Kế hoạch đề ra mục tiêu đến tháng 12/2020 có tối thiểu 70% cán bộ, công chức Hội LHPN cấp tỉnh, cấp huyện được bồi dưỡng nghiệp vụ công tác Hội, công tác xã hội hoặc bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng chuyên sâu theo vị trí việc làm; 70% Chủ tịch Hội LHPN cấp xã và tối thiểu 30% người được quy hoạch chức danh Chủ tịch Hội LHPN cấp xã được bồi dưỡng nghiệp vụ công tác Hội, công tác xã hội; 70% Chi hội trưởng phụ nữ được bồi dưỡng nghiệp vụ công tác Hội. Từ đó phấn đấu đến năm 2025, các chỉ tiêu trên đạt tỷ lệ 100%.
Kế hoạch triển khai thực hiện từ năm 2020 đến 2025 với 04 nhiệm vụ, bao gồm nhiệm vụ xây dựng kế hoạch bồi dưỡng đội ngũ cán bộ Hội; Điều chỉnh, hoàn thiện các chương trình, tài liệu bồi dưỡng; Tham gia các khóa bồi dưỡng theo chiêu sinh và phối hợp tổ chức các lớp bồi dưỡng theo phân; Kiểm tra, giám sát và đánh giá việc bồi dưỡng. Song song đó là 04 giải pháp được triển khai thực hiện, trong đó chú trọng công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức về vai trò của công tác bồi dưỡng; Đổi mới chương trình, tài liệu và hình thức, phương pháp bồi dưỡng; Đổi mới tổ chức và hoạt động, kiện toàn, sắp xếp tổ chức bộ máy các cấp Hội theo tinh thần các Nghị quyết trung ương khóa XII; đồng thời nâng cao năng lực đội ngũ giảng viên, báo cáo viên
Ngoài ngân sách Trung ương hỗ trợ các khoản chi đối với các lớp của Trung ương mở; Ngân sách địa phương hỗ trợ với tổng kinh phí trên 650 triệu động được phân bổ thực hiện từ năm 2020 đế 2025.
Hội LHPN tỉnh là cơ quan đầu mối tổ chức triển khai thực hiện, theo dõi tổng hợp tiến độ; đề xuất kịp thời những khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện Đề án. Các ngành, cơ quan, UBND các huyện, thị xã, thành phố phối hợp tốt với Hội LHPN cùng cấp triển khai thực hiện.
Duy Mạnh