cầu của nhân dân về các mặt hàng thiết yếu trong mùa mưa bão, những ngày lễ, tháng cuối năm 2021, Tết Nguyên Đán Nhâm Dần 2022 và các thời điểm kiểm dịch bất thường xảy ra như dịch COVID -19.

Khuyến khích đẩy mạnh đầu tư, phát triển, đa dạng hóa mạng lưới phân phối nhằm đảm bảo hàng hóa trong Chương trình đến tay người tiêu dùng một cách thuận lợi, nhanh chóng, trực tiếp; đặc biệt là tại các huyện, vùng ven, khu vực ngoại thành, khu công nghiệp, các chợ truyền thống trên địa bàn tỉnh.

Tạo điều kiện cho các cơ sở đơn vị sản xuất, kinh doanh tham gia chương trình tiếp cận được nguồn vốn ưu đãi, có kế hoạch chuẩn bị nguồn hàng. Mở rộng thêm các nhóm hàng bình ổn thị trường gắn với thực hiện hiệu quả Cuộc vận động "Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam"; từ đó góp phần hạn chế kiềm chế lạm phát, thúc đẩy sản xuất kinh doanh phát triển.

Tăng cường mối liên kết giữa các cơ sở sản xuất với phân phối, giúp cơ sở sản xuất chủ dộng được đầu ra và nguồn hàng, mạnh dạn đầu tư đổi mới công nghệ ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất chăn nuôi. Tăng cường hợp tác giữa các tỉnh, thành phố trong hoạt động đầu tư, kết nối giao thương, nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm, mở rộng thị trường.

Nội dung chi tiết xem tại đây.


Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây