UBND các huyện, thị xã, thành phố tiếp tục phát triển nuôi trồng thủy sản theo định hướng của UBND tỉnh tại Đề án phát triển vùng nuôi trồng chuyên canh thủy sản gắn với hệ thống kênh thuộc công trình thủy lợi Dầu Tiếng - Phước Hòa giai đoạn 2021 - 2025, định hướng đến năm 2030 và kế hoạch phát triển thủy sản trên địa bàn tỉnh Tây Ninh đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045; Hướng dẫn tiếp tục xuống giống thủy sản những diện tích chủ động kiểm soát điều kiện nuôi; Khuyến khích phát triển sản xuất các loài thủy sản có giá trị kinh tế cao và các loài thủy sản nuôi bản địa, đặc hữu; Quản lý chặt chẽ việc tuân thủ quy định của pháp luật thủy sản; Chủ động hướng dẫn, kết nối các địa phương, doanh nghiệp sản xuất giống, thức ăn, sản phẩm xử lý môi trường, vật tư, trang thiết bị phục vụ nuôi trồng thủy sản để cung ứng đủ nhu cầu nuôi thương phẩm.
Song song đó, UBND các huyện, thị xã, thành phố tổ chức giám sát hoạt động sản xuất, lưu thông giống, không để xảy ra tình trạng đầu cơ, trục lợi, thao túng giá bất hợp lý. Tập trung chỉ đạo lồng ghép các giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp, hợp tác xã (HTX), tổ hợp tác (THT) và người nuôi. Tổ chức các liên kết trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm trong các chuỗi giá trị sản phẩm thủy sản.
Khuyến khích doanh nghiệp, HTX, THT tiếp tục đầu tư, phát triển sản phẩm thủy sản có giá trị gia tăng, OCOP, Halal…, thúc đẩy tiêu thụ trong nước và mở rộng thị trường xuất khẩu; Khuyến cáo các tổ chức, cá nhân nuôi trồng thủy sản: tập trung quản lý, chăm sóc tốt đối tượng nuôi chủ lực; theo dõi chặt chẽ diễn biến thời tiết và áp dụng các giải pháp giảm giá thành trong sản xuất như cải tiến kỹ thuật nuôi để tăng tỷ lệ sống, tăng năng suất, giảm hệ số chuyển đổi thức ăn (FCR), giảm tiêu hao nguyên liệu sản xuất, quản lý và duy trì tốt môi trường nuôi.
Ngọc Thu