Quan cảnh hội nghị tại điểm cầu Tây Ninh
Qua 7 năm thi hành Luật, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, các Bộ, ngành đã ban hành tương đối đầy đủ, đồng bộ các văn bản hướng dẫn, nhờ đó, thể chế về giám định tư pháp ngày càng hoàn thiện; hệ thống tổ chức, đổi ngũ người làm giám định tư pháp tiếp tục được củng cố và phát triển; hoạt động quản lý nhà nước về giám định tư pháp từng bước đổi mới, nâng cao hiệu quả; công tác giám định tư pháp có những bước chuyển biến tích cực, ngày càng nền nếp, trong các lĩnh vực có hệ thống tổ chức giám định và giám định viên chuyên trách như pháp y, kỹ thuật hình sự, công tác giám định tư pháp ở các lĩnh vực khác như ngân hàng, tài chính, xây dựng, … cũng được tăng cường. Về cơ bản hoạt động giám định tư pháp đã phục vụ ngày càng tốt hơn cho hoạt động tố tụng, góp phần quan trọng vào việc giải quyết các vụ án chính xác, khách quan, đúng luật. Tuy nhiên, trước yêu cầu nâng cao chất lượng hoạt động giám định tư pháp phục vụ cho công cuộc đấu tranh, phòng, chống tham nhũng trong tình hình mới thì vẫn còn bộc lộ một số bất cập: quy định chưa đầy đủ, cụ thể về cách thức trưng cầu, đánh giá, …, quy định trách nhiệm của cơ quan trưng cầu giám định và cá nhân, tổ chức thực hiện giám định chưa rõ ràng; cơ chế tài chính hiện hành về chi phí giám định tư pháp. Bên cạnh những hạn chế về mặt thể chế, công tác thi hành pháp luật về giám định tư pháp cũng có nhiều bất cập.
Trước yêu cầu thực tiễn của công tác giám định tư pháp và đặc biệt là đáp ứng yêu cầu đấu tranh, phòng, chống tham nhũng trong tình hình mới, Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật giám định tư pháp đã được Quốc hội Khóa XIV thông qua ngày 10/6/2020 và có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/1/2021.
Những nội dung cơ bản được sửa đổi, bổ sung gồm: Phạm vi của giám định tư pháp; Hồ sơ, thẩm quyền, trình tự, thủ tục bổ nhiệm, miễn nhiệm giám định viên tư pháp gắn với việc cấp, thu thẻ giám định viên tư pháp; Bổ sung tổ chức giám định công lập trong lĩnh vực kỹ thuật hình sự; Công nhận và đăng tải danh sách người, tổ chức giám định tư pháp theo vụ; Quyền và nghĩa vụ của giám định viên tư pháp, người giám định tư pháp theo vụ việc, người giám định tư pháp khi thực hiện giám đinh; Nghĩa vụ của người trưng cầu giám định; Quyền và nghĩa vụ của tổ chức được trưng cầu, thực hiện giám định tư pháp; Trưng cầu giám định tư pháp; Thời hạn giám đinh; Kết luận giám định; Hồ sơ giám định; Nhiệm vụ, quyền hạn của các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh đối với công tác giám định; Trách nhiệm của Tòa án nhân dân tối cáo, Viện kiểm sát nhân dân tối cáo đối với công tác giám định tư pháp.
Tại hội nghị, Thứ trưởng ghi nhận những ý kiến, kiến nghị, các đề xuất của các đại biểu tham dự hội nghị để tiếp tục tham mưu Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và phối hợp chặc chễ với các Bộ, ngành địa phương thực hiện hiệu quả Luật giám định tư pháp, nâng cáo chất lượng, hiệu quả trong công tác giám định trong thời gian tới. Thứ trưởng yêu cầu tập trung một số nhiệm vụ như quan tâm đến việc xây dựng, hoàn thiện các quy định pháp luật, quy trình, quy chuẩn, liên quan đến công tác giám định tư pháp. Quan tâm bố trí cơ sở vật chất kỹ thuật, thiết bị, kinh phí, Kiện toàn đội ngũ giám định viên, người làm công tác giám định tư pháp,…nâng cao năng lực trình độ và các điều kiện khác để đảm bảo hiểu quả trong công tác giám định tư pháp.
Duy Dương