Các Sở, ban ngành tỉnh, UBND các huyện, thị xã, thành phố, Công ty TNHH MTV KTTL Miền Nam, Công ty TNHH MTV KTTL Tây Ninh, Công ty Điện lực Tây Ninh, Đài Khí tượng Thủy văn tỉnh Tây Ninh theo chức năng, nhiệm vụ được giao chủ động, tập trung lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức triển khai công tác phòng, chống, khắc phục hậu quả thiên tai trên địa bàn theo phương châm “bốn tại chỗ” kịp thời, quyết liệt để đảm bảo an toàn tính mạng, giảm thiệt hại về tài sản của nhà nước và Nhân dân.
Tăng cường công tác kiểm tra rà soát, xác định khu vực trọng điểm, xung yếu, vùng có nguy cơ cao dễ bị ảnh hưởng do thiên tai để rà soát, điều chỉnh phương án ứng phó thiên tai, có kế hoạch bố trí lực lượng, phương tiện sẵn sàng ứng phó, cứu hộ, cứu nạn khi có tình huống xảy ra.
Đảm bảo nguồn kinh phí (bao gồm cả dự phòng ngân sách và nguồn vốn hợp pháp khác) để triển khai công tác phòng, chống, khắc phục kịp thời hậu quả thiên tai theo quy định với phương châm tuyệt đối không để Nhân dân thiếu chỗ ở, thiếu đói hoặc các vật dụng thiết yếu khác, không để xảy ra dịch bệnh, ô nhiễm môi trường nghiêm trọng sau bão, mưa lũ, ngập lụt và không ảnh hưởng đến việc học của học sinh.
Thường xuyên theo dõi, chặt chẽ diễn biến thời tiết qua bản tin dự báo, cảnh báo của Đài Khí tượng Thủy văn tỉnh Tây Ninh; theo dõi lượng mưa trên ứng dụng về thông tin lượng mưa của các rạm đo mưa tự động chuyên dùng trên địa bàn tỉnh.
Theo thống kê của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, từ đầu năm 2024 đến nay, thiên tai làm 104 người chết và mất tích, thiệt hại về vật chất ước tính 2.000 tỷ đồng; trên địa bàn tỉnh Tây Ninh từ đầu năm đến nay xảy ra 07 vụ thiên tai, hư hại 17 căn nhà, giá trị thiệt hại 0,27 tỷ đồng; theo cảnh báo của Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn quốc gia, hiện tượng La Nina sẽ tác động đến nước ta từ tháng 8/2024, nguy cơ xảy ra bão mạnh, mưa lớn, lũ lụt, sạt lở đất rất cao, đe dọa nghiêm trọng đến sản xuất, sinh hoạt, tính mạng và tài sản của người dân. |
Vân Anh