Triển khai thực hiện Chỉ thị số 23/CT-TTg về các giải pháp bảo đảm thực hiện quyền trẻ em và bảo vệ trẻ em trên địa bàn tỉnh

Thứ ba - 23/06/2020 17:00 96 0
Nhằm tăng cường các giải pháp bảo đảm thực hiện quyền trẻ em và bảo vệ trẻ em trên địa bàn tỉnh theo Chỉ thị số 23/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ. Ngày 22/6/2020, Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành công văn số 1329/UBND-VHXH yêu cầu các sở, ban, ngành tỉnh liên quan, Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố triển khai thực hiện các nội dung sau:

Tiếp tục triển khai thực hiện Kế hoạch số 1979/KH-UBND ngày 11/9/2019 của Ủy ban nhân dân tỉnh về thực hiện Quyết định số 1506/QĐ-BLĐTBXH ngày 31/10/2018 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội thực hiện kết luận của Thủ tướng Chính phủ tại Hội nghị trực tuyến về công tác bảo vệ trẻ em; Kế hoạch số 715/KH-UBND ngày 10/4/2020 của Ủy ban nhân dân tỉnh về triển khai thực hiện các giải pháp, kiến nghị nâng cao hiệu quả công tác phòng, chống xâm hại trẻ em của Đoàn công tác của Quốc hội; Kế hoạch số 984/KH-UBND ngày 13/5/2020 của Ủy ban nhân dân tỉnh về tiếp tục triển khai thực hiện Luật Trẻ em.


Ảnh minh họa

Đồng thời, đẩy mạnh việc triển khai thực hiện hiệu quả Luật Trẻ em, Nghị định số 56/2017/NĐ-CP ngày 09/5/2017 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Trẻ em; Đưa nội dung Luật Trẻ em và các văn bản hướng dẫn thi hành vào kế hoạch công tác phổ biến, giáo dục pháp luật hàng năm.

Thực hiện nghiêm các quy định của pháp luật về trẻ em, thường xuyên rà soát, kiến nghị, hoàn thiện chính sách, pháp luật về trẻ em, về đảm bảo thực hiện quyền trẻ em, tư pháp thân thiện đối với trẻ em và người chưa thành niên; các chính sách về y tế, giáo dục, bảo trợ xã hội, vui chơi giải trí; tư vấn, trợ giúp pháp lý đối với trẻ em.

Thường xuyên đổi mới, nội dung, hình thức, biện pháp tuyên truyền phù hợp nhận thức của người dân từng vùng, đặc biệt quan tâm đến học sinh ở khu vực biên giới và vùng dân tộc thiểu số. Hình thức tuyên truyền theo hướng đơn giản, dễ hiểu, tập trung nội dung có trọng tâm, trọng điểm theo từng địa bàn, nhất là những nơi có nhiều trẻ em có nguy cơ rơi hoàn cảnh đặc biệt.

Người đứng đầu cơ quan, tổ chức, chính quyền địa phương phải chịu trách nhiệm khi để xảy ra tình trạng trẻ em tử vong do tai nạn thương tích, vi phạm nghiêm trọng quyền trẻ em, bạo lực, xâm hại tình dục, trẻ em lang thang kiếm sống trên địa bàn hoặc không hỗ trợ, can thiệp, xử lý kịp thời các vụ việc vi phạm quyền trẻ em.

Theo đó, xử lý nghiêm đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân, kể cả cha mẹ, người chăm sóc trẻ em khi có hành vi pháp luật vi phạm về trẻ em, nhất là các hành vi xâm hại trẻ em với phương châm "đúng người, đúng việc, đúng thẩm quyền, đúng trách nhiệm".

UBND tỉnh giao Sở Lao động – Thương binh và Xã hội phối hợp với các đơn vị liên quan căn cứ hướng dẫn của các Bộ, ngành Trung ương có liên quan tổ chức triển khai thực hiện kịp thời, đầy đủ các chương trình, kế hoạch liên quan đến trẻ em, các biện pháp phòng, chống tai nạn, thương tích trẻ em, phòng ngừa bạo lực, xâm hại trẻ em... Tổ chức các chiến dịch, sự kiện truyền thông, vận động xã hội tham gia thực hiện quyền trẻ em và bảo vệ trẻ em, như Tháng hành động vì trẻ em, Ngày toàn dân đưa trẻ em đến trường, Ngày vi chất dinh dưỡng trẻ em, Diễn đàn trẻ em. Hỗ trợ trẻ em tổ chức các sự kiện, hoạt động truyền thông cho trẻ em và thực hiện quyền, bổn phận của trẻ em.

Mỹ Lan

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây