Hồ Dầu Tiếng
Theo đó, các đơn vị tổ chức triển khai thực hiện Nghị định số 53/2024/NĐ-CP ngày 16/5/2024 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Tài nguyên nước đúng quy định.
Sở Tài nguyên và Môi trường chủ trì, phối hợp Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, UBND các huyện, thị xã, thành phố tiến hành rà soát, sửa đổi, bổ sung Dự án “Xác định cắm mốc hành lang bảo vệ nguồn nước trên địa bàn tỉnh Tây Ninh” phù hợp nội dung của Nghị định số 53/2024/NĐ-CP; Chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan tham mưu UBND tỉnh tổ chức điều tra, đánh giá, kiểm kê tài nguyên nước; Phối hợp UBND các huyện, thị xã, thành phố và UBND các xã, phường, thị trấn xác định mốc chỉ giới hành lang bảo vệ nguồn nước trên bản đồ địa chính đối với các khu vực đã có bản đồ địa chính; Định kỳ, đột xuất kiểm tra, thanh tra, xử lý vi phạm pháp luật về quản lý hành lang bảo vệ nguồn nước trên địa bàn tỉnh; Cập nhật cơ sở dữ liệu về hành lang bảo vệ nguồn nước vào Hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu tài nguyên nước quốc gia.
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn rà soát, tham mưu sửa đổi, bổ sung quy định phạm vi vùng phụ cận đối với công trình thủy lợi trên địa bàn tỉnh Tây Ninh đảm bảo phù hợp theo pháp luật về thuỷ lợi. Đối với hồ chứa thuỷ lợi có sử dụng cho mục đích làm thuỷ điện, giao Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì, phối hợp Sở Công Thương và đơn vị quản lý hồ chứa thủy lợi báo cáo cấp có thẩm quyền sửa đổi, bổ sung vào danh mục phải thực hiện cắm mốc nguồn nước và phải thực hiện cắm mốc hành lang bảo vệ nguồn nước trước khi đưa vào hoạt động đúng quy định và phù hợp thực tế ở địa phương.
Sở Tài chính phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường và các đơn vị liên quan tham mưu UBND tỉnh bố trí kinh phí thực hiện cắm mốc hành lang bảo vệ nguồn nước trên địa bàn tỉnh đúng quy định.
Công ty TNHH MTV Khai thác Thủy lợi Tây Ninh, Công ty TNHH MTV Khai thác Thủy lợi Miền Nam rà soát, tổ chức cắm mốc hành lang bảo vệ nguồn nước đối với kênh, đập, hồ chứa thủy lợi do đơn vị quản lý theo quy định tại Nghị định số 53/2024/NĐ - CP ngày 16/5/2024 của Chính phủ và đảm bảo phù hợp theo pháp luật về thuỷ lợi. UBND các huyện, thị xã và thành phố rà soát danh mục ao, hồ không được san lấp, danh mục nguồn nước cần phải lập hành lang bảo vệ theo danh mục hồ ao đầm phá không được san lấp trên địa bàn tỉnh theo quy định. Xây dựng kế hoạch, lộ trình cụ thể: Thể hiện phạm vi hành lang bảo vệ nguồn nước trên bản đồ địa chính hoặc bản đồ hiện trạng sử dụng đất. Trường hợp chưa có bản đồ địa chính thì phạm vi hành lang bảo vệ nguồn nước phải được thể hiện trên bản đồ hiện trạng sử dụng đất và đưa vào kế hoạch sử dụng đất; cập nhật, bổ sung mốc chỉ giới hành lang bảo vệ nguồn nước sau khi bản đồ địa chính được thành lập. Việc thể hiện phạm vi hành lang bảo vệ nguồn nước trên bản đồ địa chính hoặc bản đồ hiện trạng sử dụng đất được thực hiện theo quy định của pháp luật về đất đai. Triển khai thực hiện thể hiện phạm vi hành lang bảo vệ nguồn nước trên bản đồ địa chính hoặc bản đồ hiên trạng sử dụng đất theo quy định. Việc xác định trên bản đồ phải thể hiện rõ ràng đầy đủ diện tích, phạm vi hành lang bảo vệ nguồn nước trên bản đồ địa chính và bản đồ hiện trạng sử dụng đất để khi nhà nước thực hiện thu hồi đất có đủ cơ sở để triển khai thực hiện. Chỉ thực hiện cắm mốc nguồn nước đối với khu vực chưa có bản đồ địa chính và thuộc một trong các trường hợp theo khoản 1 Điều 29 Nghị định số 53/2024/NĐ - CP ngày 16/5/2024 của Chính phủ. Tổ chức tuyên truyền, phổ biến quy định về quản lý hành lang bảo vệ nguồn nước trên địa bàn; kiểm tra, thanh tra, xử lý vi phạm pháp luật về quản lý hành lang bảo vệ nguồn nước trên địa bàn. Hàng năm, tiến hành rà soát các trường hợp phải tiến hành cắm mốc, báo cáo UBND tỉnh (thông qua Sở Tài nguyên và Môi trường) về hành lang bảo vệ nguồn nước phải tiến hành cắm mốc theo quy định.
Hà Nam