Tình hình thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2023

Thứ năm - 30/11/2023 10:11 3.410 0
Ngay từ đầu năm, UBND tỉnh đã chỉ đạo các ngành, địa phương tập trung triển khai nhiệm vụ, giải pháp về phát triển kinh tế - xã hội và dự toán ngân sách nhà nước, phấn đấu hoàn thành ở mức cao nhất kế hoạch năm 2023

1.   Về kinh tế

Tổng sản phẩm trong tỉnh (GRDP – theo giá so sánh 2010) ước thực hiện 59.235 tỷ đồng, ước tăng 5,5% so với CK (KH 2023: tăng 8% trở lên). Tỷ trọng nông - lâm - thủy sản; công nghiệp - xây dựng; dịch vụ (chưa tính thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm) trong GRDP theo giá hiện hành ước đạt 19,5% - 44,8% - 31,% (KH 2023: 18-19%; 46-47%; 29-30%). GRDP bình quân đầu người ước đạt 3.900 USD (KH 2023: 4.100 USD).

−    Nông nghiệp

Ngành nông nghiệp tiếp tục thực hiện cơ cấu lại theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững. Triển khai thực hiện Kế hoạch thực hiện Kế hoạch số 129-KH/TU ngày 04/01/2023 của Tỉnh ủy Tây Ninh về việc thực hiện Nghị quyết số 19-NQ/TW ngày 16/6/2022 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa XIII) về nông nghiệp, nông dân, nông thôn đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.

Năm 2023, sản xuất nông nghiệp được duy trì ổn định, đáp ứng tiến độ mùa vụ. Tổng diện tích gieo trồng ước đạt 259.328 ha, tăng 0,6% so với CK, trong đó: cây lúa: 148.488 ha, tăng 0,5% so với CK; mía: 7.175 ha, tăng 14,7% so CK; mì: 62.400 ha, tăng 1,1% so CK; bắp: 5.068 ha, bằng 98,5 so CK; đậu phộng: 2.994 ha, bằng 88,1% so CK. Đến 31/10/2023, có 378 ha thực hiện chuyển đổi cơ cấu cây trồng, ước tổng diện tích chuyển đổi năm 2023 đạt 400 ha. Lũy kế từ năm 2016 đến cuối năm 2023 đã thực hiện chuyển đổi 40.600 ha, trong đó chuyển sang trồng cây hàng năm là 34.300 ha và chuyển đổi sang trồng cây lâu năm là 6.300 ha. Giá trị sản phẩm bình quân thu được trên 01 ha đất trồng trọt ước đạt 109 triệu đồng, tăng 03 triệu đồng so với năm 2022 (KH 2023: 108 triệu đồng).

Tình hình sâu bệnh hại cây trồng tăng so với CK nhưng chủ yếu ở mức nhiễm nhẹ, không ảnh hưởng năng suất, chất lượng nông sản.

Thực hiện tốt các biện pháp phòng, chống dịch bệnh trên đàn vật nuôi, triển khai tiêm phòng gia súc, gia cầm nhằm nâng cao hiệu quả công tác phòng, chống dịch bệnh. Sản lượng một số sản phẩm chăn nuôi chủ yếu: thịt heo: 50.415 tấn, tăng 11,4% so CK; thịt bò: 3.000 tấn, tăng 2,1% so CK; thịt gia cầm các loại: 49.743 tấn, tăng 21,2% so CK. Cơ cấu chăn nuôi tiếp tục chuyển dịch từ chăn nuôi nhỏ lẻ sang chăn nuôi quy mô trang trại tập trung, đảm bảo an toàn sinh học. Tiếp tục khuyến khích các cơ sở chăn nuôi sản xuất theo quy trình VietGAHP và an toàn dịch bệnh.

Có 04 dự án đầu tư chăn nuôi mới, 18 dự án được chấp thuận chủ trương đầu tư và chấp thuận điều chỉnh chủ trương đầu tư. Lũy kế đến nay, trên địa bàn tỉnh có 146 dự án lĩnh vực chăn nuôi đang hoạt động. Thực hiện thẩm định 181 dự án nhà yến với 260 nhà yến, trong đó có 159 dự án phù hợp với quy định.

Diện tích nuôi trồng thủy sản ước đạt 546 ha, tăng 1,1% so với CK; sản lượng ước đạt 16.012 tấn, tăng 2,3% so với CK. Diện tích nuôi trồng thủy sản tập trung chủ yếu tại các huyện Dương Minh Châu, Châu Thành, Bến Cầu và thị xã Trảng Bàng.

Triển khai công tác trồng rừng năm 2023, trồng mới 452 ha, đạt KH đề ra, nguồn giống cây trồng đưa vào trồng rừng đảm bảo đủ số lượng và đạt chất lượng theo quy định. Chăm sóc 602 ha rừng trồng phòng hộ và rừng đặc dụng, thực hiện tốt các công đoạn bảo vệ, chăm sóc, trồng dặm và chống cháy đảm bảo rừng trồng sinh trưởng và phát triển tốt, tỷ lệ sống cao. Thực hiện kiểm tra định kỳ công tác PCCCR, kịp thời phát hiện và có biện pháp khắc phục kịp thời. Trong năm, đã xảy ra 06 vụ cháy rừng với diện tích 9,15 ha, gây thiệt hại thảm thực vật dưới tán rừng, cây rừng không bị ảnh hưởng. Xảy ra 121 vụ vi phạm quy định về Luật Lâm nghiệp (tăng 53 vụ so với CK), đã xử lý hành chính 93 vụ, chuyển Công an khởi tối vụ án hình sự 02 vụ.

Xảy ra 59 vụ thiên tai do mưa lớn, lốc, sét (giảm 37 vụ so với CK), gây thiệt hại 167 căn nhà, 37,6 ha cây trồng và một số hư hại khác. Tổng giá trị thiệt hại khoảng 4,3 tỷ đồng.

Tình hình đầu tư và chế biến:

+Diện tích mía được đầu tư và bao tiêu niên vụ 2022-2023 là 13.422 ha, bằng so với CK (đầu tư trong tỉnh: 4.824 ha; đầu tư tại Campuchia: 8.598 ha); lượng mía đưa vào sản xuất là 892.715 tấn mía (tăng 8,0% so với CK); lượng đường sản suất là 81.793 tấn đường (tăng 11,1% so với CK); CCS bình quân 9,54 CCS; tạp chất bình quân 3,64%; tỷ lệ xơ bình quân 17,95%. 

+ Uớc khối lượng củ mì đưa vào chế biến khoảng 3.970.225 tấn, tăng 1,8% so với CK, sản xuất được 992.556 tấn bột (trong đó sản xuất công nghiệp là 3.374.691 tấn củ, với 843.672 tấn bột; cơ sở vừa và nhỏ là 595.533 tấn củ, với 148.883 tấn bột); giá thu mua củ mì tươi dao động từ 3.700-4.200 đồng/kg (30 chữ bột) tùy khu vực và thời điểm.

Tỉnh đã tổ chức Diễn đàn kết nối doanh nghiệp đầu tư, phát triển hệ sinh thái nông nghiệp công nghệ cao tỉnh Tây Ninh năm 2023, có 04 biên bản ghi nhớ hợp tác được ký kết giữa UBND tỉnh Tây Ninh với các tổ chức và doanh nghiệp tại Diễn đàn; Hội nghị ký kết cung ứng sản phẩm giữa các Doanh nghiệp tỉnh Tây Ninh và Liên hiệp Hợp tác xã Thương mại TP.HCM (Saigon Co.op), các hoạt động này nhằm khai khai thác hiệu quả tiềm năng lợi thế của địa phương để thúc đẩy phát triển nông nghiệp, nhất là trong lĩnh vực nông nghiệp công nghệ cao.

Tiếp tục duy trì 61/71 xã đã đạt chuẩn nông thôn mới (NTM), 17 xã đã đạt chuẩn NTM nâng cao, 02 xã đạt chuẩn NTM kiểu mẫu và 04 đơn vị cấp huyện hoàn thành nhiệm vụ NTM. Đến cuối năm 2023 tăng thêm 04 xã đạt chuẩn NTM, 08 xã đạt chuẩn NTM nâng cao (KH 2023: 09 xã), 01 xã đạt chuẩn NTM kiểu mẫu (KH 2023: 01 xã), lũy kế có 65/71 xã đạt chuẩn NTM, đạt 91,5% (KH 2023: 91,5%), trong đó 100% xã biên giới đạt chuẩn NTM, 25 xã đạt chuẩn NTM nâng cao, 04 đơn vị cấp huyện hoàn thành nhiệm vụ xây dựng NTM. Tổ chức đánh giá, công nhận, công bố sản phẩm OCOP, dự kiến khoảng 22 sản phẩm. Lũy kế đến cuối năm 2023, trên địa bàn tỉnh có khoảng 90 sản phẩm OCOP được công nhận từ 3 sao trở lên.

−    Công nghiệp

Sản xuất công nghiệp tiếp tục có tăng trưởng nhưng vẫn còn thấp, chỉ số sản xuất công nghiệp cả năm ước tăng 8,9% so với CK (KH 2023: tăng 15%)tỷ trọng công nghiệp chế biến, chế tạo trong GRDP đạt 36,06% (KH 2023: 37%).

Một số nhóm ngành có chỉ số tăng: Nhóm ngành công nghiệp chế biến, chế tạo tăng 9,5%; Nhóm ngành cung cấp nước, hoạt động quản lý và xử lý rác thải, nước thải tăng 2,8%. Riêng nhóm ngành khai khoáng giảm mạnh 19,8%.

Một số sản phẩm công nghiệp chủ yếu của tỉnh có sản lượng tăng như: Đường các loại (+35,1%); Clanke Poolan (+11,7%); Dịch vụ thu gom rác thải không độc hại không thể tái chế (+16,4%). Các sản phẩm khác ổn định và sản lượng sản xuất tương đương CK.

Ban hành Kế hoạch phát triển công nghiệp hỗ trợ trên địa bàn tỉnh Tây Ninh giai đoạn 2023-2025 với mục tiêu sản xuất sản phẩm công nghiệp hỗ trợ phục vụ hoạt động sản xuất và xuất khẩu, tham gia chuỗi giá trị toàn cầu, góp phần đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế của địa phương theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Xác định định hướng loại hình, tính chất của Khu công nghiệp Hiệp Thạnh. Thu hút mới đầu tư trong nước và nước ngoài vào các khu công nghiệp, khu kinh tế đạt 734 triệu USD, trong đó cấp mới cho 28 dự án với vốn đầu tư 283 triệu USD; tăng vốn 36 lượt dự án với vốn tăng 454 triệu USD. Lũy kế, có 397 dự án đầu tư vào các khu công nghiệp, khu kinh tế (296 dự án nước ngoài và 101 dự án trong nước) với vốn đăng ký 9.243 triệu USD và 25.437 đồng.

Triển khai Đề án phát triển cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh Tây Ninh giai đoạn 2023 – 2030. Thực hiện các thủ tục pháp lý về giao đất, cho thuê đất để chủ đầu tư tiến hành dự án đầu tư hạ tầng Cụm công nghiệp Tân Phú theo chủ trương đã được phê duyệt. Xem xét hồ sơ phê duyệt chủ trương đầu tư đồng thời chấp thuận nhà đầu tư thực hiện dự án đầu tư xây dựng hạ tầng Cụm công nghiệp Tân Hội 2. Năm 2023, không có dự án thu hút mới tại các cụm công nghiệp; có 03 lượt dự án nước ngoài tăng vốn với vốn tăng 7,9 triệu USD. Lũy kế, có 24 dự án đăng ký hoạt động với vốn đăng ký 97,3 triệu USD và 1.813,73 tỷ đồng.

Tính đến 31/10/2023, ngành điện đã cung cấp 4.742,32 triệu kWh điệnđảm bảo cung cấp đủ điện phục vụ sản xuất và sinh hoạt, bán sang Campuchia 125,87 triệu kWh điện và tiết kiệm được 124,59 triệu kWh điện. Tỷ lệ số hộ dân có điện sử dụng đạt 99,97%; tỷ lệ số hộ dân ở nông thôn có điện đạt 99,94%.

−    Thương mại, dịch vụ và du lịch

Kim ngạch xuất khẩu đạt 5,79 tỷ USD, đạt 83% so với KH, giảm 9,1% so với CK (KH 2023: tăng 8%), trong đó: Khu vực nhà nước giảm 35,5%, khu vực ngoài Nhà nước giảm 9,1%, khu vực có vốn đầu tư nước ngoài giảm 9%. Các nhóm hàng xuất nhập khẩu chủ lực đều giảm sâu so với CK như: Giày dép (-26,2%), vải (-16,4%), hàng dệt may (-10,7%), máy móc thiết bị và dụng cụ phụ tùng (-7,6%), phương tiện vận tải và phụ tùng (-6,2%), ... Kim ngạch nhập khẩu đạt 4,98 tỷ USD, đạt 81,2% so với KH, giảm 14% so với CK.

Ban hành kế hoạch phát triển hệ thống siêu thị, trung tâm thương mại và chợ theo hướng văn minh, hiện đại trên địa bàn tỉnh Tây Ninh giai đoạn 2023- 2025. Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu các ngành dịch vụ ước đạt 108.055 tỷ đồng, tăng 11,5% so với CK (KH 2023: tăng 12%); trong đó doanh thu bán lẻ hàng hóa ước thực hiện 85.062 tỷ đồng, tăng 11,3% so CK.

Công tác kiểm tra, giám sát thị trường hàng hóa được tăng cường thực hiện, xử lý nghiêm các hành vi găm hàng, tăng giá bất hợp lý, kinh doanh hàng giả, hàng nhái, hàng không đảm bảo chất lượng. Kết quả 10 tháng đầu năm, công tác kiểm tra, kiểm soát, phát hiện, bắt giữ, xử lý 979 vụ vi phạm với 938 đối tượng, tang vật vi phạm trị giá khoảng 16,7 tỷ đồng (hàng hóa vi phạm gồm pháo nổ, thuốc lá điếu, đường cát, quần áo, vải). Đã xử lý hành chính 899 vụ, thu ngân sách 74,3 tỷ đồng, hàng hóa tịch thu chưa thanh lý ước khoảng 5,43 tỷ đồng.

Triển khai thực hiện nhiệm vụ phát triển du lịch năm 2023. Tỉnh đã tổ chức nhiều hoạt động quảng bá, xúc tiến, từng bước khẳng định chất lượng, thương hiệu của du lịch Tây Ninh với trọng tâm là Khu du lịch quốc gia núi Bà Đen, lan tỏa đến các điểm du lịch lân cận. Các khu di tích, điểm tham quan du lịch và các cơ sở lưu trú du lịch trên địa bàn tỉnh từng bước được chỉnh trang cơ sở vật chất và dịch vụ, đảm bảo an ninh phục vụ khách du lịch. Tổng doanh thu du lịch cả năm ước đạt 2.000 tỷ đồng (KH 2023: 1.800 tỷ đồng)vượt 11,1% so KH, tăng 36,5% so CK; với hơn 5,1 triệu lượt khách tham quan tại các khu, điểm du lịch, đạt 102% so KH, tăng 13,2% so CK. Lượng khách tham quan tăng đã thúc đẩy tăng trưởng các ngành như dịch vụ lưu trú, ăn uống và dịch vụ khác.

−    Đầu tư phát triển

Tổng vốn đầu tư phát triển toàn xã hội ước đạt 40.755 tỷ đồng, tăng 10,1% so với CK, đạt 37,4% GRDP (KH 2023: 37% GRDP). Bao gồm: khu vực có vốn đầu tư nước ngoài tăng 13,9%, khu vực dân doanh tăng 9,0%, khu vực nhà nước tăng 3,1% so với CK.

Các tổ chức tín dụng tiếp tục đẩy mạnh công tác huy động vốn, tổng vốn huy động của các tổ chức tín dụng ước cả năm đạt 65.850 tỷ đồng, tăng 7% so với đầu năm (năm 2022 tăng 15%). Tổng dư nợ cho vay đạt 97.445 tỷ đồng, tăng 13,5% so với đầu năm (năm 2022 tăng 13%); tỷ lệ nợ xấu chiếm 0,7% tổng dư nợ cho vay (tỷ lệ nợ xấu năm 2022: 0,32%).

Tiếp tục triển khai các chính sách hỗ trợ theo Nghị quyết số 11/NQ-CP ngày 30/01/2022 của Chính phủ. Đến 31/10/2023: Dư nợ cho vay theo Nghị định số 31/2022/NĐ-CP ngày 20/5/2022 của Chính phủ và Thông tư số 03/2022/TT-NHNN của NHNN Việt Nam đạt 225 tỷ đồng (15 khách hàng), doanh số cho vay được hỗ trợ đạt 1.155 tỷ đồng (17 khách hàng) với số tiền lãi được hỗ trợ lũy kế từ đầu chương trình là 5,8 tỷ đồng; cơ cấu lại thời hạn trả nợ và giữ nguyên nhóm nợ đạt 339 tỷ đồng cho 72 lượt khách hàng, trong đó dư nợ gốc là 323,8 tỷ đồng, dư nợ lãi là 15,3 tỷ đồng. Thực hiện hỗ trợ lãi suất theo Nghị định số 36/2022/NQ-CP ngày 30/5/2022 của Chính phủ: Chi nhánh Ngân hàng Chính sách tỉnh Tây Ninh đã thực hiện hỗ trợ lãi suất các khoản vay với số tiền hỗ trợ là 34,8 tỷ đồng; cho vay ưu đãi thông qua Ngân hàng Chính sách xã hội Chi nhánh Tây Ninh với dư nợ cho vay đạt 226,788 tỷ đồng, 3.597 khách hàng.

Giao dự toán thu, chi ngân sách năm 2023 đúng thời gian quy định. Các ngành phối hợp chặt chẽ trong công tác quản lý, điều hành và khai thác các nguồn thu ngân sách địa phương. Ước tổng thu NSNN trên địa bàn 11.000 tỷ đồng, đạt 100% dự toán được giao (KH 2023: 11.000 tỷ đồng)giảm 9,8% so với CK; trong đó thu nội địa 9.600 tỷ đồng, đạt 100% so dự toán, giảm 8,8% so với CK. Tổng chi cân đối ngân sách địa phương là 12.962 tỷ đồng, tăng 25% so với CK. Tiếp tục triển khai các chính sách miễn, giảm thuế theo Nghị quyết số 11/NQ-CP ngày 30/01/2022 của Chính phủ, ước giảm thu NSNN khoảng 1.379 tỷ đồng.

Tiếp tục chỉ đạo, đôn đốc đẩy nhanh tiến độ thực hiện và giải ngân vốn được giao. Tổng kế hoạch đầu tư công năm 2023 (kể cả Chương trình MTQG và Chương trình phục hồi và phát triển KTXH) do Thủ tướng Chính phủ giao là 4.061,544 tỷ đồngĐến hết ngày 31/10/2023 giải ngân 2.800,629 tỷ đồng, đạt 68,95% kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao, đạt 60,59% kế hoạch HĐND tỉnh giao. Ước giải ngân đến hết ngày 31/01/2024 là 4.406,540 tỷ đồng, hoàn thành kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao, đạt 95,33% kế hoạch HĐND tỉnh giao.

Đối với vốn thực hiện các Chương trình mục tiêu quốc gia, năm 2023 được giao 124,661 tỷ đồng. Đến ngày 31/10/2023 giải ngân 102,576 tỷ đồng, đạt 82,28% KH.

Đối với vốn đầu tư công chương trình phục hồi, phát triển kinh tế - xã hội nguồn NSTW hỗ trợ được Thủ tướng Chính phủ giao đầu năm là 130 tỷ đồng để thực hiện 03 dự án thuộc lĩnh vực Y tế. Tỉnh đã giao chi tiết kế hoạch vốn cho 03 dự án là 119 tỷ đồng, số vốn còn lại là 11 tỷ đồng không có khả năng giải ngân trong năm được điều chuyển sang dự án Đường liên tuyến kết nối vùng N8-787B-789 (theo tinh thần Nghị quyết số 93/2023/QH15 ngày 22/6/2023 của Quốc hội). Đến ngày 31/10/2023 giải ngân 19,988 tỷ đồng, đạt 15,4%KH.

Tiến độ triển khai một số dự án trọng điểm kết nối vùng:

+ Dự án đầu tư xây dựng đường cao tốc Thành phố Hồ Chí Minh – Mộc Bài: Đã thống nhất với Thành phố Hồ Chí Minh về bố trí nút giao giữa dự án với đường Hồ Chí Minh, phương án tổ chức thực hiện và cơ chế vốn để xây dựng tường chắn song âm. Dự kiến Thủ tướng Chính phủ phê duyệt chủ trương đầu tư dự án trong quý IV/2023.

+ Dự án đầu tư xây dựng đường cao tốc Gò Dầu - Xa Mát (giai đoạn 1 từ Gò Dầu đến thành phố Tây Ninh): Công ty Cổ phần Tập đoàn Mặt Trời (Tập đoàn Sun Group) đang lập Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi dự án và hồ sơ đề xuất đầu tư dự án đường cao tốc Gò Dầu – Xa Mát theo phương thức đối tác công tư (PPP).

+ Đường liên tuyến kết nối vùng N8-787B-789: dự án thành phần 1 - đường N8 (dự kiến khởi công trong quí IV/2023); dự án thành phần 2 - đường ĐT.787B (dự kiến hoàn thành quý II/2024) và dự án thành phần 3 - đường ĐT.789 (dự kiến hoàn thành quý IV/2024).

+ Trung tâm logistics, cảng cạn ICD và cảng tổng hợp tại xã Hưng Thuận, thị xã Trảng Bàng, tỉnh Tây Ninh: Đã được Thủ tướng Chính phủ chấp thuận cho UBND tỉnh quyết định chuyển mục đích sử dụng 213,86 ha đất trồng lúa sang đất phi nông nghiệp để thực hiện dự án (Công văn số 500/TTg-NN ngày 02/6/2023). Hiện nay, các đơn vị đang phối hợp thực hiện công tác kiểm điếm, GPMB và lập báo cáo nghiên cứu khả thi dự án.

−    Thu hút đầu tư, phát triển doanh nghiệp

Tổ chức Đoàn cán bộ, công chức, đi tham dự Lễ hội văn hóa Gaya kết hợp xúc tiến đầu tư tại Gimhae, Hàn Quốc và Đoàn xúc tiến đầu tư tỉnh Tây Ninh tại Trung Quốc năm 2023. Mục tiêu quảng bá tiềm năng, thế mạnh của tỉnh, tiếp cận, kết nối các nhà đầu tư để kịp thời thu hút dòng vốn đầu tư mới. Ban hành danh mục dự án thu hút đầu tư lĩnh vực xã hội hóa trên địa bàn tỉnh Tây Ninh đến năm 2025, làm cơ sở tổ chức mời gọi, thu hút đầu tư vào địa bàn tỉnh hiệu quả hơn.

Thu hút vốn đầu tư trong nước ước đạt 12.545 tỷ đồng, giảm 24,3% so với CK, trong đó: cấp mới 27 dự án với tổng vốn đăng ký 9.913 tỷ đồng, có 02 dự án được chấp thuận chủ trương đầu tư và đang thực hiện thủ tục lựa chọn nhà đầu tư; 16 lượt dự án điều chỉnh tăng vốn với vốn tăng 2.766 tỷ đồng; 03 lượt dự án giảm vốn với số vốn giảm 134 tỷ đồng; 01 dự án nước ngoài chuyển thành dự án trong nước với vốn đăng ký là 22,8 tỷ đồng; 06 dự án chấm dứt hoạt động với vốn đăng ký 307 tỷ đồng. Lũy kế, trên địa bàn tỉnh có 700 dự án đầu tư trong nước còn hiệu lực với vốn đăng ký là 130.663 tỷ đồng; trong đó: 411 dự án đi vào hoạt động với số vốn 74.233 tỷ đồng, 93 dự án đang triển khai xây dựng với số vốn 13.142 tỷ đồng, 168 dự án chưa xây dựng với số vốn 42.003 tỷ đồng, 23 dự án dừng hoạt động với số vốn 1.285 tỷ đồng, 05 dự án đang lựa chọn nhà đầu tư theo quy định.

Thu hút vốn đầu tư nước ngoài ước đạt 751 triệu USD, tăng 8,5% so với CK, trong đó: cấp mới cho 30 dự án với vốn đầu tư 283 triệu USD; 42 lượt dự án điều chỉnh tăng vốn với vốn tăng 471 triệu USD; 02 lượt dự án điều chỉnh giảm vốn với vốn giảm 2,4 triệu USD; 01 dự án nước ngoài chuyển thành dự án trong nước với vốn đăng ký 01 triệu USD; 12 dự án chấm dứt hoạt động với vốn đăng ký 33 triệu USD. Lũy kế, trên địa bàn tỉnh có 369 dự án đầu tư nước ngoài với vốn đăng ký: 9.732 triệu USD. Trong đó: 246 dự án đang hoạt động với số vốn 7.768 triệu USD; 37 dự án đang xây dựng với số vốn 691 triệu USD; 75 dự án chưa triển khai với số vốn 1.239 triệu USD; 11 dự án dừng hoạt động với số vốn 34 triệu USD; vốn thực hiện lũy kế chiếm khoảng 50% tổng vốn đăng ký.

Đã cấp giấy chứng nhận đăng ký thành lập mới cho 809 doanh nghiệp với tổng vốn đăng ký là 5.621 tỷ đồng, so với CK giảm 3,2% về số doanh nghiệp và giảm 62,7% về vốn đăng ký. Có 122 doanh nghiệp giải thể với số vốn 1.176 tỷ đồng, so với CK giảm 18,7% về số doanh nghiệp và 29,2% về vốn. Lũy kế có 8.112 doanh nghiệp với tổng vốn đăng ký 196.206 tỷ đồng.

Thành lập mới 12 hợp tác xã (HTX), giải thể 05 HTX. Lũy kế đến nay trên địa bàn tỉnh có 185 HTX, tăng 07 HTX so với CK. Tổng số thành viên HTX là 38.496 thành viên, tăng 1.486 thành viên so với CK. Doanh thu bình quân đạt 8,7 tỷ đồng/HTX, lãi bình quân đạt 350 triệu đồng/HTX, thu nhập bình quân của 01 lao động thường xuyên trong HTX là 74 triệu đồng/năm. Ban hành Nghị quyết quy định chính sách hỗ trợ phát triển kinh tế tập thể, hợp tác xã trên địa bàn tỉnh Tây Ninh giai đoạn 2023-2025.

−    Quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường

Ban hành Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết số 37/NQ-CP ngày 17/3/2023 của Chính phủ và Kế hoạch số 127-KH/TU ngày 04/01/2023 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh về việc thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW ngày 16/6/2022 của Hội nghị lần thứ năm Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII về “Tiếp tục đổi mới, hoàn thiện thể chế, chính sách, nâng cao năng lực, hiệu quả quản lý và sử dụng đất, tạo động lực đưa nước ta trở thành nước phát triển có thu nhập cao”.

Triển khai thực hiện lấy ý kiến Nhân dân đối với dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi). Báo cáo Bộ Tài nguyên và Môi trường và Văn phòng Chính phủ về kết quả thực hiện Quyết định số 326/QĐ-TTg ngày 09/3/2022 của Thủ tướng Chính phủ và tổng hợp chỉ tiêu sử dụng đất cần điều chỉnh trong Quy hoạch sử dụng đất đến năm 2030 và Kế hoạch sử dụng đất đến năm 2025 tỉnh Tây Ninh. Ban hành Quy định về điều kiện tách thửa đất, hợp thửa đất và diện tích tối thiểu được tách thửa đối với từng loại đất trên địa bàn tỉnh Tây Ninh.

Công tác đăng ký đất đai, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất; công tác cho thuê đất, thẩm định giá đất, đấu giá quyền sử dụng đất… được thực hiện theo đúng quy định. Chấn chỉnh, tăng cường công tác kiểm tra, thanh tra, xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm. Đã thực hiện cấp 309 giấy chứng nhận cho tổ chức với tổng diện tích 133,83 ha; cấp 103.920 giấy chứng nhận cho hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất với diện tích 22.903,59 ha, trong đó cấp 2.073 giấy chứng nhận lần đầu với diện tích 486,36 ha. Tiếp tục triển khai thực hiện xây dựng và vận hành cơ sở dữ liệu đất đai.

Tiếp nhận quản lý và xây dựng phương án hỗ trợ diện tích đất quá sau phân giới cắm mốc biên giới đất liền Việt Nam – Campuchia (các huyện: Bến Cầu, Tân Biên, Châu Thành và Thị xã Trảng Bàng). Sơ kết triển khai thực hiện Phương án sử dụng quỹ đất Công ty TNHH MTV Mía đường Tây Ninh và Công ty Cổ phần Cao su 1-5 Tây Ninh bàn giao địa phương quản lý. Phê duyệt Phương án sử dụng đất của Công ty TNHH MTV 30-4 Tây Ninh.

Công tác cấp phép khai thác khoáng sản, giấy phép về thăm dò, khai thác nước dưới đất, giấy phép xả thải vào nguồn nước đảm bảo theo quy định. Thực hiện tốt các biện pháp bảo vệ môi trường, tài nguyên, khoáng sản chưa khai thác; bảo đảm an ninh trật tự, an toàn xã hội tại khu vực có quy hoạch khoáng sản theo quy định. Đã cấp, gia hạn, điều chỉnh 58 giấy phép khai thác nước dưới đất, 18 giấy phép thăm dò nước dưới đất. Ban hành 46 quyết định phê duyệt tiền cấp quyền khai thác tài nguyên nước; cấp 19 giấy phép hoạt động khoáng sản, gồm: 04 giấy phép thăm dò khoáng sản; 03 quyết định phê duyệt trữ lượng khoáng sản; 09 giấy phép khai thác khoáng sản (03 giấy phép cấp mới, 04 giấy phép khai thác thu hồi đất san lấp từ các dự án đầu tư công trình được phê duyệt, 01 giấy phép gia hạn, 01 giấy phép chuyển nhượng quyền khai thác khoáng sản); 03 quyết định phê duyệt đề án đóng cửa mỏ khoáng sản.

Tiếp tục thực hiện các đề tài, dự án và nhiệm vụ về môi trường. Tích cực tuyên truyền về bảo vệ môi trường với nhiều hình thức như đăng thông tin chuyên trang định kỳ tháng, phóng sự về bảo vệ môi trường, treo băng rôn hưởng ứng tại khu vực công cộng. Tổ chức các hoạt động hưởng ứng Ngày môi trường Thế giới, Chiến dịch làm cho Thế giới sạch hơn, Ngày Khí tượng Thế giới,… Duy trì 100% tỷ lệ chất thải rắn nguy hại của các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ thuộc đối tượng cấp sổ đăng ký chủ nguồn thải chất thải nguy hại được thu gom, xử lý.

Tăng cường công tác quản lý nhà nước về cấp nước sạch cả khu vực thành thị và nông thôn, quản lý vận hành khai thác các công trình cấp nước sạch. Nâng cao chất lượng, an toàn đối với các công trình cấp nước hiện có trên địa bàn tỉnh. Tỷ lệ dân cư đô thị sử dụng nước sạch, nước hợp vệ sinh đạt 100%, trong đó số hộ đô thị sử dụng nước sạch so với năm 2022 tăng 6,1% (tương đương 2.703 hộ - KH 2023: tăng 2% so với năm 2022). Tỷ lệ hộ dân cư nông thôn sử dụng nước sạch hợp vệ sinh đạt 99,6%, trong đó tỷ lệ đạt quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước sinh hoạt đạt 68%.

−    Công tác quy hoạch, hợp tác phát triển và liên kết vùng

Hội đồng nhân dân tỉnh đã thông qua Nghị quyết về Quy hoạch tỉnh Tây Ninh thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050hiện nay Quy hoạch tỉnh đang được hoàn thiện sau rà soát để đóng dấu xác nhận hồ sơ, tài liệu Quy hoạch tỉnh Tây Ninh theo quy định  trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt trong tháng 12/2023.

Xây dựng nhiệm vụ điều chỉnh Quy hoạch chung Khu kinh tế cửa khẩu Xa Mát đến năm 2045. Trình Bộ Xây dựng thẩm định đồ án quy hoạch chung xây dựng Khu kinh tế cửa khẩu Mộc Bài đến năm 2045. Thực hiện lấy ý kiến Bộ Xây dựng về Đồ án điều chỉnh quy hoạch chung thành phố Tây Ninh đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050. Triển khai lập Báo cáo đề xuất chủ trương đầu tư dự án Không gian mở khu vực Sân vận động tỉnh Tây Ninh và Công viên Xuân Hồng.

Triển khai kế hoạch thực hiện Chương trình hành động của Tỉnh ủy thực hiện Nghị quyết của Bộ Chính trị về phát triển kinh tế - xã hội và bảo đảm quốc phòng, an ninh vùng Đông Nam bộ đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045. Thành lập Tổ điều phối tỉnh Tây Ninh để triển khai các hoạt động điều phối vùng Đông Nam Bộ. Tích cực triển khai hực hiện nhiệm vụ các tháng cuối năm 2023 của Hội đồng điều phối vùng Đông Nam Bộ. Tham gia góp ý hoàn thiện Quy hoạch vùng Đông Nam Bộ thời kỳ 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2050.

Chủ động, tích cực phối hợp với các tỉnh thành sơ kết, tổng kết và xây dựng các chương trình hợp tác phát triển cơ chế phối hợp liên kết vùng. Triển khai thực hiện Chương trình hợp tác kinh tế - xã hội giai đoạn 2022-2025 giữa tỉnh Bình Phước và tỉnh Tây Ninh, Chương trình hợp tác phát triển kinh tế xã hội giai đoạn 2023-2025 giữa tỉnh Bình Dương và tỉnh Tây Ninh, Thỏa thuận hợp tác phát triển kinh tế - xã hội giữa Thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh vùng Đông Nam Bộ đến năm 2025. Triển khai thực hiện Kế hoạch triển khai các nội dung hợp tác giữa UBND tỉnh Tây Ninh với Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2023-2026. Chuẩn bị nội dung sơ kết và ký kết hợp tác phát triển đến năm 2025 giữa Tây Ninh với Long An và Tây Ninh với Thành phố Hồ Chí Minh. Tổ chức thành công sự kiện Ngày Tây Ninh tại Hà Nội năm 2023, quảng bá hình ảnh Tây Ninh, giới thiệu đầu tư và kết nối thương mại.

Thực hiện Biên bản ghi nhớ hợp tác nghiên cứu đề xuất Dự án đầu tư Khu công nghiệp – Đô thị và Công ty Liên danh Khu công nghiệp Việt Nam – Singapore (VSIP), tỉnh đã thống nhất cho Liên danh Tổng Công ty Đầu tư và Phát triển Công nghiệp - CTCP (Becamex IDC) - Công ty Liên danh TNHH Khu Công nghiệp Việt Nam - Singapore (VSIP) - Tập đoàn Công nghiệp cao su Việt Nam - CTCP (VRG) nghiên cứu khảo sát tổng thể 04 dự án gồm: Tuyến đường sắt Bàu Bàng – Mộc Bài (chiều dài 57 km), Khu công nghiệp - đô thị - dịch vụ Bến Củi, Khu Công nghiệp - đô thị - dịch vụ Thạnh Đức, Tuyến đường Công nghiệp Bình Dương - Tây Ninh.

2.   Các hoạt động văn hóa - xã hội

Ngành giáo dục và đào tạo đã tích cực triển khai các nhiệm vụ trong kế hoạch hành động về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo. Tổng kết 10 năm thực hiện Nghị quyết số 29-NQ/TW, ngày 04/11/2013 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khoá XI) về “Đổi mới căn bản, toàn diện giáo  dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hoá, hiện đại hoá trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế”. Tổ chức triển khai có hiệu quả chương trình giáo dục phổ thông 2018 theo đúng lộ trình. Tổ chức tốt kỳ thi tốt nghiệp THPT quốc gia năm 2023, tỷ lệ học sinh thi đậu tốt nghiệp trung học phổ thông đạt 98,0% (năm học trước: 98,6%); tỷ lệ học sinh được xét công nhận hoàn thành chương trình tiểu học đạt 100% (năm học trước: 99,98%); xét công nhận tốt nghiệp trung học cơ sở đạt 100% (năm học trước: 100%). Ban hành Kế hoạch thực hiện nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm năm học 2023-2024 của ngành Giáo dục; Đề án đảm bảo cơ sở vật chất cho Chương trình giáo dục tiểu học, trung học cơ sở giai đoạn 2023-2025 theo Quyết định số 1436/QĐ-TTg ngày 29/10/2018 của Thủ tướng Chính phủ. Ban hành quy định mức thu học phí đối với cơ sở giáo dục công lập từ năm học 2023-2024 đến năm học 2025-2026 trên địa bàn tỉnh Tây Ninh.

Triển khai thực hiện Chương trình phát triển tài sản trí tuệ đến năm 2030 trên địa bàn tỉnh Tây Ninh; Chương trình hành động về phát triển và ứng dụng công nghệ sinh học phục vụ phát triển bền vững đất nước trong tình hình mới; Chương trình quốc gia hỗ trợ doanh nghiệp nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm, hàng hóa giai đoạn 2023-2030 và năm 2023 trên địa bàn tỉnh Tây Ninh; Kế hoạch thực hiện Nghị quyết số 08-NQ/TU ngày 31/3/2023 của Tỉnh ủy Tây Ninh về phát triển khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2023-2030. Thông tin tuyên truyền các chính sách về hỗ trợ doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo, đến cộng đồng doanh nghiệp thông qua Chương trình “Cafe doanh nhân”. Triển khai các hoạt động “Hỗ trợ hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo tỉnh Tây Ninh năm 2023Tổ chức Lễ tôn vinh danh hiệu “Trí thức KH&CN tiêu biểu”, “Điển hình lao động sáng tạo”, “Tài năng trẻ KH&CN” tỉnh Tây Ninh lần thứ I, năm 2023.

Ban hành Kế hoạch triển khai Chương trình hỗ trợ phát triển thị trường lao động trên địa bàn tỉnh Tây Ninh đến năm 2030; Kế hoạch hỗ trợ đào tạo nghề cho lao động làm việc trong Doanh nghiệp nhỏ và vừa tỉnh Tây Ninh giai đoạn 2023-2025 và năm 2023. Thực hiện kết nối cung cầu lao động, tư vấn việc làm cho người lao động nhất là các khu công nghiệp của tỉnh. Số lao động đang làm việc đã qua đào tạo ước đạt 73,49% (KH 2023: 73%). Tổ chức 19 phiên giao dịch việc làm, với 110 doanh nghiệp, 6.500 lượt người lao động tham gia, tư vấn việc làm và học nghề cho 27.000 lao động. Số lao động có việc làm tăng thêm 19.745 lao động, vượt kế hoạch đề ra (KH 2023: 16.000 lao động)tỷ lệ thất nghiệp ở thành thị còn 1,07% (KH 2023: 1,4%) và ở nông thôn còn 1,75% (KH 2023: 1,8%)Ước năm 2023 cấp được 4.120 giấy phép cho lao động nước ngoài đang làm việc trên địa bàn tỉnh (cấp mới: 2.900; cấp lại: 230; gia hạn: 370). Trong năm xảy ra 05 vụ đình công, lãn công tại 04 công ty với khoảng 516 lao động tham gia (giảm 02 vụ so với năm 2021); về tình hình tai nạn lao động chết người, xảy ra 10 vụ, 10 người chết (tăng 02 vụ, 02 người chết so với năm 2022).

Công tác phòng, chống dịch bệnh được chú trọng, triển khai thực hiện kịp thời và trong tầm kiểm soát, nhất là công tác phòng, chống sốt xuất huyết, tay chân miệng, đậu mùa khỉ và H5N1. Trong năm ghi nhận 1.528 ca mắc bệnh tay - chân - miệng (tăng 73,2% so CK), 1.446 ca mắc bệnh sốt xuất huyết (giảm 87,1% so CK), 26.839 ca bệnh đau mắt đỏ (tăng 100% so CK). Thường xuyên kiểm tra vệ sinh an toàn thực phẩm, xảy ra 04 vụ ngộ độc thực phẩm do ăn nấm không rõ loại với 11 người mắc, trong đó có 02 ca tử vong. Kiểm tra 4.272 cơ sở chế biến, kinh doanh thực phẩm, dịch vụ ăn uống, kết quả có 3.924 cơ sở đạt tiêu chuẩn vệ sinh, đạt 91,85%; 580 cơ sở vi phạm (trong đó xử phạt vi phạm hành chính 43 cơ sở). Hệ thống hạ tầng y tế cơ bản đáp ứng nhu cầu của người dân, số giường bệnh/vạn dân ước đạt 28,9 giường (KH 2023: 28 giường) và đạt 8,78 bác sĩ/vạn dân (KH 2023: 8,3 bác sĩ). Tỷ lệ trẻ em dưới 05 tuổi suy dinh dưỡng (thể thấp còi) dưới 19,1% (KH 2023: dưới 19,2%)Triển khai Kế hoạch thực hiện phát triển người tham gia BHXH, BHYT giai đoạn năm 2023-2025. Dự kiến năm 2023, tỷ lệ dân số tham gia bảo hiểm y tế đạt 92,25% so với dân số toàn tỉnh (KH 2023: 92,25%).

Công tác chăm lo cho các đối tượng hưởng chính sách xã hội, người có công với cách mạng, người nghèo được thực hiện kịp thời. Phê duyệt kế hoạch hỗ trợ 40 căn nhà cho người có công với các mạng; xây tặng và bàn giao 86 căn nhà đại đoàn kết cho hộ nghèo. Cấp 18.348 thẻ BHYT cho người thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo và người thuộc hộ gia đình làm nông, lâm, ngư nghiệp có mức sống trung bình. Hỗ trợ 1.657 lượt hộ nghèo và các đối tượng chính sách vay vốn tín dụng ưu đãi với kinh phí 70,327 tỷ đồng. Giải quyết cho 21.000 lao động được hưởng trợ cấp thất nghiệp với kinh phí 462 tỷ đồng. Triển khai thực hiện quy định về mức hỗ trợ thực hiện dự án đa dạng hóa sinh kế, phát triển mô hình giảm nghèo và phát triển sản xuất trong lĩnh vực nông nghiệp thuộc Chương trình MTQG giảm nghèo bền vững trên địa bàn tỉnh Tây Ninh giai đoạn 2023-2025; quy định về cơ chế quay vòng một phần vốn hỗ trợ để luân chuyển trong cộng đồng theo từng dự án hỗ trợ phát triển sản xuất cộng đồng thuộc Chương trình MTQG giảm nghèo bền vững trên địa bàn tỉnh Tây Ninh giai đoạn 2023 - 2025Ban hành Kế hoạch thực hiện Chương trình MTQG phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh Tây Ninh giai đoạn 2022-2030, giai đoạn I: từ năm 2022 đến năm 2025. Dự kiến tỷ lệ hộ nghèo đa chiều năm 2023 giảm 0,15% (KH 2023: giảm từ 0,15-,02%). Quan tâm giải quyết kịp thời, đúng quy định pháp luật nhu cầu chính đáng của các tổ chức, cá nhân tôn giáo.

Hoạt động văn hóa, văn nghệ được tổ chức sôi nổi, đi vào chiều sâu, gắn với tạo dựng hình ảnh địa phương và xây dựng văn hóa, con người Tây Ninh, đồng thời giới thiệu và quảng bá hình ảnh tỉnh Tây Ninh đến với du khách trong nước và quốc tế. Tổ chức thành công Lễ hội Ẩm thực chay lần thứ I năm 2023; Lễ công bố 02 Quyết định của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch về việc công nhận “Nghệ thuật chế biến món ăn chay” và “Nghề làm Muối ớt Tây Ninh” đưa vào Danh mục di sản văn hoá phi vật thể quốc gia; sự kiện “Ngày Tây Ninh tại Hà Nội” hưởng ứng Kỷ niệm 69 năm Ngày Giải phóng Thủ đô Hà Nội (10/10/1954-10/10/2023) tại Hà Nội. Ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện Nghị quyết số 07-NQ/TU ngày 12/12/2022 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về nâng cao chất lượng, hiệu quả các thiết chế văn hóa ở cơ sở trên địa bàn tỉnh. Tổ chức thành công 7/7 giải thể thao cấp quốc gia, khu vực; 23/23 giải thể thao cấp tỉnh. Tham gia thi đấu các giải đạt được 240 huy chương (trong đó: 41 HCV; 67 HCB; 132 HCĐ).

3.   Công tác cải cách hành chính; chuyển đổi số; hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước; phòng, chống tham nhũng

-Công tác cải cách hành chính (CCHC), chuyển đổi số

Ban hành và triển khai kịp thời các kế hoạch thực hiện cải cách hành chính và chuyển đổi số năm 2023 trên địa bàn tỉnh. Tổ chức Hội nghị phân tích và khuyến nghị các giải pháp nâng cao chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) tỉnh Tây Ninh, kết quả phân tích, nhận định “Quy mô, năng lực, sức cạnh tranh nền kinh tế của tỉnh chậm cải thiện, vẫn ở nhóm cuối của khu vực Đông Nam Bộ”. Hiện nay, tỉnh đang thực hiện rà soát lại và xây dựng các giải pháp trọng tâm khắc phục những hạn chế của Đề án cải thiện điểm số và nâng cao vị trí xếp hạng đối với các chỉ số PCI, PAPI, PAR INDEX, SIPAS và ICT INDEX (nay là DTI) trên địa bàn tỉnh, đánh giá hiệu quả của Đề án. Tổ chức các hoạt động hưởng ứng Ngày chuyển đổi số quốc gia trên địa bàn tỉnh (từ ngày 01/10/2023 đến 10/10/2023). Xây dựng các giải pháp nâng cao hiệu quả, tăng tỷ lệ sử dụng dịch vụ công trực tuyến đảm bảo dễ sử dụng, thân thiện với người dùng trên địa bàn tỉnh đến năm 2025.

Thực hiện công bố kết quả đánh giá năng lực cạnh tranh sở, ban, ngành tỉnh và Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố (DDCI) thuộc tỉnh Tây Ninh năm 2022, kết quả khảo sát đánh giá năng lực nhân sự kế hoạch đầu tư và tài nguyên môi trường, các báo cáo đã làm rõ hơn kết quả cải cách hành chính, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh của cấp sở, ban, ngành và cấp huyện, thị xã, thành phố. Triển khai Đề án “Rà soát, điều chỉnh biên chế gắn với vị trí việc làm công chức trong cơ quan, tổ chức hành chính thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh của tỉnh Tây Ninh”. Ban hành Đề án thí điểm thi tuyển chức danh Phó Giám đốc Sở và tương đương thuộc diện Ban Thường vụ Tỉnh uỷ quản lý trên địa bàn tỉnh Tây Ninh.

Thực hiện kiểm tra việc sắp xếp tổ chức bộ máy đơn vị sự nghiệp công lập theo Nghị định số 120/2020/NĐ-CP và phương án sử dụng số lượng người làm việc trong các đơn vị sự nghiệp công lập giai đoạn 2023-2026. Thực hiện chính sách tinh giản biên chế theo Nghị định số 108/2014/NĐ-CP cho 57 trường hợp. Tập trung xây dựng, hoàn thiện vị trí việc làm gắn với cơ cấu lại và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức.

Triển khai Nghị quyết số 35/2023/UBTVQH15 ngày 12/7/2023 của Ủy ban thường vụ Quốc hội về việc sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã giai đoạn 2023-2030. Tiến hành rà soát các quy định, tiêu chuẩn của Trung ương về sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã, giai đoạn 2023-2025. Báo cáo Bộ Nội vụ danh sách đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã thuộc diện phải sắp xếp giai đoạn 2023-2025.

Năm 2023, UBND tỉnh đã công bố 1.777 dịch vụ công trực tuyến (đạt khoảng 96% số TTHC của tỉnh), trong đó có 731 toàn trình, chiếm 41,14% số TTHC cung cấp dạng trực tuyến. Hệ thống giải quyết thủ tục hành chính của tỉnh đã đáp ứng được các yêu cầu giải quyết TTHC trên môi trường điện tử, tỷ lệ hồ sơ giải quyết trực tuyến toàn trình đạt 39,1%. Hệ thống văn phòng điện tử đã được nâng cấp đáp ứng yêu cầu về gửi nhận văn bản điện tử giữa các cơ quan hệ thống hành chính nhà nước và được kết nối trên Trục liên thông Văn bản Quốc gia. Hệ thống thông tin báo cáo của tỉnh đã được kết nối với Hệ thống thông tin báo cáo quốc gia. Kịp thời công bố danh mục thủ tục hành chính (TTHC) ban hành mới, sửa đổi, bổ sung, thay thế, hủy bỏ. Đẩy mạnh công tác kiểm soát chất lượng và công bố quy trình nội bộ, quy trình điện tử và danh mục TTHC tại 03 cấp chính quyền theo quy định của pháp luật về kiểm soát TTHC. Kết quả tiếp nhận, giải quyết TTHC từ ngày 15/12/2022 đến ngày 14/11/2023 có 97,3% hồ sơ đã giải quyết trước hạn, đúng hạn; 0,9% hồ sơ chưa giải quyết còn hạn; 1,6% hồ sơ quá hạn và 0,2% hồ sơ chưa giải quyết quá hạnHồ sơ trễ hạn chủ yếu thuộc lĩnh vực đất đai.

Hoạt động của Trung tâm IOC tỉnh đáp ứng các yêu cầu theo mô hình khuyến nghị của Bộ Thông tin và Truyền thôngđã có 18/20 sở, ban, ngành đã tích hợp số liệu lên IOC. Trung tâm IOC tỉnh được tích hợp thông tin các dịch vụ đô thị thông minh chủ yếu bao gồm các dịch vụ: phản ánh hiện trường (1022), giám sát giao thông, giám sát an ninh trật tự, quan trắc chất lượng môi trường, giám sát thông tin trên môi trường mạng, các dịch vụ y tế, giáo dục,... Việc triển khai Trung tâm IOC bước đầu giúp Lãnh đạo tỉnh có được cái nhìn tổng quan về các số liệu liên quan đến tình hình phát triển kinh tế - xã hội chung của địa phương cũng như của các ngành, lĩnh vực.

-Công tác tư pháp, thi hành án dân sự

Công tác tuyên truyền phổ biến, giáo dục pháp luật cho người dân được thực hiện với nhiều hình thức phù hợp với từng đối tượng. Đã tổ chức được 4.318 cuộc tuyên truyền với hơn 148.448 lượt người tham gia, tuyên truyền qua hệ thống loa truyền thanh 6.441 giờ.

Thực hiện trợ giúp pháp lý bằng hình thức tham gia tố tụng 365 vụ cho 365 người thuộc diện được trợ giúp pháp lý miễn phí. Thực hiện 34 đợt truyền thông trợ giúp pháp lý kết hợp tư vấn pháp luật, cấp phát 8.456 tài liệu, tờ gấp pháp luật cho 1.888 lượt người tham dự. Tư vấn pháp luật tại buổi truyền thông 70 vụ cho 70 người; tư vấn pháp luật tại trụ sở cho 125 lượt người dân. Công tác hòa giải cơ sở đã tiếp nhận 576 vụ. Tổng số vụ đưa ra hòa giải là 565 vụ, trong đó hòa giải thành 534 vụ, đạt tỷ lệ 94,5%; hoà giải không thành 31 vụ, chiếm tỷ lệ 5,5%.

Thi hành án dân sự: Tổng số việc giải quyết là 25.065 việc, trong đó số thụ lý mới là 15.052 việc, tăng 24,4% so với CK (tăng 2.953 việc). Tổng số việc phải thi hành: 24.676 việc, trong đó số việc có điều kiện thi hành là 16.752 việc, đã thi hành xong 13.048 việc; số việc chưa có điều kiện giải quyết 6.384 việc.

-Công tác thanh tra, kiểm tra

Thực hiện 70 cuộc thanh tra hành chính, trong đó 43 cuộc theo kế hoạch và 27 cuộc đột xuất (kỳ trước chuyển sang 17 cuộc), thanh tra về đất đai 22/70 cuộc, còn lại là các lĩnh vực tài chính, quản lý hành chính, xây dựng cơ bản; đã ban hành kết luận 53 cuộc; phát hiện vi phạm 9.818 triệu đồng và 30.059 mđất, kiến nghị thu hồi 6.160 triệu đồng, kiến nghị khác 3.658 triệu đồng và 30.059 mđất, kiến nghị xử lý hành chính đối với 20 tổ chức và 315 cá nhân; kiến nghị chuyển cơ quan điều tra 01 vụ 05 đối tượng.

Thanh tra, kiểm tra chuyên ngành đã triển khai 6.488 cuộc, ban hành kết luận 6.472 cuộc đối với 15.438 cá nhân và 772 tổ chức, phát hiện 222 cá nhân và 105 tổ chức vi phạm, đã ban hành 277 quyết định xử phạt hành chính với số tiền 4,5 tỷ đồng, số tiền đã thu qua kiến nghị thu hồi và xử phạt vi phạm hành chính là 4.555 triệu đồng (đạt 100%), vi phạm chủ yếu trong lĩnh vực giao thông, môi trường, kiểm dịch, y tế.

Tổ chức tiếp công dân thường xuyên, định kỳ theo quy định; công tác giải quyết đơn khiếu nại, tố cáo được thực hiện theo đúng trình tự quy định, kịp thời đối thoại, giải quyết vụ việc tại cơ sở, không để phát sinh các vụ việc khiếu nại đông người, phát sinh điểm nóng. Toàn tỉnh đã tiếp 1.868 lượt/1.657người/1.397 vụ việc; phân loại, xử lý kịp thời 269 đơn khiếu nại, tố cáo đủ điều kiện xử lý. Tổng số đơn khiếu nại thuộc thẩm quyền thụ lý là 157 đơn/157 vụ việc (151 đơn khiếu nại, 06 đơn tố cáo), đã giải quyết 124 đơn (118 đơn khiếu nại, 06 đơn tố cáo), đạt 79% trên tổng số thụ lý, số còn lại đang xác minh, xem xét giải quyết.

-Công tác phòng, chống tham nhũng

Ban hành Kế hoạch thực hiện công tác phòng, chống tham nhũng năm 2023, tổ chức 676 cuộc tuyên truyền với 33.072 lượt người tham dự.

Thực hiện thanh tra, kiểm tra việc thực hiện các quy định về công khai minh bạch tại 20 cơ quan, đơn vị, phát hiện 04 cơ quan còn hạn chế, thiếu sót; tiến hành 32 cuộc thanh tra, kiểm tra 24 đơn vị về công tác quản lý sử dụng tài chính liên quan đến chế độ, định mức, tiêu chuẩn, phát hiện sai phạm 21 cuộc/120 người với số tiền sai phạm đã xử lý 4,8 tỷ đồng; thực hiện kiểm soát xung đột lợi ích năm 2023 phát hiện và xử lý 04 vụ, 05 người theo quy định của pháp luật; thực hiện chuyển đổi 46/160 trường hợp nhằm phòng ngừa tham nhũng.

Tiến hành xác minh tài sản, thu nhập đối với 42 trường hợp năm 2023, đã ban hành 42/42 kết luận xác minh tài sản. Tổ chức hướng dẫn cho các cơ quan, đơn vị thực hiện kê khai tài sản thu nhập theo đúng quy định.

Phát sinh 02 vụ/07 người có dấu hiệu tham nhũng, đã chuyển cơ quan điều tra để xác minh dấu hiệu tội phạm. Kết quả điều tra, truy tố, xét xử các vụ tham nhũng trong phạm vi theo dõi, quản lý của địa phương: khởi tố 04 vụ án, 11 bị can; xét xử sơ thẩm 10 vụ, 22 bị cáo; xét xử phúc thẩm 05 vụ, 12 bị cáo; hiện đang tiếp tục theo dõi 04 vụ, 16 người có dấu hiệu tham nhũng đang được xử lý, chưa có kết quả xét xử sơ thẩm; xử lý kỷ luật 01 lãnh đạo, xử lý hình sự 04 lãnh đạo để xảy ra tham nhũng, 02 lãnh đạo đủ điều kiện để miễn trách nhiệm. Trên cơ sở các bản án có hiệu lực, xử lý kỷ luật 08 vụ/13 người có hành vi tham nhũng, tiếp tục xử lý 01 vụ/05 người.

4.   Quốc phòng, an ninh được giữ vững; đối ngoại được duy trì thường xuyên

Thực hiện tốt công tác quân sự, quốc phòng địa phương, tổ chức diễn tập KVPT cho thị xã Trảng Bàng và thị xã Hòa Thành. Tổ chức hội nghị tổng kết 10 năm thực hiện Nghị quyết Trung ương 8 khóa XI về Chiến lược bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới. Báo cáo sơ kết 05 năm thực hiện Nghị quyết số 24-NQ/TW ngày 16/4/2018 của Bộ Chính trị về Chiến lược quốc phòng. Bàn giao 30 căn nhà/06 điểm dân cư liền kề chốt dân quân, lũy kế đã xây dựng 115 căn nhà/21 điểm dân cư liền kề chốt dân quân. Tổ chức tìm kiếm quy tập hài cốt liệt sỹ quân tình nguyện Việt Nam hy sinh trong các thời kỳ chiến tranh ở Campuchia về nước, kết quả đã quy tập được 142 bộ hài cốt liệt sỹ. Các lực lượng Công an, Quân sự, Biên phòng đã phối hợp chặt chẽ, theo dõi nắm chắc tình hình, giữ vững ổn định an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội trên địa bàn; tuần tra, kiểm soát bảo đảm an ninh trật tự trên tuyến biên giới.

Tình hình trật tự an toàn xã hội (từ ngày 15/12/2022 đến ngày 14/10/2023): Tiếp nhận 1.046 vụ việc có dấu hiệu vi phạm pháp luật hình sự (tăng 28 vụ so với CK). Trong đó, tội phạm rất nghiêm trọng và đặc biệt nghiêm trọng tiếp nhận 224 vụ (tăng 52 vụ so với CK), làm rõ 211 vụ 367 đối tượng, đạt 94,2% (vượt tỷ lệ Bộ Công an giao 4,2%).

Tội phạm về trật tự xã hội xảy ra 529 vụ (tăng 34 vụ so với CK), điều tra làm rõ 440 vụ 804 đối tượng, đạt tỷ lệ 85,07%. Tội phạm về cờ bạc xảy ra 92 vụ (giảm 34 vụ so với CK), điều tra khám phá 92 vụ 565 đối tượng, đạt tỷ lệ 100%. Tội phạm về kinh tế phát hiện 67 vụ, 96 đối tượng (tăng 02 vụ so với CK), khởi tố 63 vụ 110 bị can. Tội phạm về tham nhũng phát hiện 04 vụ (tăng 01 vụ so với CK), khởi tố 04 vụ, 17 bị can. Tội phạm về ma túy phát hiện 270 vụ (tăng 27 vụ so với CK), điều tra làm rõ 270 vụ, 506 đối tượng, đạt tỷ lệ 100%; Tội phạm về môi trường phát hiện 08 vụ (tăng 03 vụ so với CK), điều tra làm rõ và khởi tố 08 vụ, 12 bị can, đạt tỷ lệ 100%.

Tai nạn giao thông (từ ngày 15/12/2022 đến ngày 14/10/2023): Xảy ra 140 vụ, chết 98 người, bị thương 60 người. So với CK, tăng 88 vụ, tăng 74 người chết, tăng 23 người bị thương. Tình hình cháy, nổ: Xảy ra 07 vụ cháy (tương đương CK), 01 người chết, 04 người bị thương, thiệt hại về tài sản 5,151 tỷ đồng.

Tiếp tục củng cố, nâng cao hiệu quả công tác đối ngoại, theo dõi chặt chẽ các hoạt động của các đoàn vào. Tổng kết thực hiện Thỏa thuận hợp tác giữa UBND tỉnh và Ban Hành chính 04 tỉnh: Svay Rieng, Kampong Cham, Prey Veng và Tboung Khmum - Camphuchia, đồng thời trao đổi, thống nhất nội dung thỏa thuận cho giai đoạn mới. Phối hợp bảo đảm an ninh trật tự trên khu vực biên giới, xây dựng đường biên giới hòa bình, hữa nghị và hợp tác.

       II . ĐÁNH GIÁ CHUNG

  1. Mặt làm được

Kinh tế tỉnh tăng trưởng ước đạt 5,5% so với CK, cao hơn mức tăng trưởng bình quân chung của cả nước (theo dự báo là 5%), nhưng chưa đạt mục tiêu kế hoạch năm 2023 của tỉnh.

Sản xuất công nghiệp có xu hướng phát triển tích cực hơn ở những tháng cuối năm, chỉ số công nghiệp ước cả năm tăng 8,9%, tăng ở các doanh nghiệp lớn trong các ngành dệt may, da giày, sản xuất săm lốp xe, sản xuất đường, sản xuất thức ăn gia súc, gia cầm và sản xuất thiết bị điện.

Du lịch có bước phát triển khá hơn, tăng cả về lượng khách tham quan và doanh thu với 5,1 triệu lượt khách và doanh thu đạt 2.000 tỷ đồng. Tổ chức thành công sự kiện Ngày Tây Ninh tại Hà Nội năm 2023, tỉnh kỳ vọng sẽ không ngừng mở ra những tiềm năng, lợi thế đầu tư, phát triển thương mại dịch vụ, sản phẩm du lịch của Tây Ninh... Đồng thời tạo dấu ấn và cơ hội liên kết hợp tác giữa các doanh nghiệp, nhằm thu hút đầu tư nhiều hơn nữa cho Tây Ninh.

Sản xuất nông nghiệp được duy trì ổn định và tăng trưởng khá kể từ sau giai đoạn đại dịch Covid-19, hầu hết các sản phẩm nông sản đáp ứng nhu cầu của thị trường. Việc áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật trong sản xuất ngày càng rộng rãi, đã góp phần làm tăng năng suất, chất lượng các nông sản trên địa bàn tỉnh. Dự án đầu tư phát triển chăn nuôi được triển khai đúng quy định, hỗ trợ, tạo điều kiện thuận lợi cho nhà đầu tư mạnh dạn góp vốn đầu tư.

Thu hút đầu tư nước ngoài tăng so với cùng kỳ, trong đó có 01 dự án cấp mới với vốn đầu tư 40 triệu USD và 03 lượt dự án thuộc lĩnh vực công nghiệp điều chỉnh vốn tăng trên 50 triệu USD.

Ước tổng thu NSNN năm 2023 đạt 100% dự toán được giao. Các đơn vị sử dụng vốn đầu tư công đã nỗ lực trong công tác triển khai và giải ngân vốn đầu tư công ngay từ đầu năm, theo kết quả công bố của Bộ Kế hoạch và Đầu tư về tỷ lệ giải ngân 10 tháng năm 2023 của các bộ, cơ quan trung ương và địa phương thì Tây Ninh xếp thứ 10/63 tỉnh, thành phố, dự kiến giải ngân năm 2023 đạt 95,33% kế hoạch.

Các chế độ, chính sách về an sinh xã hội được thực hiện đầy đủ, kịp thời, đúng quy định, đảm bảo góp phần an sinh xã hội.

Đăng cai nhiều sự kiện thể thao cấp quốc gia, khu vực thu hút hàng chục nghìn người trong và ngoài tỉnh tham gia, góp phần tạo sân chơi và thúc đẩy phong trào thể dục thể thao của tỉnh.

Công tác nâng cao tỷ lệ tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện, bảo hiểm y tế trên địa bàn tỉnh luôn được chỉ đạo sâu sát. Thông tin, truyền thông về chính sách bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế đã góp phần mang lại nhiều hiệu quả và tạo sự chuyển biến tích cực trong việc đưa chính sách BHXH, BHYT đi vào cuộc sống của người dân.

Công tác cải cách hành chính gắn với việc chuyển đổi số được quan tâm và triển khai quyết liệt. Thực hiện việc thí điểm tiếp nhận hồ sơ giải quyết các thủ tục hành chính trực tuyến (không tiếp nhận trực tiếp) và trả kết quả qua dịch vụ bưu chính công ích.

Chủ động, tích cực phối hợp với các tỉnh, thành phố sơ kết, tổng kết và xây dựng các chương trình hợp tác, phát triển, cơ chế phối hợp liên kết vùng Đông Nam Bộ.

Quốc phòng - an ninh được đảm bảo, không để xảy ra điểm nóng trên khu vực biên giới. Công tác ngoại giao kinh tế đóng góp thiết thực vào thúc đẩy hợp tác phát triển.

  1. Tồn tại, hạn chế

Dự kiến có 07 chỉ tiêu cơ bản không đạt kế hoạch. Các động lực chính của nền kinh tế tăng chậm lại, chỉ số sản xuất công nghiệp tăng 8,9% (KH 2023: tăng 15%), xuất khẩu giảm đáng kể.

Thị trường tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp của tỉnh còn phụ thuộc, không ổn định. Thực hiện sản xuất nông nghiệp công nghệ cao còn chậm, chưa đáp ứng quá trình chuyển dịch sản xuất.

Đầu tư tư nhân trong nước vẫn còn nhiều khó khăn. Doanh nghiệp thiếu vốn, trong khi phải đối mặt với chi phí lãi cao, làm gia tăng áp lực đối với doanh nghiệp để duy trì hoạt động, sản xuất.

Tình hình triển khai thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia sử dụng vốn sự nghiệp còn chậm.

Chính sách hỗ trợ công chức, viên chức, nhân viên ngành y tế chưa kịp thời. Tình trạng thiếu thuốc BHYT khắc phục còn chậm, ảnh hưởng đến chất lượng khám chữa bệnh trong giai đoạn hiện nay.

Các chính sách xã hội hóa hiện nay của tỉnh chưa đủ mạnh, chưa hấp dẫn để thu hút doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân đầu tư vào lĩnh vực giáo dục đào tạo, giáo dục nghề nghiệp. Các chính sách mới đã đăng ký  theo Chương trình công tác của UBND tỉnh chưa được ban hành kịp thời, cụ thể như: Đề án xã hội hoá, mời gọi đầu tư phát triển giáo dục và đào tạo tỉnh Tây Ninh, giai đoạn 2022-2025, định hướng đến năm 2030; Đề án đẩy mạnh phát triển giáo dục nghề nghiệp trên địa bàn tỉnh Tây Ninh giai đoạn 2023-2025, định hướng đến năm 2030; Đề án thành lập Trường Cao đẳng y tế Tây Ninh.

Cải cách hành chính, cải thiện môi trường đầu tư - kinh doanh, nâng cao hiệu quả quản trị công chưa đạt theo yêu cầu. Theo kết quả đánh giá năm 2022, các chỉ số hành chính của tỉnh (PCI, PAPI, SIPAS, PAR INDEX) đạt thấp sẽ tiếp tục ảnh hưởng đến môi trường kinh doanh và độ hài lòng của người dân và doanh nghiệp năm 2023.

Các loại tội phạm về trật tự xã hội tăng so với cùng kỳ. Một số tội phạm, tệ nạn xã hội như ma túy, cờ bạc, tín dụng đen, lừa đảo qua mạng còn diễn biến phức tạp, tai nạn giao thông tăng trên cả 3 mặt.

  1. Nguyên nhân tồn tại, hạn chế
    1. Nguyên nhân khách quan

Tình hình thế giới và khu vực còn biến động phức tạp, khó lường. Một số thị trường xuất khẩu chủ lực của Việt Nam có lạm phát và lãi suất tăng cao, người tiêu dùng thắt chặt chi tiêu mua sắm hàng hóa.

Doanh nghiệp trong tỉnh phần lớn là doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ, năng lực về tài chính và quản trị còn yếu, dễ bị tổn thương bởi các yếu tố rủi ro, khả năng chống chịu của các doanh nghiệp đã tới hạn.

    1. Nguyên nhân chủ quan

Công tác nắm bắt và dự báo tình hình có lúc còn chưa sát tình hình thực tế.

Công tác tham mưu của các ngành còn thiếu chủ động, sáng tạo, hiệu quả chưa cao. Việc phối hợp xử lý công vụ của một số ngành, lĩnh vực còn chậm, chưa triển khai tốt các giải pháp tháo gỡ vướng mắc, khó khăn cho doanh nghiệp.

Chủ đầu tư, nhà thầu thiếu năng lực quản lý, năng lực tài chính ảnh hưởng đến tiến độ dự án.

Công tác cải cách hành chính chưa đồng đều, chưa toàn diện, chuyển đổi số còn chậm, nhất là ở địa phương chưa quyết liệt triển khai.

Kỷ luật, kỷ cương hành chính có lúc, có nơi chưa được thực hiện nghiêm túc.

Tinh thần trách nhiệm của một bộ phận cán bộ, công chức ở một số sở, ngành, địa phương chưa cao.

 

Tổng số điểm của bài viết là: 7 trong 3 đánh giá

Xếp hạng: 2.3 - 3 phiếu bầu
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây