Chủ động triển khai thực
hiện nghiêm túc và có hiệu quả các giải pháp đã nêu tại mục 5, Điều 1 của Quyết
định số 3172/QĐ-UBND ngày 26/12/2018 của UBND tỉnh, Đồng thời, trong đó cần ưu
tiên thực hiện các vấn đề quan trọng như:
Sở Xây dựng phối hợp với
các đơn vị liên quan và UBND các huyện, thành phố rà soát, đánh giá lại nhu cầu
sử dụng các loại khoáng sản (cát, sét, đất san lấp, …) của tỉnh Tây Ninh trong
thời gian tới đến năm 2020, 2025. Theo dõi, kiểm tra thường xuyên việc thực
hiện quy hoạch; rà soát, tổng hợp trình UBND tỉnh điều chỉnh, bổ sung quy hoạch
theo quy định (nếu có). Phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường, các Sở, ban,
ngành có liên quan, Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố rà soát, xây dựng các
giải pháp để cải tạo các mỏ khoáng sản phân bố manh mún, nhỏ lẻ thành khu vực
khai thác tập trung nhằm đảm bảo an toàn, tạo cảnh quan, bảo vệ môi trường sau
khai thác theo quy định.
Sở Tài nguyên và Môi trường khẩn trương tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh về ban hành điều kiện, tiêu chí
thực hiện quy hoạch thăm dò, khai thác khoáng sản làm vật liệu thông thường,
nhất là đối với khai thác cát, đất …đảm bảo chặt chẽ về khoanh định khu vực không đấu giá quyền khai thác khoáng sản, cấp phép
và quản lý hoạt động khoáng sản theo Quy hoạch mới. Phối
hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, UBND các huyện, thành phố thực
hiện nghiêm kết luận của Chủ tịch UBND tỉnh tại Thông báo số 205/TB-VP ngày 11/01/2019
về tạm dừng cấp chủ trương đầu tư mới các dự án chăn nuôi gia công heo, gà; đào
ao nuôi trồng thủy sản, hạ cấp mặt bằng để cải tạo đất nông nghiệp. Đồng thời
kiểm tra đánh giá hoạt động tận dụng đất dôi dư từ các dự án này.
Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát hoạt động khoáng sản trên
địa bàn; hướng dẫn các tổ chức, cá nhân thực hiện đầy đủ nghĩa vụ với
Nhà nước, với địa phương và người dân nơi khai thác khoáng sản, đảm
bảo an toàn trong khai thác, tuân thủ các biện pháp bảo vệ và cải tạo
phục hồi môi trường; kiến nghị Ủy ban nhân dân tỉnh xử lý nghiêm các
trường hợp vi phạm, nhất là những trường hợp tái phạm, không khắc phục những vi phạm theo quy định.
Sở Giao thông Vận tải rà soát, sắp xếp lại các bến,
bãi tập kết vật liệu xây dựng, hàng hóa. Phối hợp chặt chẽ với Sở Tài nguyên và
Môi trường và UBND các huyện, thành phố trong công tác quản lý tài nguyên
khoáng sản; Phối hợp với Sở Xây dựng rà soát định hướng về nhu cầu sử dụng,
khối lượng đất san lấp cho các dự án ngành giao thông quản lý để làm cơ sở lập Kế hoạch khai thác hàng năm do Sở Xây dựng chủ trì lập. Chủ động rà soát lại các quy định có liên quan về
lĩnh vực giao thông như: quy hoạch giao thông, rà soát các quy định về chiều
cao của mặt nền đường khi thực hiện nâng cấp, cải tạo các tuyến đường giao
thông, … có đánh giá và kiến nghị điều chỉnh cho phù hợp nếu có.
Công an tỉnh tăng cường công tác nắm tình hình, kiểm tra hoạt động khoáng sản trên địa
bàn; kiên quyết đấu tranh chống các hành vi vi phạm pháp luật về hoạt động
khoáng sản, môi trường, ... nhất là các biểu hiện về “lợi ích nhóm”, lợi dụng
chức vụ, quyền hạn cấu kết với tổ chức, cá nhân để trục lợi, tiêu cực tham
nhũng từ hoạt động khoáng sản; kiến nghị Ủy ban nhân dân tỉnh xử lý nghiêm
các trường hợp vi phạm.
UBND các huyện, thành phố chủ động và tích cực phối hợp với các sở, ngành của tỉnh để triển khai quyết
liệt các giải pháp có liên quan trong công tác quản lý tài nguyên khoáng sản
trên địa bàn. Cập nhật kế hoạch triển khai thực hiện quy
hoạch hàng năm đã được Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt để điều chỉnh kế hoạch sử dụng đất theo quy định. Thực hiện các biện pháp
bảo vệ môi trường, tài nguyên, khoáng sản chưa khai thác; bảo đảm an ninh trật
tự, an toàn xã hội tại khu vực có quy hoạch khoáng sản theo quy định. Địa
phương nào để xảy ra tình trạng khai thác khoáng sản trái phép thì Chủ tịch Uỷ
ban nhân dân cấp huyện nơi đó phải chịu trách nhiệm trước Uỷ ban nhân dân tỉnh.
Nội dung chi tiết xem lại đây.
Nguyễn Thư