Tiếp tục đẩy mạnh thực hiện tốt các nhiệm vụ và giải pháp của Nghị quyết số 29-NQ/TW

Thứ bảy - 10/11/2018 17:00 88 0
Thực hiện Báo cáo số 636/BC-MTTW-BTT ngày 30 tháng 10 năm 2018 của Ban Thường trực Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam kết luận về giám sát việc thực hiện Nghị quyết 29-NQ/TW ngày 04/11/2013 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI về đổi mới căn bản toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế tại tỉnh Tây Ninh, ngày 08/11/2018, UBND tỉnh ký ban hành công văn số 2756/UBND-KGVX chỉ đạo các sở, ngành liên quan và UBND các huyện, thành phố tiếp tục đẩy mạnh thực hiện tốt các nhiệm vụ và giải pháp của Nghị quyết số 29-NQ/TW.

Theo công văn, UBND tỉnh giao Sở GDĐT chủ trì, phối hợp với các sở, ngành liên quan và UBND các huyện, thành phố đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến, nâng cao nhận thức của các cấp, các ngành, tổ chức, doanh nghiệp và các tầng lớp nhân dân về Nghị quyết số 29-NQ/TW về đổi mới căn bản toàn diện giáo dục và đào tạo.

Tăng cường công tác quản lý nhà nước về phát triển giáo dục – đào tạo;  đẩy mạnh việc phân cấp quản lý, tăng quyền tự chủ cho cơ sở giáo dục, đào tạo, đổi mới tổ chức và hoạt động của các đơn vị công lập theo tinh thần Nghị quyết số 19-NQ/TW, ngày 25/10/2017 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng về tiếp tục đổi mới hệ thống tổ chức và quản lý, nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động của các đơn vị sự nghiệp công lập. Quan tâm chỉ đạo và chuẩn bị các điều kiện về bồi dưỡng quản lý, giáo viên, đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị để triển khai chương trình giáo dục phổ thông mới dự kiến sẽ được áp dụng sau vài năm học tới; quan tâm bố trí đủ giáo viên ở các bậc học, nhất là ở bậc mầm non; quan tâm giải quyết kịp thời đơn thưa khiếu nại, tố cáo liên quan đến lĩnh vực giáo dục và đào tạo ở địa phương. Quan tâm thực hiện chế độ chính sách đối với đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục, nhất là đời sống, điều kiện làm việc của giáo viên, viên chức giáo dục ở những địa bàn khó khăn. Có cơ chế, chính sách thu hút, huy động các nguồn lực đầu tư phát triển giáo dục – đào tạo. Có chính sách thu hút, động viên giáo viên giỏi vào công tác ở các cơ sở giáo dục.

Tham mưu UBND tỉnh tiếp tục quan tâm đầu tư cơ sở vật chất trường lớp, trang thiết bị dạy học phục vụ việc dạy và học trong các cơ sở giáo dục, nhất là ở địa bàn biên giới, vùng khó khăn. Đẩy mạnh thực hiện chủ trương xã hội hóa trên lĩnh vực giáo dục – đào tạo; xây dựng xã hội học tập, người người học tập, gia đình học tập. Mở rộng nâng cao chất lượng đào tạo, giáo dục nghề nghiệp đáp ứng yêu cầu của xã hội; gắn đào tạo với các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh. Đẩy mạnh việc phân luồng sau THCS, THPT gắn với định hướng nghề nghiệp cho học sinh đáp ứng nhu cầu lao động có tay nghề ở địa phương và thực hiện mục tiêu theo Chỉ thị 10 của Ban Bí thư và Quyết định số 522/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Đề án "Giáo dục hướng nghiệp và định hướng phân luồn học sinh trong giáo dục phổ thông giai đoạn 2018-2025".

Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh chủ trì, phối hợp với Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh và các tổ chức chính trị xã hội phát huy hơn nữa vai trò giám sát và phản biện xã hội về lĩnh vực giáo dục và đào tạo.

                                           An Nhiên

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây