Tiếp tục tăng cường hiệu lực, hiệu quả việc thực hiện chính sách, pháp luật về phòng, chống xâm hại trẻ em trên địa bàn tỉnh Tây Ninh

Thứ bảy - 12/12/2020 17:00 104 0
Ủy ban nhân dân tỉnh vừa ban hành kế hoạch số 3100/KH-UBND ngày 11/12/2020 về triển khai Nghị quyết số 121/2020/QH14 ngày 19/6/2020 của Quốc hội về việc tiếp tục tăng cường hiệu lực, hiệu quả việc thực hiện chính sách, pháp luật về phòng, chống xâm hại trẻ em.

Mục đích kế hoạch là nhằm tăng cường, nâng cao trách nhiệm, sự quan tâm và nhận thức của các cấp, các ngành, toàn xã hội về công tác trẻ em nhằm thực hiện tốt hơn việc tăng cường hiệu lực, hiệu quả việc thực hiện chính sách, pháp luật về phòng, chống xâm hại trẻ em; những vấn đề phát sinh về trẻ em được quan tâm giải quyết. Đẩy mạnh phổ biến, tuyên truyền, giáo dục pháp luật có liên quan đến xâm hại trẻ em, vận động toàn xã hội chủ động, tích cực hành động nhằm thực hiện hiệu quả hơn các chính sách, chương trình bảo đảm thực hiện quyền trẻ em và bảo vệ trẻ em. Giảm thiểu, tiến tới chấm dứt tình trạng bạo lực, xâm hại đối với trẻ em; đẩy mạnh công tác phòng ngừa, phát hiện và ngăn chặn, xử lý kịp thời các vụ việc bạo lực, xâm hại tình dục đối với trẻ em, tăng cường trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức có liên quan.

Theo đó, kế hoạch tập trung triển khai thực hiện các nội dung như: Đẩy mạnh việc triển khai thực hiện hiệu quả Luật Trẻ em, Nghị định số 56/2017/NĐ-CP ngày 09/5/2017 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật trẻ em; Đưa nội dung Luật trẻ em và các văn bản hướng dẫn thi hành vào kế hoạch công tác phổ biến, giáo dục pháp luật hàng năm. Đa dạng hóa các loại hình, phương tiện, hình thức truyền thông, thường xuyên đổi mới, nội dung, hình thức, biện pháp tuyên truyền phù hợp nhận thức của người dân từng vùng, đặc biệt quan tâm đến học sinh ở khu vực biên giới và dân tộc thiểu số. Hình thức tuyên truyền theo hướng đơn giản, dễ hiểu, tập trung nội dung có trọng tâm, trọng điểm theo từng địa bàn, nhất là những nơi có nhiều trẻ em có nguy cơ rơi hoàn cảnh đặc biệt. Người đứng đầu cơ quan, tổ chức, chính quyền địa phương phải chịu trách nhiệm khi để xảy ra tình trạng trẻ em tử vong do tai nạn thương tích, vi phạm nghiêm trọng quyền trẻ em, bạo lực, xâm hại tình dục, trẻ em lang thang kiếm sống trên địa bàn hoặc không hỗ trợ, can thiệp, xử lý kịp thời các vụ việc vi phạm quyền trẻ em. Xử lý nghiêm đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân, kể cả cha mẹ, người chăm sóc trẻ em khi có hành vi vi phạm pháp luật về trẻ em, nhất là các hành vi xâm hại trẻ em với phương châm đúng người, đúng việc, đúng thẩm quyền, đúng trách nhiệm”. Tổ chức các lớp tập huấn, bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng tuyên truyền thực hiện quyền trẻ em và bảo vệ trẻ em cho cán bộ đoàn, hội, đội chủ chốt ở cơ sở. Đặc biệt chú trọng xây dựng và bồi dưỡng đội ngũ báo cáo viên, tuyên truyền viên, các đội xung kích, tình nguyện trong các tổ chức đoàn, hội, đội nhằm tuyên truyền sâu rộng về thực hiện quyền trẻ em và bảo vệ trẻ em.

UBND tỉnh giao Sở Lao động – Thương binh và Xã hội chủ trì, phối hợp với các đơn vị có liên quan, Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố triển khai thực hiện và căn cứ hướng dẫn của các Bộ, ngành Trung ương có liên quan tổ chức triển khai thực hiện kịp thời, đầy đủ các chương trình, kế hoạch có liên quan đến trẻ em, các vấn đề về phòng, chống xâm hại trẻ em.

Nội dung chi tiết xem tại đây.

HT

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây