Bảo tồn, phát huy giá trị dân ca, dân nhạc và dân vũ các dân tộc thiểu số

Thứ năm - 28/07/2022 10:00 523 0
​Mục tiêu của kế hoạch nhằm giữ gìn, phổ biến, trao truyền và phát huy những giá trị đặc sắc về dân ca, dân vũ, dân nhạc truyền thống của các dân tộc thiểu số

Tây Ninh là một tỉnh ở miền Đông Nam Bộ. Tây Ninh nằm ở vị trí cầu nối giữa thành phố Hồ Chí Minh và thủ đô Phnôm Pênh vương quốc Campuchia và là một trong những tỉnh nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam. Về dân ca các dân tộc ở Tây Ninh có: dân ca Chăm, Tà Mun và Khmer. Dân ca Chăm và Tà Mun phần lớn là những bài tự sự, thích hợp lối hát một mình, do đó các bài dân ca cũng dễ bị mai một đi nếu nghệ nhân hát dân ca qua đời mà không có người kế thừa. Chính vì vậy, UBND tỉnh Tây Ninh đã ban hành Kế hoạch Bảo tồn, phát huy giá trị dân ca, dân vũ, dân nhạc của các dân tộc thiểu số gắn với phát triển du lịch giai đoạn 2022 - 2030 trên địa bàn tỉnh Tây Ninh.

Mục đích của Kế hoạch nhằm nâng cao nhận thức của các cấp ủy đảng, chính quyền, đoàn thể và nhân dân trong tỉnh về bảo tồn, phát huy giá trị dân ca, dân vũ, dân nhạc truyền thống các dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh cũng như phát triển rộng rãi đến người dân về loại hình dân ca, dân vũ, dân nhạc, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế, văn hóa - xã hội của tỉnh.

Kế hoạch cũng nhằm triển khai thực hiện đảm bảo các chính sách chung của Đảng, Nhà nước và phù hợp với tình hình của địa phương về công tác dân ca, dân vũ, dân nhạc và huy động sức mạnh của các tập thể, cá nhân trong việc bảo tồn, phát huy giá trị dân ca, dân nhạc và dân vũ các dân tộc thiểu số được đồng bộ, hiệu quả.

Điệu múa truyền thống của người Chăm trong lễ hội Kate (Ảnh minh họa nguồn Internet) 

Mục tiêu của kế hoạch nhằm giữ gìn, phổ biến, trao truyền và phát huy những giá trị đặc sắc về dân ca, dân vũ, dân nhạc truyền thống của các dân tộc thiểu số; nâng cao nhận thức và lòng tự hào, ý thức tự giác của người dân trong việc bảo tồn và phát huy giá trị văn hoá truyền thống dân tộc; nâng cao mức hưởng thụ văn hóa cho người dân. Đồng thời, tổ chức xây dựng, khai thác tốt các loại hình du lịch đặc trưng, phù hợp với đặc điểm văn hóa cộng đồng, mở rộng ngành kinh tế phát triển vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Chú trọng bảo tồn, phát huy giá trị dân ca, dân vũ, dân nhạc truyền thống của các dân tộc thiểu số trở thành sản phẩm du lịch văn hóa đặc trưng, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế, văn hóa - xã hội của tỉnh.

Theo đó, giai đoạn 2022 – 2025 phấn đấu đạt các nội dung như: Kiểm kê và cập nhật kiểm kê hàng năm nhằm đánh giá thực trạng sức sống và phân loại; nghiên cứu lập hồ sơ khoa học di sản văn hóa phi vật thể loại hình Nghệ thuật trình diễn dân gian về dân ca, dân vũ, dân nhạc các dân tộc thiểu số đề nghị đưa vào Danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia;

Tư liệu hóa và xây dựng cơ sở dữ liệu số về dân ca, dân vũ, dân nhạc các dân tộc thiểu số để lưu trữ và phát huy, xúc tiến, giới thiệu, quảng bá hình ảnh của di sản góp phần thúc đẩy phát triển du lịch. Nghiên cứu tổ chức Hội thảo giải pháp bảo tồn, phát huy và xây dựng các mô hình;

Xây dựng thí điểm 01 mô hình Câu lạc bộ văn hóa, văn nghệ hoạt động hiệu quả khai thác đưa vào phát triển du lịch; Nâng cấp 04 mô hình nhà văn hóa và hỗ trợ bộ nhạc cụ truyền thống mang đặc sắc riêng của từng dân tộc (Khmer, Chăm, Hoa) và tộc người Tà Mun; Mỗi nhà văn hóa có 01 câu lạc bộ văn hóa, văn nghệ hoạt động thường xuyên, có hiệu quả.

Có 25% các công chức, viên chức văn hóa, người có uy tín được tập huấn, bồi dưỡng về công tác bảo tồn văn hóa truyền thống các dân tộc thiểu số; Trường Trung học Phổ thông dân tộc nội trú tỉnh đưa loại hình dân ca, dân vũ, dân nhạc vào hoạt động sinh hoạt ngoại khóa, tổ chức ngày hội, giao lưu cho học sinh; Tổ chức định kỳ cấp tỉnh 2 năm/lần và cấp huyện 01 năm/lần các hoạt động Liên hoan, Giao lưu, Hội thi văn hóa dân gian phù hợp với điều kiện thực tế của mỗi địa phương.

Giai đoạn 2026 – 2030 phấn đấu đạt các nội dung sau: Trường Trung học Phổ thông dân tộc nội trú tỉnh tiếp tục đưa loại hình dân ca, dân vũ, dân nhạc vào hoạt động sinh hoạt ngoại khóa, tổ chức ngày hội, giao lưu cho học sinh; Nâng cấp 12/12 mô hình nhà văn hóa và hỗ trợ bộ nhạc cụ truyền thống mang đặc sắc riêng của từng dân tộc; Mỗi nhà văn hóa có 01 câu lạc bộ văn hóa, văn nghệ hoạt động thường xuyên, có hiệu quả.

Xây dựng 03 mô hình Câu lạc bộ văn hóa, văn nghệ hoạt động hiệu quả khai thác đưa vào phục vụ phát triển du lịch; Có 50% các công chức, viên chức văn hóa, người uy tín tại vùng dân tộc được bồi dưỡng, tập huấn nâng cao năng lực về công tác bảo tồn văn hóa truyền thống các dân tộc thiểu số; Có từ 2-3 người dân tộc thiểu số được quan tâm xây dựng hồ sơ đề nghị phong tặng danh hiệu Nghệ nhân ưu tú; Có từ 80% di sản văn hóa phi vật thể liên quan đến dân ca, dân vũ, dân nhạc được tư liệu hóa lưu giữ và phổ biến đến cộng đồng các dân tộc thiểu số.

Tiếp tục tổ chức định kỳ cấp tỉnh 2 năm/lần và cấp huyện 01 năm/lần các hoạt động Liên hoan, Giao lưu, Hội thi văn hóa dân gian phù hợp với điều kiện thực tế của mỗi địa phương, khu vực; quảng bá giá trị đặc sắc về dân ca, dân vũ, dân nhạc các dân tộc.

Đồng thời Kế hoạch cũng đặt ra nhiệm vụ cụ thể như sau: 

Khảo sát, kiểm kê và lập danh mục loại hình di sản văn hóa phi vật thể dân ca, dân vũ, dân nhạc truyền thống của các dân tộc thiểu số; Khảo sát, kiểm kê, đánh giá thực trạng và lựa chọn lập danh mục di sản văn hóa phi vật thể về dân ca, dân vũ, dân nhạc các dân tộc thiểu số, lập hồ sơ khoa học đề nghị đưa vào Danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia; Nghiên cứu, sưu tầm, phân loại di sản văn hóa phi vật thể dân ca, dân vũ, dân nhạc truyền thống các dân tộc thiểu số đã, đang bị mai một để định hướng các nhiệm vụ, giải pháp bảo tồn, phát huy giá trị loại hình dân ca, dân vũ, dân nhạc tiêu biểu các dân tộc thiểu số, các loại hình có tiềm năng xây dựng sản phẩm phục vụ phát triển du lịch tại địa phương.

Thực hiện chính sách cho các nghệ nhân, người tổ chức thực hành, trao truyền, bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa các dân tộc thiểu số; Hỗ trợ cá nhân, những người có uy tín, có kỹ năng biểu diễn nghệ thuật dân gian phấn đấu trở thành đội ngũ nghệ nhân trao truyền bí quyết, kiến thức thực hành các di sản văn hóa phi vật thể nói chung và dân ca, dân vũ, dân nhạc tham gia hoạt động truyền dạy văn hóa truyền thống cho thế hệ trẻ trong nhà trường, cộng đồng; Thực hiện các chính sách ưu đãi nhằm tạo điều kiện cho các doanh nghiệp và cá nhân đầu tư, khai thác giá trị di sản văn hóa phi vật thể của các dân tộc thiểu số vào hoạt động kinh tế, du lịch tại địa phương; Thực hiện các chính sách hỗ trợ đặc thù đối với nghệ nhân đóng góp trong hoạt động duy trì, giữ gìn, trao truyền bí quyết, kiến thức thực hành di sản văn hoá phi vật thể nói chung và loại hình dân ca, dân vũ, dân nhạc truyền thống của các dân tộc thiểu số nói riêng.

Bồi dưỡng, tập huấn nâng cao năng lực cho công chức văn hóa và các chủ thể văn hoá (nghệ nhân, người có uy tín...) trong công tác quản lý, gìn giữ và phát huy giá trị nghệ thuật trình diễn dân gian các dân tộc thiểu số tại địa phương.

Tổ chức phục dựng và phát huy giá trị dân ca, dân vũ, dân nhạc các dân tộc thiểu số gắn với phát triển du lịch; Hỗ trợ và nghiên cứu tổ chức phục dựng, trình diễn, truyền dạy, tái tạo, phổ biến giá trị dân ca, dân vũ, dân nhạc của các dân tộc thiểu số trong cộng đồng, gia đình, trường học và các khu, điểm du lịch; Xây dựng mô hình Câu lạc bộ văn hóa, văn nghệ hoạt động thường xuyên, hiệu quả phục vụ phát triển du lịch tại các địa phương; Hỗ trợ xây dựng mô hình Câu lạc bộ văn hóa, văn nghệ ấp, Hội, Chi hội sinh hoạt văn hóa dân gian, bảo tồn, phát huy dân ca, dân vũ, dân nhạc các dân tộc thiểu số... Lựa chọn phục dựng không gian văn hóa dân tộc tiêu biểu tại điểm du lịch cộng đồng và trong các dịp tết, lễ, hội truyền thống (ưu tiên các địa phương có các Khu du lịch cộng đồng) nhằm giao lưu, trình diễn, tạo môi trường thực hành và trao truyền các loại hình di sản văn hóa, các loại hình dân ca, dân vũ… tạo ra các sản phẩm văn hóa đáp ứng nhu cầu du lịch cộng đồng, du lịch văn hóa…

Tổ chức các hoạt động giao lưu Ngày hội văn hóa, thể thao và du lịch của các dân tộc thiểu số; tổ chức Liên hoan dân ca các dân tộc thiểu số (theo Quyết định số 3666/QĐ-BVHTTDL ngày 07 tháng 12 năm 2020 của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch).

Tham gia các Hội thi, Hội diễn, Liên hoan, Giao lưu văn hóa nghệ quần chúng; trình diễn dân ca, dân vũ, dân nhạc truyền thống trong khu vực và toàn quốc.

Đưa một số loại hình dân ca, dân nhạc, dân vũ các dân tộc vào hoạt động giảng dạy và hoạt động giáo dục ngoại khóa tại trường Dân tộc nội trú tỉnh; Nghiên cứu để xây dựng kế hoạch và tài liệu giảng dạy liên quan tới một số loại hình dân ca, dân vũ, dân nhạc của đồng bào dân tộc thiểu số vào giải dạy tại Trường dân tộc nội trú của tỉnh; tổ chức giao lưu văn hóa, văn nghệ cho học sinh, sinh viên nhằm tuyên truyền, giáo dục, nâng cao ý thức trong việc gìn giữ và phát huy truyền thống văn hóa tốt đẹp nói chung và giá trị dân ca, dân nhạc, dân vũ các dân tộc thiểu số nói riêng đối với thế hệ trẻ.

Tuyên truyền, phổ biến, quảng bá, giới thiệu giá trị dân ca, dân vũ, dân nhạc truyền thống các dân tộc thiểu số gắn với phát triển du lịch; Nâng cao chất lượng và hình thức tuyên truyền, giới thiệu, quảng bá về dân ca, dân vũ, dân nhạc truyền thống các dân tộc thiểu số trên các phương tiện thông tin đại chúng, mạng xã hội gắn với phát triển du lịch; Xây dựng các sản phẩm video clip quảng bá hình ảnh di sản văn hóa về dân ca, dân vũ, dân nhạc truyền thống các dân tộc thiểu số; Đẩy mạnh xã hội hóa, khuyến khích các tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân tham gia tuyên truyền, phổ biến, quảng bá, giới thiệu giá trị dân ca, dân vũ, dân nhạc truyền thống các dân tộc thiểu số phục vụ phát triển du lịch; thông tin, tuyên truyền nâng cao nhận thức của đồng bào các dân tộc thiểu số đối với việc bảo tồn, phát huy các loại hình dân ca, dân vũ, dân nhạc của dân tộc mình.

Xây dựng các hành trình kết nối di sản dân ca, dân vũ gắn với phát triển du lịch; Kết nối với các công ty kinh doanh dịch vụ du lịch trong hoạt động xây dựng và phát triển sản phẩm du lịch đặc thù; Kết nối các tour, tuyến ở các khu vực có tiềm năng về dân ca, dân vũ; Kết nối các di sản dân ca, dân vũ tương đồng để xây dựng thành hành trình di sản; Tổ chức các khoá tập huấn về du lịch và dịch vụ du lịch gắn với dân ca, dân vũ theo đặc thù loại hình và dân tộc.

Ứng dụng khoa học, công nghệ, trọng tâm là công nghệ số trong công tác bảo tồn và phát huy giá trị dân ca, dân vũ, dân nhạc của đồng bào dân tộc thiểu số gắn với phát triển du lịch; Ứng dụng khoa học, công nghệ để nghiên cứu, sưu tầm, phục dựng, lưu giữ, bảo tồn, phát huy giá trị các loại hình dân ca, dân vũ, dân nhạc, đặc biệt là các loại hình có nguy cơ mai một; Số hóa dữ liệu dân ca, dân vũ, dân nhạc và các loại hình di sản truyền thống khác của các dân tộc thiểu số phục vụ cho công tác bảo tồn, nghiên cứu khoa học, giảng dạy và tuyên truyền, quảng bá phát triển du lịch; Khai thác, phát huy tài nguyên số dữ liệu dân ca, dân vũ, dân nhạc truyền thống các dân tộc thiểu số trên các nền tảng không gian mạng qua: Facebook, Zalo, Youtube, Fanpage, Tiktok… gắn kết với thị trường, đối tượng, sản phẩm du lịch; Kết nối với các trung tâm dữ liệu về di sản văn hóa phi vật thể quốc gia để chia sẻ dữ liệu về dân ca, dân nhạc, dân vũ các dân tộc thiểu số, nhằm quảng bá ở phạm vi trong nước và quốc tế.

Tổ chức Hội thảo khoa học cấp tỉnh (đối với các nhà quản lý, các nhà khoa học, các doanh nghiệp du lịch và chủ thể văn hóa) về những vấn đề đặt ra trong quá trình triển khai kế hoạch (giải pháp bảo tồn, phát huy và xây dựng các mô hình...).

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây