Thực hiện Chương trình phòng, chống mua bán người giai đoạn 2021 - 2025 và định hướng đến năm 2030

Thứ tư - 05/05/2021 16:00 246 0
Nhằm mục đích phát huy sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị, toàn dân; xác định rõ nhiệm vụ, trách nhiệm; nâng cao hiệu quả phối hợp giữa các sở, ban, ngành, địa phương trong phòng, chống mua bán người; huy động nguồn lực trong nước, sự ủng hộ, hỗ trợ của các nước, tổ chức quốc tế và các tổ chức có liên quan.

Thực hiện có hiệu quả các Đề án được giao trong Chiến lược quốc gia phòng, chống tội phạm giai đoạn 2016 - 2025, định hướng đến năm 2030, lồng ghép các biện pháp phòng, chống mua bán người với nội dung, nhiệm vụ của Đề án. Tạo chuyển biến mạnh mẽ về nhận thức, ý thức, trách nhiệm của các cấp, các ngành, các tầng lớp nhân dân; kịp thời làm rõ và khắc phục những nguyên nhân, điều kiện làm nảy sinh tội phạm, giảm nguy cơ mua bán người; hoàn thiện hệ thống chính sách, pháp luật về phòng, chống mua bán người; thực hiện hiệu quả công tác tiếp nhận, xác minh, xác định, giải cứu, bảo vệ và hỗ trợ nạn nhân bị mua bán. Bảo đảm 100% tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố liên quan đến mua bán người được tiếp nhận, phân loại; tỷ lệ giải quyết đạt trên 90%. Các vụ việc có dấu hiệu tội phạm mua bán người phải được thụ lý điều tra, xác minh, khi có đủ căn cứ phải khởi tố vụ án hình sự để điều tra theo đúng quy định của pháp luật. Công tác điều tra, truy tố, xét xử tội phạm mua bán người bảo đảm đúng người, đúng tội, đúng pháp luật, không để xảy ra oan sai, bỏ lọt tội phạm. Tỷ lệ điều tra, khám phá các vụ án mua bán người đạt trên 90% tổng số án khởi tố. 95% số vụ án mua bán người hàng năm được giải quyết và truy tố. 90% số vụ án mua bán người hàng năm được giải quyết, xét xử.

Ngày 05/5/2021, Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành kế hoạch Thực hiện Chương trình phòng, chống mua bán người giai đoạn 2021 - 2025 và định hướng đến năm 2030.

Theo đó, nhiệm vụ và giải pháp được đề ra như sau:

Chú trọng công tác truyền thông trên các phương tiện thông tin đại chúng, các trang mạng và mạng xã hội, hệ thống thông tin cơ sở, phù hợp với các nhóm đối tượng khác nhau và đặc điểm của từng địa phương; lồng ghép các thông tin về quyền của nạn nhân, các hoạt động hỗ trợ, tư vấn, tiếp nhận thông tin dành cho nạn nhân vào các thông điệp, tin bài, chuyên mục và tài liệu truyền thông về phòng, chống mua bán người.

Đấu tranh phòng, chống mua bán người, Tổ chức nắm tình hình, điều tra cơ bản, triển khai đồng bộ các biện pháp nghiệp vụ, tập trung vào các tuyến, địa bàn, đối tượng trọng điểm, nhằm phòng ngừa, phát hiện, ngăn chặn các hành vi vi phạm pháp luật, phòng ngừa tái phạm liên quan đến tội phạm mua bán người và các loại tội phạm có liên quan.

Thực hành quyền công tố và kiểm sát việc giải quyết các vụ việc mua bán người, bảo đảm đúng người, đúng tội, đúng pháp luật. Tiếp nhận, xác minh, xác định, giải cứu và bảo vệ nạn nhân

Hỗ trợ nạn nhân bị mua bán, xây dựng, triển khai quy trình chuẩn về hỗ trợ nạn nhân hòa nhập cộng đồng; nghiên cứu, thực hiện thí điểm quy trình chuyển tuyến, hỗ trợ nạn nhân và người nghi là nạn nhân bị mua bán; xây dựng quy chế phối hợp liên ngành, liên cấp về tiếp nhận, hỗ trợ nạn nhân và cung cấp kết nối dịch vụ tiếp nhận, hỗ trợ nạn nhân và người nghi là nạn nhân bị mua bán.

Hoàn thiện chính sách, pháp luật và theo dõi thi hành chính sách, pháp luật liên quan đến phòng, chống mua bán người. Tăng cường công tác phối hợp liên ngành và hợp tác quốc tế trong phòng, chống mua bán người. Xây dựng dữ liệu thống kê về công tác phòng, chống mua bán người và Nâng cao năng lực cho cán bộ làm công tác liên quan đến phòng, chống mua bán người

UBND tỉnh giao Công an tỉnh là cơ quan thường trực giúp UBND tỉnh, Ban Chỉ đạo phòng chống tội phạm, tệ nạn xã hội và xây dựng phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc tỉnh tổ chức kiểm tra, đôn đốc, định kỳ sơ kết, tổng kết đánh giá việc thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ của Chương trình.

KH


Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây