Triển khai Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội (KT-XH); các giải pháp đẩy nhanh tiến độ công tác quy hoạch, cải cách hành chính, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh; đôn đốc, đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn đầu tư công; tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, hỗ trợ sản xuất, kinh doanh, thúc đẩy phát triển KT-XH; tập trung giải quyết những vấn đề tồn đọng kéo dài và những vấn đề đột xuất phát sinh. Nhiều chính sách, giải pháp của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ được triển khai kịp thời đã phát huy hiệu quả. Với sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, các ngành, các địa phương, sự đồng thuận, tham gia tích cực của Nhân dân, cộng đồng doanh nghiệp, tình hình KT-XH tỉnh đạt được một số kết quả cụ thể như sau:
Trong 6 tháng đầu năm 2023, tổng sản phẩm trong tỉnh (GRDP – theo giá so sánh 2010) ước thực hiện 26.898 tỷ đồng, tăng 4,07% so với CK (KH 2023: tăng 8% trở lên). Tỷ trọng nông - lâm - thủy sản; công nghiệp - xây dựng; dịch vụ (chưa tính thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm) trong GRDP theo giá hiện hành ước đạt 17,7% - 45,3% - 32,1% (KH 2023: 18-19%; 46-47%; 29 - 30%).
Tình hình sản xuất nông nghiệp ổn định, các kế hoạch sản xuất mùa vụ, kế hoạch khuyến nông, kế hoạch chuyển đổi cơ cấu cây trồng được xây dựng và ban hành kịp thời. Tổ chức sơ kết 05 năm triển khai thực hiện Đề án cơ cấu lại nông nghiệp tỉnh Tây Ninh theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030. Công tác chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi đang được tích cực thực hiện đúng theo định hướng đề ra với trên 40.890 ha cây trồng đã chuyển đổi. Phát triển trang trại chăn nuôi tập trung; liên kết sản xuất – tiêu thụ được quan tâm và hình thành trên các nông sản chính của tỉnh, nhất là trên các sản phẩm chăn nuôi.
Ước diện tích gieo trồng cây hàng năm đạt 172.892 ha, đạt 70,4% so với KH, tăng 0,8% so với CK, Trong đó: cây lúa: 94.664 ha, đạt 70,1% so KH và tương đương CK; mía: 6.977 ha, tăng 9% so KH và tăng 11,5% so CK; mì: 49.140 ha, đạt 80,6% so KH và tăng 3,4% so CK; bắp: 3.951 ha, đạt 77,2% so KH và tăng 2,4% so CK; đậu phộng: 2.696 ha, đạt 79,3% so KH và bằng 92,5% so CK.
Ngành nông nghiệp đã tăng cường theo dõi diễn biến tình hình dịch bệnh phát sinh và triển khai kịp thời các biện pháp phòng ngừa sâu bệnh gây hại, đảm bảo năng suất và sản lượng của cây trồng.
Tình hình chăn nuôi và giá sản phẩm chăn nuôi ổn định, không phát sinh dịch bệnh nguy hiểm trên gia súc, gia cầm; xu hướng chuyển dịch từ chăn nuôi nhỏ lẻ sang chăn nuôi trang trại tập trung, đảm bảo an toàn sinh học. Thực hiện tốt các biện pháp phòng chống dịch bệnh trên đàn vật nuôi, triển khai tiêm phòng gia súc, gia cầm nhằm nâng cao hiệu quả công tác phòng, chống dịch bệnh. Sản lượng một số sản phẩm chăn nuôi chủ yếu: thịt heo: 22.781 tấn, đạt 44,7% so KH, tăng 7,1 % so CK; thịt trâu: 127 tấn, đạt 18,5% so KH, bằng 98,3% so CK; thịt bò: 1.573 tấn, đạt 20,7% so KH, tăng 3,5% so CK; thịt gia cầm các loại: 23.822 tấn, đạt 41,1% so KH, tăng 7,4% so CK.
Diện tích nuôi trồng thủy sản ước đạt 283 ha, đạt 49,1% so với KH, tăng 7,4% so với CK; sản lượng ước đạt 7.587 tấn, tăng 2,8% so với CK. Diện tích nuôi trồng thủy sản tập trung chủ yếu tại các huyện Dương Minh Châu, Châu Thành, Bến Cầu và thị xã Trảng Bàng.
Tỉnh đã tổ chức Diễn đàn kết nối doanh nghiệp đầu tư, phát triển hệ sinh thái nông nghiệp công nghệ cao tỉnh Tây Ninh năm 2023; Hội nghị ký kết cung ứng sản phẩm giữa các Doanh nghiệp tỉnh Tây Ninh và Liên hiệp Hợp tác xã Thương mại TP.HCM (Saigon Co.op), các hoạt động này nhằm khai khai thác hiệu quả tiềm năng lợi thế của địa phương để thúc đẩy phát triển nông nghiệp, nhất là trong lĩnh vực nông nghiệp công nghệ cao.
Triển khai thực hiện nhiệm vụ bảo vệ rừng và khoanh nuôi tái sinh tự nhiên năm 2023 với khối lượng bảo vệ 58.330 ha rừng giao khoán đến các tổ chức, nhóm hộ, hộ gia đình bảo vệ, phòng chống cháy rừng; rà soát những diện tích đủ tiêu chí đưa vào đầu tư khoanh nuôi xúc tiến tái sinh giai đoạn mới khoảng 250 ha, tuy nhiên do thời tiết nắng nóng kéo dài, công tác trồng rừng chưa thể triển khai thực hiện. Công tác kiểm tra phòng cháy, chữa cháy rừng và chống phá rừng được tăng cường thực hiện. Từ đầu năm đến nay, do thời tiết nắng nóng đã xảy ra 06 vụ cháy rừng, diện tích bị cháy là 9,2 ha (tăng 6 vụ so CK); phát hiện 58 vụ vi phạm Luật Lâm nghiệp (tăng 24 vụ so với CK), đã xử lý 44 vụ và thu nộp ngân sách trên 91 triệu đồng cùng một số tang vật khác có liên quan; tiếp nhận 57 tin báo, trong đó có 36 tin báo hiệu quả và đã kịp thời ngăn chặn và xử lý vi phạm.
Xảy ra 42 vụ thiên tai (giảm 07 vụ so với CK), gây thiệt hại 132 căn nhà, 6,6 ha cây trồng, tổng giá trị thiệt hại 2.445 triệu đồng (giảm 07 vụ thiên tai và giảm 50.476 triệu đồng giá trị thiệt hại so với CK).
Tình hình đầu tư và chế biến:
+ Diện tích mía được đầu tư và bao tiêu niên vụ 2022-2023 là 13.422 ha (đầu tư trong tỉnh: 4.824 ha; đầu tư tại Campuchia: 8.598 ha); lượng mía đưa vào sản xuất là 892.715 tấn mía; lượng đường sản suất là 81.793 tấn đường; CCS bình quân 9,54 CCS; tạp chất bình quân 3,64%; tỷ lệ xơ bình quân 17,95%.
+ Uớc khối lượng củ mì đưa vào chế biến khoảng 1.976.916 tấn, tăng 2,6% so với CK, sản xuất được 494.229 tấn bột (trong đó sản xuất công nghiệp là 1.680.379 tấn củ, với 420.095 tấn bột; cơ sở vừa và nhỏ là 296.537 tấn củ, với 74.134 tấn bột); giá thu mua củ mì tươi dao động từ 3.700-3.900 đồng/kg (30 chữ bột) tùy khu vực.
Ban hành Kế hoạch Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới tỉnh Tây Ninh năm 2023, báo cáo kết quả thẩm định hồ sơ và mức độ đạt chuẩn của 06 xã đạt chuẩn nông thôn mới, 9 xã nông thôn mới nâng cao và 02 xã nông thôn mới kiểu mẫu năm 2022. Tiếp tục rà soát, hoàn thiện hồ sơ hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới của thành phố Tây Ninh và thị xã Trảng Bàng, hồ sơ đạt chuẩn nông thôn mới của huyện Gò Dầu.
Tình trạng thiếu đơn hàng, hoạt động sản xuất của nhiều doanh nghiệp giảm mạnh do ảnh hưởng trực tiếp từ tình hình thế giới và khu vực, làm cho chỉ số sản xuất của những tháng đầu năm 2023 trên địa bàn tỉnh tăng trưởng chậm lại. 6 tháng đầu năm chỉ đạt mức tăng 4,3% so với CK, cho thấy hoạt động sản xuất của các doanh nghiệp vẫn còn đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức.
Một số nhóm ngành có chỉ số tăng: Nhóm ngành công nghiệp chế biến, chế tạo tăng 4,5%; ngành cung cấp nước, hoạt động quản lý và xử lý rác thải, nước thải tăng 6,9%. Một số nhóm ngành có chỉ số giảm: Nhóm ngành khai khoáng giảm 32,41%, Nhóm ngành sản xuất, truyền tải và phân phối điện giảm 1,35%.
Một số sản phẩm công nghiệp chủ yếu của tỉnh có sản lượng tăng như: Đường các loại (+28,52%); Clanke Poolan (+20,39%); nước máy sản xuất (+3,10%). Các sản phẩm khác đều giảm so cùng kỳ như: Giầy dép các loại (-7,32%); Quần áo các loại (-1,46%); điện thương phẩm (-3,0%); Điện sản xuất (-0,11%); võ, ruột xe các loại (-2,71%); Xi măng (-4,65%); Gạch các loại (-2,79%); Bột mì (-4,40%), ...
Tính đến 31/5/2023, ngành điện đã cung cấp 1.677,31 triệu kWh điện, đảm bảo cung cấp đủ điện phục vụ sản xuất và sinh hoạt, bán sang Campuchia 59,13 triệu kWh điện và tiết kiệm được 39,41 triệu kWh điện. Tỷ lệ số hộ dân có điện sử dụng đạt 99,97%; tỷ lệ số hộ dân ở nông thôn có điện đạt 99,94%.
Trong 6 tháng đầu năm, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của tỉnh đạt 5,25 tỷ USD, giảm 15,6% so với CK, tương đương giảm gần 1 tỷ USD. Mức đạt thấp hơn cả thời điểm dịch COVID-19 bùng phát năm 2021, khi đó tổng kim ngạch xuất nhập khẩu đạt 5,32 tỷ USD.
Kim ngạch xuất khẩu đạt 2,73 tỷ USD, đạt 39% so với KH, giảm 15,2% so với CK, trong đó: khu vực nhà nước giảm 39%, khu vực ngoài Nhà nước giảm 34,1%, khu vực có vốn đầu tư nước ngoài giảm 14,2%. Đáng chú ý, các nhóm hàng xuất nhập khẩu chủ lực đều giảm sâu so với CK như: giày dép (-29,3%), vải (-23,5%), phương tiện vận tải và phụ tùng (-16,1%), máy móc thiết bị và dụng cụ phụ tùng (-9,7%), hàng dệt may (-8,4%),... Kim ngạch nhập khẩu đạt 2,52 tỷ USD, đạt 41,1% so với KH, giảm 16% so với CK.
Triển khai thực hiện hiệu quả các chương trình, kế hoạch bình ổn thị trường và xúc tiến thương mại. Theo dõi sát tình hình thị trường, tổ chức kết nối doanh nghiệp phân phối với các nguồn hàng hóa tại từng địa phương, nắm bắt tình hình hoạt động các chợ truyền thống, đầu mối nhằm đảm bảo cân đối cung cầu các mặt hàng thiết yếu. Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu các ngành dịch vụ ước đạt 52.570 tỷ đồng, tăng 11,2% so với CK; trong đó doanh thu bán lẻ hàng hóa ước thực hiện 41.303 tỷ đồng, tăng 10,7% so CK. Công tác kiểm tra, giám sát thị trường hàng hóa được tăng cường thực hiện, xử lý nghiêm các hành vi găm hàng, tăng giá bất hợp lý, kinh doanh hàng giả, hàng nhái, hàng không đảm bảo chất lượng. Kết quả công tác kiểm tra, kiểm soát, phát hiện, bắt giữ, xử lý 458 vụ với 439 đối tượng, tang vật vi phạm trị giá khoảng 4,752 tỷ đồng (hàng hóa vi phạm gồm pháo nổ, thuốc lá điếu, đường cát, quần áo, vải). Đã xử lý hành chính 425 vụ, thu ngân sách 17,16 tỷ đồng, hàng hóa tịch thu ước khoảng 2,035 tỷ đồng.
Triển khai thực hiện nhiệm vụ phát triển du lịch năm 2023. Tổ chức và tham gia các chuỗi sự kiện văn hóa - du lịch, hội thảo, diễn đàn cấp khu vực. Tham gia Lễ hội Văn hóa Gaya tại thành phố Gimhae, Hàn Quốc. Các khu di tích, điểm tham quan du lịch và các cơ sở lưu trú du lịch trên địa bàn tỉnh đã được chỉnh trang cơ sở vật chất và dịch vụ, đảm bảo an ninh phục vụ khách du lịch. Tổng doanh thu du lịch ước đạt 1.450 tỷ đồng, đạt 80,6% so KH, tăng 71,5% so CK; với 3,5 triệu lượt khách tham quan tại các khu, điểm du lịch, đạt 70% so KH, tăng 14% so CK. Xây dựng Kế hoạch nâng cao ý thức, trách nhiệm trong xây dựng, giữ gìn hình ảnh, chất lượng phục vụ các dịch vụ du lịch trên địa bàn tỉnh Tây Ninh giai đoạn 2023 – 2025; Kế hoạch quảng bá điểm đến du lịch tỉnh Tây Ninh giai đoạn 2023 – 2025.
Tổng vốn đầu tư phát triển toàn xã hội ước thực hiện 18.050 tỷ đồng, đạt 42,7% so với KH, tăng 9,0% so với CK. Bao gồm: khu vực dân doanh tăng 11,3%, khu vực có vốn đầu tư nước ngoài tăng 11,3%, khu vực nhà nước giảm 5,1% so với CK.
Các tổ chức tín dụng tiếp tục đẩy mạnh công tác huy động vốn, quảng bá, chăm sóc khách hàng và triển khai nhiều sản phẩm huy động vốn phù hợp để thu hút tối đa nguồn vốn nhàn rỗi trong dân cư. Tổng vốn huy động của các tổ chức tín dụng ước đạt 65.250 tỷ đồng, tăng 6% so với đầu năm và tăng 4,3% so với CK; trong đó vốn huy động trên 12 tháng ước đạt 6.525 tỷ đồng, tăng 8,2% so đầu năm và chiếm 9,7% tổng nguồn vốn huy động. Với nhu cầu vốn phục hồi và phát triển kinh tế, đồng thời triển khai thực hiện các chính sách hỗ trợ khách hành, quy trình, thủ tục cho vay thuận lợi đã tác động tốt đến hoạt động tín dụng của ngành, dư nợ cho vay tiếp tục tăng trưởng. Tổng dư nợ cho vay ước đạt 91.864 tỷ đồng, tăng 7% so với đầu năm và tăng 12,9% so với CK; tỷ lệ nợ xấu 0,8% tổng dư nợ. Tiếp tục triển khai các chính sách hỗ trợ theo Nghị quyết số 11/NQ-CP ngày 30/01/2022 của Chính phủ.
Giao dự toán thu, chi ngân sách năm 2023 đúng thời gian quy định. Các ngành phối hợp chặt chẽ trong công tác quản lý, điều hành và khai thác các nguồn thu ngân sách địa phương. Ước tổng thu NSNN trên địa bàn đạt 5.781 tỷ đồng, đạt 52,6% dự toán, giảm 1,9% cùng kỳ; trong đó thu nội địa 5.078 tỷ đồng, đạt 52,9% so dự toán, tăng 0,1% so với cùng kỳ. Thực hiện điều hành chi ngân sách trong phạm vi dự toán được duyệt, đảm bảo theo đúng mục đích, tiêu chuẩn, định mức, chế độ nhà nước quy định; chủ động sử dụng nguồn ngân sách địa phương để thực hiện các chính sách an sinh xã hội, phòng chống dịch bệnh; không để phát sinh tình trạng chậm, trễ, nợ chế độ, chính sách. Tổng chi ngân sách địa phương là 5.786 tỷ đồng, đạt 51,8% dự toán.
Tiếp tục chỉ đạo, đôn đốc đẩy nhanh tiến độ thực hiện và giải ngân vốn được giao. Đến nay, tỉnh đã giao chi tiết 100% vốn NSĐP, còn lại 171,689 tỷ đồng vốn NSTW chưa phân bổ chi tiết (tương đương 3,75% kế hoạch). Ước giải ngân đến 30/6/2023 là 1.918,4 tỷ đồng, đạt 47% kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao, đạt 42% kế hoạch HĐND tỉnh giao.
Ban hành danh mục kêu gọi đầu tư năm 2023 và Quy định điều kiện, tiêu chí, quy mô, tỷ lệ diện tích khu đất công để tách thành dự án độc lập trên địa bàn tỉnh Tây Ninh hướng đến sự minh bạch, thuận lợi hơn về môi trường đầu tư. Triển khai Hướng dẫn quy trình thủ tục thực hiện dự án đầu tư trên địa bàn tỉnh.
Thu hút đầu tư trong nước ước đạt 9.252,5 tỷ đồng, giảm 14,7% so với CK. Cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư và chủ trương đầu tư mới 14 dự án với tổng vốn đăng ký 9.005,1 tỷ đồng; 06 dự án điều chỉnh tăng vốn 377,7 tỷ đồng; 02 dự án điều chỉnh giảm vốn 130,3 tỷ đồng; 02 dự án được chấp thuận chủ trương đầu tư và đang thực hiện thủ tục lựa chọn nhà đầu tư; 01 dự án nước ngoài chuyển thành dự án trong nước với vốn 2,8 tỷ đồng; 03 dự án chấm dứt hoạt động với vốn 66,7 tỷ đồng. Lũy kế, trên địa bàn tỉnh có 692 dự án đầu tư trong nước còn hiệu lực với vốn đăng ký là 127.610 tỷ đồng; trong đó có 369 dự án đi vào hoạt động với số vốn 70.240 tỷ đồng, 98 dự án đang triển khai xây dựng với số vốn 13.458 tỷ đồng, 197 dự án chưa xây dựng với số vốn 42.627 tỷ đồng, 23 dự án dừng hoạt động với số vốn 1.285 tỷ đồng, 05 dự án đang lựa chọn nhà đầu tư theo quy định.
Thu hút đầu tư nước ngoài ước đạt 515,4 triệu USD, tăng 130% so với CK. Cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư mới 10 dự án với vốn đăng ký 99,2 triệu USD; 20 dự án điều chỉnh tăng vốn 416,7 triệu USD; 01 dự án điều chỉnh giảm vốn 0,45 triệu USD; 01 dự án nước ngoài chuyển thành dự án trong nước với vốn 1 triệu USD; 05 dự án chấm dứt hoạt động với vốn 13,6 triệu USD. Lũy kế, trên địa bàn tỉnh có 355 dự án đầu tư nước ngoài với vốn đăng ký 9.511 triệu USD, trong đó có 242 dự án hoạt động với số vốn 7.638 triệu USD; 41 dự án đang xây dựng với số vốn 751 triệu USD; 59 dự án chưa triển khai với số vốn 1.051 triệu USD; 13 dự án dừng hoạt động với số vốn 71 triệu USD. Vốn thực hiện lũy kế đạt khoảng 50% tổng vốn đăng ký.
Đã cấp giấy chứng nhận đăng ký thành lập mới cho 394 doanh nghiệp với tổng vốn đăng ký là 2.742 tỷ đồng, so với CK giảm 6,6% về số doanh nghiệp và giảm 28,5% về vốn đăng ký. Có 68 doanh nghiệp giải thể với số vốn 313 tỷ đồng, so với CK tương đương về số doanh nghiệp và giảm 31% về vốn. Lũy kế có 7.655 doanh nghiệp với tổng vốn đăng ký 193.335 tỷ đồng.
Khu vực kinh tế tập thể đã từng bước khắc phục khó khăn, tham gia sản xuất nông nghiệp sạch theo mô hình VietGap, nông nghiệp hữu cơ và chủ động liên kết với các thành phần kinh tế khác để phát triển và tiêu thụ sản phẩm. Trong 6 tháng đầu năm, thành lập mới 05 hợp tác xã (HTX), giải thể 05 HTX. Lũy kế đến nay trên địa bàn tỉnh có 178 HTX, tăng 13 HTX so với CK, có 09 HTX ngưng hoạt động kéo dài khó khăn trong việc giải thể. Tổng số thành viên HTX là 36.980 thành viên, giảm 160 thành viên so với CK. Ban hành Kế hoạch hành động thực hiện Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 20-NQ/TW ngày 16/6/2022, Hội nghị lần thứ năm, Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII về tiếp tục đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả kinh tế tập thể trong giai đoạn mới. Xây dựng Nghị quyết quy định chính sách hỗ trợ phát triển kinh tế tập thể, hợp tác xã trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2023-2025.
Ban hành Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết số 37/NQ-CP ngày 17/3/2023 của Chính phủ và Kế hoạch số 127-KH/TU ngày 04/01/2023 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh về việc thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW ngày 16/6/2022 của Hội nghị lần thứ năm Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII về “Tiếp tục đổi mới, hoàn thiện thể chế, chính sách, nâng cao năng lực, hiệu quả quản lý và sử dụng đất, tạo động lực đưa nước ta trở thành nước phát triển có thu nhập cao”.
Triển khai thực hiện lấy ý kiến Nhân dân đối với dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi). Báo cáo Bộ Tài nguyên và Môi trường và Văn phòng Chính phủ về kết quả thực hiện Quyết định số 326/QĐ-TTg ngày 09/3/2022 của Thủ tướng Chính phủ và tổng hợp chỉ tiêu sử dụng đất cần điều chỉnh trong Quy hoạch sử dụng đất đến năm 2030 và Kế hoạch sử dụng đất đến năm 2025 tỉnh Tây Ninh. Quy định về điều kiện tách thửa đất, hợp thửa đất và diện tích tối thiểu được tách thửa đối với từng loại đất trên địa bàn tỉnh Tây Ninh. Công tác đăng ký đất đai, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất được thực hiện theo đúng quy định. Đã thực hiện cấp 152 giấy chứng nhận cho tổ chức với tổng diện tích 102,05 ha; cấp 46.932 giấy chứng nhận cho hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất với diện tích 11.852,41 ha, trong đó cấp 870 giấy chứng nhận lần đầu với diện tích 245,23 ha.
Kết quả thực hiện Phương án sử dụng quỹ đất công ty nông lâm nghiệp:
+ Công ty TNHH MTV Mía đường Tây Ninh: Đến nay, UBND huyện Tân Châu đã ban hành 07 quyết định phê duyệt phương án sử dụng đất trên địa bàn 05 xã với diện tích 2.217,1/2.257,68 ha (đạt 98,2%).
+ Công ty Cổ phần Cao su 1-5: Tiếp tục cho chủ trương thanh lý; đấu giá khai thác mũ vườn cây và thu hồi công nợ theo phương án được duyệt, số công nợ đã thu hồi được 49,97%.
Xây dựng Phương án đấu giá quyền khai thác khoáng sản cát xây dựng trên địa bàn tỉnh. Phê duyệt đề cương nhiệm vụ và dự toán dự án Đề án thăm dò, khai thác, sử dụng khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường và than bùn tỉnh Tây Ninh đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050. Thực hiện khoanh định, phân vùng hạn chế khai thác nước dưới đất trên địa bàn tỉnh. Công tác cấp phép khai thác khoáng sản, giấy phép về thăm dò, khai thác nước dưới đất, giấy phép xả thải vào nguồn nước đảm bảo theo quy định.
+ Đã cấp, gia hạn, điều chỉnh 25 giấy phép khai thác nước dưới đất, 11 giấy phép thăm dò nước dưới đất. Ban hành 12 quyết định phê duyệt tiền cấp quyền khai thác tài nguyên nước.
+ Đã cấp 14 giấy phép hoạt động khoáng sản, gồm: 02 giấy phép thăm dò khoáng sản; 02 quyết định phê duyệt trữ lượng khoáng sản; 08 giấy phép khai thác khoáng sản (02 giấy phép cấp mới, 04 giấy phép khai thác thu hồi đất san lấp từ các dự án đầu tư công trình được phê duyệt, 01 giấy phép gia hạn, 01 giấy phép chuyển nhượng quyền khai thác khoáng sản); ban hành 02 quyết định phê duyệt đề án đóng cửa mỏ khoáng sản.
Triển khai các kế hoạch bảo vệ môi trường nguồn nước sông, suối, kênh, rạch trong mùa khô. Thực hiện giám sát, quan trắc chất lượng nước mặt của Hồ Dầu Tiếng thuộc địa phận Tây Ninh, kịp thời xử lý khi có dấu hiệu ô nhiễm. Trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt đề cương Đề án Phát triển tổng thể đa mục tiêu hồ thủy lợi Dầu Tiếng đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050. Xây dựng kế hoạch quản lý chất lượng môi trường không khí trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2023-2025. Tích cực tuyên truyền về bảo vệ môi trường với nhiều hình thức như đăng thông tin chuyên trang định kỳ tháng, phóng sự về bảo vệ môi trường, treo băng rôn hưởng ứng tại khu vực công cộng. Tổ chức các hoạt động hưởng ứng Ngày môi trường Thế giới, Chiến dịch làm cho Thế giới sạch hơn, Ngày Khí tượng Thế giới,… Duy trì 100% tỷ lệ chất thải rắn nguy hại của các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ thuộc đối tượng cấp sổ đăng ký chủ nguồn thải chất thải nguy hại được thu gom, xử lý.
Dự thảo Quy hoạch tỉnh Tây Ninh thời kỳ 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2050 đã được trình Hội đồng thẩm định ngày 21/4/2023. Hiện nay, tỉnh đang tiến hành rà soát, điều chỉnh, tiếp thu, giải trình ý kiến của thành viên Hội đồng thẩm định, chuẩn bị các nội dung để thông qua Hội đồng nhân dân tỉnh tháng 7/2023 và trình Thủ tướng Chính phủ trong quý III/2023.
Đến nay, các huyện, thị xã, thành phố đang triển khai lập quy hoạch, chương trình phát triển đô thị và đề án phân loại đô thị. Trong đó, Thành phố Tây Ninh đang hoàn chỉnh Đề án phân loại đô thị và đề nghị công nhận là đô thị loại II.
Ban hành kế hoạch thực hiện Chương trình hành động của Tỉnh ủy thực hiện Nghị quyết của Bộ Chính trị về phát triển kinh tế - xã hội và bảo đảm quốc phòng, an ninh vùng Đông Nam bộ đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045. Kế hoạch đưa ra các mục tiêu cụ thể nhằm khai thác, phát huy hiệu quả tiềm năng, lợi thế của tỉnh trong bối cảnh phát triển của Vùng Đông Nam bộ.
Chủ động, tích cực phối hợp với các tỉnh thành sơ kết, tổng kết và xây dựng các chương trình hợp tác phát triển cơ chế phối hợp liên kết vùng. Triển khai thực hiện Chương trình hợp tác kinh tế - xã hội giai đoạn 2022 – 2025 giữa tỉnh Bình Phước và tỉnh Tây Ninh, Chương trình hợp tác phát triển kinh tế xã hội giai đoạn 2023-2025 giữa tỉnh Bình Dương và tỉnh Tây Ninh, Thỏa thuận hợp tác phát triển kinh tế - xã hội giữa Thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh vùng Đông Nam Bộ đến năm 2025. Xây dựng kế hoạch tổ chức Hội nghị sơ kết thoả thuận hợp tác phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2018 – 2022 và ký kết Chương trình hợp tác phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2023 - 2025 giữa tỉnh Long An và tỉnh Tây Ninh. Triển khai thực hiện Kế hoạch triển khai các nội dung hợp tác giữa UBND tỉnh Tây Ninh với Đại học Quốc gia TP Hồ Chí Minh giai đoạn 2023 – 2026. Chủ động, tích cực phối hợp với Tổng công ty Becamex IDC-VSIP đề xuất cụ thể dự án đầu tư xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng Khu công nghiệp, các dự án phát triển Đô thị - Dịch vụ trên địa bàn tỉnh Tây Ninh trong thời gian tới theo tinh thần Biên bản ghi nhớ hợp tác nghiên cứu đề xuất Dự án đầu tư Khu công nghiệp – Đô thị và Công ty Liên danh Khu công nghiệp Việt Nam – Singapore (VSIP).
Ngành giáo dục và đào tạo đã tích cực triển khai các nhiệm vụ trong kế hoạch hành động về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo. Tổ chức thi, kiểm tra đánh giá các kỳ thi, xét công nhận hoàn thành chương trình các cấp học kịp thời, đảm bảo hoàn thành theo đúng tiến trình thời gian năm học; tuyển sinh vào lớp 6 và tổ chức kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 trung học phổ thông năm học 2023-2024. Chuẩn bị kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông năm 2023. Đa dạng hóa các hình thức tư vấn, hướng nghiệp, định hướng phân luồng tạo điều kiện cho học sinh tìm hiểu thực tế tại các cơ sở giáo dục nghề nghiệp trong và ngoài tỉnh, đã tư vấn hướng nghiệp cho khoảng 20.000 học sinh, 30.000 học sinh trung học cơ sở. Thực hiện công tác tuyển dụng đội ngũ giáo viên ở các cơ sở giáo dục trên địa bàn tỉnh, 6 tháng đầu năm đã tuyển dụng được 111 viên chức/453 chỉ tiêu theo kế hoạch.
Triển khai thực hiện Chương trình phát triển tài sản trí tuệ đến năm 2030 trên địa bàn tỉnh Tây Ninh; Chương trình hành động về phát triển và ứng dụng công nghệ sinh học phục vụ phát triển bền vững đất nước trong tình hình mới. Công nhận kết quả thực hiện 01 đề tài KH&CN cấp tỉnh. Thanh, kiểm tra 29/58 cuộc theo kế hoạch đối với 148/251 cơ sở thuộc các lĩnh vực (tiêu chuẩn đo lường chất lượng, khoa học và công nghệ, an toàn bức xạ). Qua kiểm tra, hầu hết các cơ sở đều chấp hành đúng theo quy định pháp luật về tiêu chuẩn đo lường chất lượng. Kiểm định 5.593 phương tiện đo, hiệu chuẩn 07 phương tiện đo, kết quả đạt yêu cầu. Phát hành 06 bản tin về hàng rào kỹ thuật trong thương mại tỉnh Tây Ninh. Cập nhật và đăng tải 151 tin tức liên quan đến hoạt động tiêu chuẩn đo lường chất lượng lên website https://tbt.tayninh.gov.vn. Tổ chức khóa đào tạo, bồi dưỡng kiến thức về hoạt động truy xuất nguồn gốc, mã số mã vạch năm 2023. Tổ chức thành công Lễ tôn vinh danh hiệu “Trí thức KH&CN tiêu biểu”, “Điển hình lao động sáng tạo”, “Tài năng trẻ KH&CN” tỉnh Tây Ninh lần thứ I, năm 2023 (21 trí thức KH&CN tiêu biểu, 07 điển hình lao động sáng tạo, 07 tài năng trẻ KH&CN tỉnh Tây Ninh lần thứ I, năm 2023).
Chất lượng khám chữa bệnh cho người dân được nâng cao, tình trạng thiếu thuốc bảo hiểm y tế cơ bản đã được khắc phục. Thực hiện kế hoạch lựa chọn nhà thầu cung cấp thuốc để sử dụng tại các cơ sở y tế trên địa bàn tỉnh Tây Ninh giai đoạn 2022- 2024, đã hoàn thành 2 gói thầu (số 1 và 2) với 1.042 mặt hàng thuốc, trong đó có 853 mặt hàng thuốc trúng thầu, đạt 81,86% với giá trúng thầu 882,785 tỷ đồng. Duy trì hoạt động phòng, chống dịch bệnh Covid-19, công tác tiêm vắc xin tiếp tục thực hiện. Một số bệnh truyền nhiễm có số ca mắc giảm so cùng kỳ (bệnh tay chân miệng: 74 ca, giảm 72,7%; bệnh sốt xuất huyết: 563 ca, giảm 75,1%). Thường xuyên kiểm tra vệ sinh an toàn thực phẩm, xảy ra 04 vụ ngộ độc thực phẩm do ăn nấm không rõ loại với 11 người mắc, trong đó có 02 ca tử vong. Ban hành kế hoạch thực hiện phát triển người tham gia BHXH, BHYT giai đoạn năm 2023-2025. Đến nay tỷ lệ dân số tham gia bảo hiểm y tế ước đạt 88,1% so với dân số toàn tỉnh.
Thực hiện kịp thời các chính sách an sinh xã hội, chăm lo gia đình chính sách, người có công. Xây tặng 109 căn nhà đại đoàn kết cho hộ nghèo, hộ cận nghèo. Phê duyệt kết quả rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo năm 2022 trên địa bàn tỉnh Tây Ninh, trong đó tổng số hộ nghèo và cận nghèo đa chiều: 3.499 hộ, trong đó tỷ lệ nghèo đa chiều là 1,09% (hộ nghèo: 1.037 hộ, tỷ lệ: 0,32% và hộ cận nghèo: 2.462 hộ, tỷ lệ: 0,77%).
Ban hành Kế hoạch hỗ trợ đào tạo nghề đối với lao động đang làm việc trong doanh nghiệp nhỏ và vừa tỉnh Tây Ninh giai đoạn 2023-2025 và năm 2023; Kế hoạch hỗ trợ, phát triển thị trường lao động, giải quyết việc làm cho người lao động trên địa bàn tỉnh Tây Ninh năm 2023, đã thực hiện công tác tư vấn – giới thiệu việc làm cho 10.695 người; tư vấn và ra quyết định hỗ trợ học nghề cho 77 người với số tiền 552 triệu đồng. Có khoảng 131.000 lao động Việt Nam tại các khu công nghiệp, khu kinh tế, giảm 976 lao động so với cuối năm 2022 (132.085 lao động), 3.689 lao động nước ngoài, tăng 134 lao động so với cuối năm 2022 (3.555 người); 292 doanh nghiệp đăng ký nhu cầu sử dụng lao động, với nhu cầu tuyển dụng 1.338 người. Tính đến hết tháng 5/2023, có 05 doanh nghiệp tại các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh bị ảnh hưởng sản xuất, kinh doanh phải cắt giảm lao động với số lao động bị ảnh hưởng là 1.174 lao động, trong đó số lao động bị mất việc làm 229 lao động.
Hoạt động văn hóa, văn nghệ được tổ chức sôi nổi, hiệu quả, đi vào chiều sâu, gắn với tạo dựng hình ảnh địa phương và xây dựng văn hóa, con người Tây Ninh, đồng thời giới thiệu và quảng bá hình ảnh tỉnh Tây Ninh đến với du khách trong nước và quốc tế. Tổ chức thành công Lễ hội Ẩm thực chay lần thứ I năm 2023; Lễ công bố 02 Quyết định của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch về việc công nhận “Nghệ thuật chế biến món ăn chay” và “Nghề làm Muối ớt Tây Ninh” đưa vào Danh mục di sản văn hoá phi vật thể quốc gia. Song song đó, ngành phối hợp tổ chức triển lãm và trình diễn di sản văn hoá phi vật thể “Đờn ca tài tử” trên đỉnh Núi Bà Đen đã thu hút đông đảo khách tham quan, thưởng thức.
Tổ chức Lễ phát động Tháng hoạt động Thể dục thể thao cho mọi người và Ngày chạy Olympic vì sức khỏe toàn dân năm 2023 trên địa bàn tỉnh Tây Ninh. Thành lập đoàn thể thao môn Bóng đá tham gia thi đấu tại Vòng loại Giải Bóng đá vô địch U17 quốc gia 2023. Đăng cai tổ chức thành công 04/7 giải thể thao cấp quốc gia, khu vực, đạt 57,14% kế hoạch năm; tổ chức 09/23 giải thể thao cấp tỉnh, đạt 39,13% kế hoạch năm.
Ban hành Kế hoạch tuyên truyền cải cách hành chính năm 2023; Kế hoạch đào tạo chuyển đổi số và an toàn thông tin mạng năm 2023; Bộ chỉ số Đánh giá năng lực cạnh tranh sở, ban, ngành tỉnh và Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố (DDCI) thuộc tỉnh Tây Ninh; Bộ Chỉ số cải cách hành chính năm 2023.
Tổ chức họp, thảo luận, tìm ra các nguyên nhân khách quan, chủ quan, và đề ra 09 giải pháp trọng tâm thúc đẩy CCHC, môi trường đầu tư – nâng cao chỉ số PCI, PAPI, PAR INDEX, SIPAS. Xây dựng kế hoạch thúc đẩy, nâng cao chất lượng cung cấp dịch vụ công trực tuyến. Đã có 17/20 sở, ban, ngành thực hiện tích hợp số liệu các chỉ tiêu theo Nghị quyết Đại hội XI Đảng bộ tỉnh trên IOC và trên ứng dụng Tây Ninh Smart. Hoàn thành tích hợp số liệu ngành du lịch trên IOC và đang chạy thử nghiệm trên hệ thống IOC Webs.
Kết quả giải quyết thủ tục hành chính từ ngày 15/12/2022 đến 14/6/2023: số hồ sơ tiếp nhận phải giải quyết là 284.453 hồ sơ, trong đó có 270.309 hồ sơ giải quyết trước hạn, đúng hạn (95,03%); 8.204 hồ sơ chưa giải quyết – còn hạn (2,88%); 5.940 hồ sơ đã giải quyết – quá hạn (2,09%). Số hồ sơ trễ hạn chủ yếu là lĩnh vực đất đai.
Triển khai thực hiện Đề án “Rà soát, điều chỉnh biên chế gắn với vị trí việc làm công chức trong cơ quan, tổ chức hành chính thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh của tỉnh Tây Ninh”. Ban hành Đề án thí điểm thi tuyển chức danh Phó Giám đốc Sở và tương đương thuộc diện Ban Thường vụ Tỉnh uỷ quản lý trên địa bàn tỉnh Tây Ninh. Thực hiện chính sách tinh giản biên chế theo Nghị định 108/2014/NĐ-CP cho 32 trường hợp.
Công tác tuyên truyền phổ biến, giáo dục pháp luật cho người dân được thực hiện với nhiều hình thức, biện pháp phù hợp với từng nhóm đối tượng và địa bàn thực hiện, đã thực hiện được 2.583 cuộc tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật với hơn 82.389 lượt người tham gia, tuyên truyền qua hệ thống loa truyền thanh 4.820 giờ, các tủ sách pháp luật ở cơ sở đã thu hút 541 lượt người đọc.
Thực hiện trợ giúp pháp lý bằng hình thức tham gia tố tụng 152 vụ cho 152 người thuộc diện được trợ giúp pháp lý miễn phí. Thực hiện 08 đợt, cấp phát 1.864 tài liệu, tờ gấp pháp luật cho 338 lượt người tham dự. Tư vấn pháp luật tại buổi truyền thông 21 vụ cho 21 người; tư vấn pháp luật tại trụ sở cho 59 lượt người dân. Công tác hòa giải cơ sở đã tiếp nhận 223 vụ. Tổng số vụ đưa ra hòa giải là 223 vụ, trong đó hòa giải thành 208 vụ, đạt tỷ lệ 93,3%. Hoà giải không thành 15 vụ, chiếm tỷ lệ 6,7%.
Thi hành án dân sự (từ ngày 1/10/2022 đến 31/5/2023): Tổng số việc giải quyết là 20.712 việc (trong đó số thụ lý mới là 9.556 việc). Tổng số việc phải thi hành: 20.485 việc, trong đó số việc có điều kiện thi hành 14.173 việc, đã thi hành xong 6.983 việc; số việc chưa có điều kiện giải quyết 6.052 việc.
Thực hiện 43 cuộc thanh tra hành chính (kỳ trước chuyển sang 17 cuộc; 25 cuộc theo kế hoạch và 18 cuộc đột xuất), chủ yếu trên lĩnh vực tài chính ngân sách (15/43 cuộc), còn lại là các lĩnh vực đất đai, quản lý hành chính, xây dựng cơ bản; đã ban hành kết luận 18 cuộc; phát hiện vi phạm 5.760 triệu đồng và 59 m2 đất, kiến nghị thu hồi 3.648 triệu đồng, kiến nghị khác 2.112 triệu đồng và 59 m2 đất, kiến nghị xử lý hành chính đối với 11 tổ chức và 152 cá nhân.
Thanh tra, kiểm tra chuyên ngành đã triển khai 3.611 cuộc, ban hành kết luận 3.591 cuộc đối với 9.280 cá nhân và 533 tổ chức, phát hiện 158 cá nhân và 62 tổ chức vi phạm, đã ban hành 186 quyết định xử phạt hành chính với số tiền 3.181 triệu đồng, số tiền đã thu qua kiến nghị thu hồi và xử phạt vi phạm hành chính là 2.629 triệu đồng (đạt 83%), vi phạm chủ yếu trong lĩnh vực giao thông, môi trường, kiểm dịch, y tế.
Công tác tiếp dân và giải quyết khiếu nại tố cáo của công dân: Toàn tỉnh đã tiếp 879 lượt/775 người/672 vụ việc; phân loại, xử lý kịp thời 105 đơn khiếu nại, tố cáo đủ điền kiện xử lý. Tổng số đơn khiếu nại, tố cáo thuộc thẩm quyền giải quyết là 58 đơn (54 đơn khiếu nại, 04 đơn tố cáo), đã giải quyết 20 đơn (17 đơn khiếu nại, 03 đơn tố cáo), đạt 34% trên tổng số thụ lý, số còn lại đang xác minh, xem xét giải quyết.
Ban hành Kế hoạch thực hiện công tác phòng, chống tham nhũng năm 2023; tổ chức 490 cuộc tuyên truyền với 15.728 lượt người tham dự.
Thực hiện thanh tra, kiểm tra việc thực hiện các quy định về công khai minh bạch tại 06 cơ quan, phát hiện 02 cơ quan còn hạn chế, thiếu sót; tiến hành 07 cuộc thanh tra, kiểm tra 09 đơn vị về công tác quản lý sử dụng tài chính liên quan đến chế độ, định mức, tiêu chuẩn, phát hiện sai phạm 07 cuộc/43 người với số tiền sai phạm đã xử lý 3,2 tỷ đồng; thực hiện kiểm soát xung đột lợi ích năm 2023 phát hiện và xử lý 03 vụ, 03 người theo quy định của pháp luật; thực hiện chuyển đổi 11/132 trường hợp nhằm phòng ngừa tham nhũng. Tiến hành xác minh tài sản, thu nhập đối với 42 trường hợp năm 2023, hiện đang xem xét kết luận theo quy định.
Kết quả điều tra, truy tố, xét xử các vụ tham nhũng trong phạm vi theo dõi, quản lý của địa phương: khởi tố 01 vụ án, 01 bị can; truy tố 05 vụ, 10 bị can; xét xử sơ thẩm 06 vụ, 14 bị cáo; xét xử phúc thẩm 03 vụ, 05 bị cáo; hiện đang tiếp tục theo dõi 03 vụ, 07 người có dấu hiệu tham nhũng đang được xử lý, chưa có kết quả xét xử sơ thẩm; xử lý kỷ luật 01 lãnh đạo, xử lý hình sự 04 lãnh đạo, 02 lãnh đạo đủ điều kiện để miễn trách nhiệm.
Thực hiện tốt công tác quân sự, quốc phòng địa phương, hoàn thành công tác tuyển quân năm 2023 đạt chỉ tiêu ở 03 cấp. Tổ chức hội nghị tổng kết 10 năm thực hiện Nghị quyết Trung ương 8 khóa XI về Chiến lược bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới. Bàn giao 30 căn nhà/06 điểm dân cư liền kề chốt dân quân, lũy kế đã xây dựng 115 căn nhà/21 điểm dân cư liền kề chốt dân quân. Tổ chức tìm kiếm quy tập hài cốt liệt sỹ quân tình nguyện Việt Nam hy sinh trong các thời kỳ chiến tranh ở Campuchia về nước, kết quả đã quy tập được 120 bộ hài cốt liệt sỹ. Các lực lượng Công an, Quân sự, Biên phòng đã phối hợp chặt chẽ, theo dõi nắm chắc tình hình, giữ vững ổn định an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội trên địa bàn; tuần tra, kiểm soát bảo đảm an ninh trật tự trên tuyến biên giới. Đảm bảo an ninh, an toàn tuyệt đối cho Hội nghị lần thứ 12 về hợp tác và phát triển các tỉnh biên giới Việt Nam-Campuchia diễn ra tại tỉnh.
Tình hình trật tự an toàn xã hội (từ ngày 15/12/2022 đến ngày 14/06/2023): Tiếp nhận 599 vụ việc có dấu hiệu vi phạm pháp luật hình sự (giảm 26 vụ so với CK). Trong đó tội phạm rất nghiêm trọng và đặc biệt nghiêm trọng tiếp nhận 126 vụ (tăng 29 vụ so với CK), làm rõ 116 vụ 195 đối tượng, đạt 92,06% (vượt tỷ lệ Bộ Công an giao 2,06%).
Tội phạm về trật tự xã hội xảy ra 290 vụ (giảm 09 vụ so với CK), điều tra làm rõ 251 vụ 426 đối tượng, đạt tỷ lệ 86,55%. Tội phạm về cờ bạc xảy ra 68 vụ (giảm 19 vụ so với CK), điều tra khám phá 68 vụ 425 đối tượng, đạt tỷ lệ 100%. Tội phạm về kinh tế phát hiện 50 vụ, 78 đối tượng (tăng 04 vụ so với CK). Tội phạm về tham nhũng phát hiện 02 vụ (tăng 01 vụ so với CK), khởi tố 02 vụ, 07 bị can. Tội phạm về ma túy phát hiện 145 vụ (giảm 18 vụ so với CK), điều tra làm rõ 145 vụ, 255 đối tượng, đạt tỷ lệ 100%; Tội phạm về môi trường phát hiện 05 vụ (tăng 01 vụ so với CK), điều tra làm rõ và khởi tố 05 vụ, 05 bị can, đạt tỷ lệ 100%. Tội phạm về giao thông tiếp nhận 38 vụ, điều tra làm rõ và khởi tố 38 vụ 42 bị can, đạt tỷ lệ 100%. Tội phạm khác xảy ra 01 vụ, điều tra làm rõ và khởi tố 01 vụ, 11 bị can, đạt tỷ lệ 100%.
Tai nạn giao thông (từ ngày 15/12/2022 đến ngày 14/05/2023): Xảy ra 53 vụ, chết 29 người, bị thương 26 người. So với CK, tăng 14 vụ, tăng 12 người chết, giảm 05 người bị thương. Tình hình cháy, nổ: xảy ra 03 vụ cháy (tương đương CK), không gây thiệt hại về người, thiệt hại tài sản khoảng 50 triệu đồng.
Tiếp tục củng cố, nâng cao hiệu quả công tác đối ngoại, giải quyết tốt công tác bảo hộ công dân và người nước ngoài nhập cảnh trái phép vào Tây Ninh. Tổ chức Họp mặt hữu nghị mừng Xuân Quý Mão năm 2023 với các đại biểu Vương quốc Campuchia và tham dự tết cổ truyền dân tộc Khmer tại các tỉnh giáp biên thuộc Vương quốc Campuchia. Triển khai thực hiện các chương trình hợp tác đã ký kết, phối hợp bảo đảm an ninh trật tự trên khu vực biên giới, xây dựng đường biên giới hòa bình, hữa nghị và hợp tác.