Thực hiện Nghị quyết số 71/NQ-HĐND ngày 09 tháng 12 năm 2022 của Hội đồng nhân dân tỉnh Tây Ninh, khóa X, kỳ họp thứ 6 về dự toán thu ngân sách nhà nước trên địa bàn, thu, chi ngân sách địa phương năm 2023 và Nghị quyết số 72/NQ-HĐND ngày 09 tháng 12 năm 2022 của Hội đồng nhân dân tỉnh Tây Ninh, khóa X, kỳ họp thứ 6 về phân bổ ngân sách địa phương năm 2023, Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Quyết định số 2505/QĐ-UBND ngày 09 tháng 12 năm 2022 về giao dự toán thu, chi ngân sách nhà nước năm 2023 trên địa bàn tỉnh Tây Ninh, cụ thể như sau:
- Dự toán thu ngân sách nhà nước.............................. 11.000 tỷ đồng.
+ Thu nội địa.................................................................. 9.600 tỷ đồng.
+ Thu xuất nhập khẩu .................................................... 1.400 tỷ đồng.
- Dự toán thu ngân sách địa phương (NSĐP) .. ...….11.106,7 tỷ đồng.
+ Thu cân đối NSĐP …………………………..... ……. 9.679,9 tỷ đồng.
+ Thu NSTW bổ sung các CT mục tiêu, nhiệm vụ:........ 1.426,8 tỷ đồng.
- Dự toán chi ngân sách địa phương ………….. .…..11.169,7 tỷ đồng.
+ Chi cân đối NSĐP: …………………………..... …….9.743,0 tỷ đồng.
+ Chi các CT mục tiêu, nhiệm vụ: ................................ 1.426,7 tỷ đồng.
- Bội chi ngân sách địa phương...................................... 63,0 tỷ đồng.
Ủy ban nhân dân tỉnh báo cáo công khai số liệu và thuyết minh tình hình ước thực hiện dự toán ngân sách địa phương 6 tháng năm 2023 như sau:
I. Về thu NSNN
Ước thực hiện thu NSNN trên địa bàn 5.781,5 tỷ đồng, đạt 52,6% dự toán, giảm 1,9% cùng kỳ, gồm:
1. Phân theo nguồn thu
- Thu nội địa 5.078,4 tỷ đồng, đạt 52,9% dự toán, tăng 0,1% cùng kỳ.
- Thu từ hoạt động xuất, nhập khẩu 703,1 tỷ đồng, đạt 50,2% dự toán, giảm 14,4% cùng kỳ.
2. Phân theo khối tỉnh, huyện, thị xã, thành phố (Tính riêng thu nội địa)
- Khối Tỉnh: 4.345,3 tỷ đồng, đạt 52,2% dự toán.
- Khối Huyện: 1.436,1 tỷ đồng, đạt 53,7% dự toán, trong đó: 7/9 huyện, thị xã, thành phố đạt từ 50% so dự toán trở lên.
II. Về chi NSĐP
Ước thực hiện chi ngân sách địa phương: 5.786,2 tỷ đồng, đạt 51,8% dự toán, tăng 14,0% cùng kỳ, trong đó:
1. Phân theo nhiệm vụ chi
- Chi cân đối NSĐP: 4.774,3 tỷ đồng, đạt 48,7% dự toán, tăng 14,7% cùng kỳ, trong đó:
+ Chi đầu tư phát triển: 2.126,2 tỷ đồng, đạt 63,5% dự toán, tăng 18,7% cùng kỳ;
+ Chi thường xuyên: 2.613,4 tỷ đồng, đạt 42,2% dự toán, tăng 12,4% cùng kỳ;
- Chi các CTMT, nhiệm vụ: 1.041,9 tỷ đồng, đạt 73,0% dự toán, tăng 11,2% cùng kỳ.
2. Phân theo khối tỉnh, huyện, thị xã, thành phố
- Khối Tỉnh: 2.922,2 tỷ đồng, đạt 52,4% dự toán;
- Khối Huyện: 2.864 tỷ đồng, đạt 51,2% dự toán.
III. Cân đối thu, chi NSĐP
Ước thực hiện chi ngân sách địa phương: 5.786,2 tỷ đồng, đạt 51,8% dự toán, tăng 14,0% cùng kỳ, trong đó:
1. Phân theo nhiệm vụ chi
- Chi cân đối NSĐP: 4.774,3 tỷ đồng, đạt 48,7% dự toán, tăng 14,7% cùng kỳ, trong đó:
+ Chi đầu tư phát triển: 2.126,2 tỷ đồng, đạt 63,5% dự toán, tăng 18,7% cùng kỳ;
+ Chi thường xuyên: 2.613,4 tỷ đồng, đạt 42,2% dự toán, tăng 12,4% cùng kỳ;
- Chi các CTMT, nhiệm vụ: 1.041,9 tỷ đồng, đạt 73,0% dự toán, tăng 11,2% cùng kỳ.
2. Phân theo khối tỉnh, huyện, thị xã, thành phố
- Khối Tỉnh: 2.922,2 tỷ đồng, đạt 52,4% dự toán;
- Khối Huyện: 2.864 tỷ đồng, đạt 51,2% dự toán.
IV. Đánh giá
1. Kết quả đạt được
1.1. Về thu ngân sách
Công tác thu ngân sách được sự quan tâm chỉ đạo kịp thời từ các cấp uỷ Đảng, chính quyền và sự phối hợp chặt chẽ của các Sở, ban, ngành tỉnh với các huyện, thị xã, thành phố; quản lý, khai thác nguồn thu đảm bảo thu đúng, đủ theo quy định. Tổng thu NSNN trên địa bàn và tổng thu nội địa đạt trên 50% so với dự toán, vượt tiến độ.
Có 9/15 khoản thu đạt từ 50% trở lên so với dự toán, gồm: Thu từ DN có vốn ĐTNN đạt 68,2%; Lệ phí trước bạ đạt 50,0%; Thuế sử dụng đất phi nông nghiệp đạt 60,6%; Thuế thu nhập cá nhân đạt 53,5%; Thu phí và lệ phí đạt 54,9%; Thu tiền sử dụng đất đạt 60,3%; Thu tiền cấp quyền khai thác khoáng sản đạt 54,9%; Thu khác ngân sách đạt 58,0%; Thu từ hoạt động xổ số kiến thiết đạt 63,0%. Nhìn chung, hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp sau khi bị ảnh hưởng của dịch bệnh đã dần khôi phục hoạt động trở lại.
Có 7/9 huyện, thị xã, thành phố có số thu đạt trên 50% dự toán, gồm: Hòa Thành đạt 51,6%; Châu Thành đạt 78,4%, Dương Minh Châu đạt 54,8%; Trảng Bàng đạt 52,0%; Gò Dầu đạt 72,1%; Bến Cầu đạt 59,5%; Tân Biên đạt 60,2%.
1.2. Về chi ngân sách
Thực hiện kiểm soát chi chặt chẽ theo đúng tiêu chuẩn, định mức, chế độ nhà nước quy định. Trong đó:
- Chi đầu tư phát triển đạt 67,7% dự toán, tăng 15,4% so cùng kỳ, trong đó, chi từ nguồn cân đối NSĐP đạt 63,5% dự toán, tăng 18,7% so cùng kỳ, chi từ nguồn NSTW bổ sung đạt 78,9% dự toán, tăng 9% so cùng kỳ. Nguyên nhân đạt cao chủ yếu do: có giải ngân từ nguồn năm 2022 chuyển sang; công tác phân bổ chi đầu tư phát triển đã khắc phục được tình trạng đầu tư dàn trải, không hiệu quả; các nguồn vốn được phân khai đã tạo điều kiện thuận lợi cho các đơn vị sở, ngành tỉnh và các huyện, thị xã, thành phố chủ động tổ chức triển khai thi công các dự án chuyển tiếp, phân khai chi tiết kế hoạch vốn cũng như tổ chức thực hiện các quy trình, thủ tục để triển khai các dự án mới.
- Chi thường xuyên đảm bảo các nhu cầu chi theo dự toán, trong đó các nhiệm vụ chi thiết yếu như: đảm bảo an sinh xã hội, y tế, giáo dục đào tạo, quốc phòng, an ninh, chi trả tiền lương và các nhiệm vụ cần thiết khác. Công tác quản lý, điều hành chi ngân sách địa phương đảm bảo theo hướng dẫn của các Bộ, ngành Trung ương, phù hợp với tình hình thực tế của địa phương và trong phạm vi dự toán ngân sách được giao; thực hiện kiểm soát chi chặt chẽ đảm bảo theo đúng mục đích, tiêu chuẩn, định mức, chế độ nhà nước quy định. Các đơn vị được giao quyền tự chủ về tài chính, sử dụng kinh phí tự chủ đúng quy định. Chủ động tăng cường thực hiện việc thực hành tiết kiệm, chống lãng phí; thực hiện công khai việc quản lý, sử dụng ngân sách nhà nước và tài sản công theo quy định.
2. Những khó khăn
2.1. Về thu ngân sách
Trong 6 tháng đầu năm 2023, tình hình dịch bệnh được kiểm soát tốt. Tuy nhiên, nền kinh tế vẫn còn những tồn tại, hạn chế và gặp nhiều khó khăn, thách thức, khó lường làm ảnh hưởng đến thu ngân sách nhà nước và thực hiện các quy định về miễn, giảm thuế. Có 6/15 khoản thu dưới 50% so với dự toán, gồm: Thu từ DNNN đạt 30,9%; Thu từ khu vực ngoài quốc doanh đạt 40,6%; Thuế bảo vệ môi trường đạt 41,0%; Thu tiền thuê đất đạt 23,0%; Thu hoa lợi công sản, quỹ đất công ích,...tại xã đạt 45,9%; Thu cổ tức và lợi nhuận sau thuế đạt 30%. Nguyên nhân một số nguồn thu không đạt như sau:
- Nhiều doanh nghiệp ghi nhận tình trạng đơn hàng giảm, tiêu thụ chậm, giá nguyên liệu đầu vào tăng nên doanh nghiệp phải thu hẹp sản xuất dẫn đến số thuế GTGT phát sinh của 5 tháng đầu năm 2023 giảm mạnh; thị trường bất động sản trầm lắng làm giảm nguồn thu mạnh so với cùng kỳ năm trước. Một số chính sách thuế ảnh hưởng đến huy động nguồn thu NSNN như: Giảm thuế suất thuế GTGT từ 10% xuống 8% đối với một số nhóm hàng hóa, dịch vụ đang áp dụng mức thuế suất 10% và giảm 20% mức tỷ lệ % khi thực hiện xuất hóa đơn đối với cơ sở kinh doanh, hộ, CNKD (Nghị định số 15/2022/NĐ-CP ngày 28/01/2022 của Chính phủ về việc quy định chính sách miễn, giảm thuế theo nghị quyết số 43/2022/QH15 của Quốc hội, áp dụng từ 01/02/2022 đến 31/12/2022); gia hạn thời gian nộp thuế GTGT, thuế TNDN, thuế TNCN và tiền thuê đất trong năm 2023 theo Nghị định số 12/2023/NĐ-CP ngày 14/4/2023 của Chính phủ.
- Giảm thuế bảo vệ môi trường đối với xăng (trừ etanol), dầu diesel, dầu mazut, dầu nhờn, mỡ nhờn theo quy định tại Nghị quyết số 20/2022/UBTVQH15 ngày 06/7/2022 và Nghị quyết số 30/2022/UBTVQH15 ngày 30/12/2022 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội. Ngoài ra, Công ty Điện lực Tây Ninh 6 tháng đầu năm 2023 chưa phát sinh thuế GTGT phải nộp và việc giảm mức thu thuế bảo vệ môi trường ảnh hưởng đến số thuế GTGT phải nộp của các công ty xăng dầu.
2.2. Về chi ngân sách
- Chi đầu tư phát triển nhìn chung đã có chuyển biến tích cực, đạt khá so dự toán và cao so cùng kỳ. Tuy nhiên, nếu chỉ tính số giải ngân vốn XDCB theo dự toán chi ngân sách đầu năm (không kể nguồn năm trước chuyển sang) thì chi đầu tư phát triển đạt 47,2%, chưa đảm bảo tiến độ dự toán. Nguyên nhân đạt thấp chủ yếu là số giải ngân từ nguồn vốn ngoài nước đạt thấp so dự toán (11,1% dự toán) do việc xây dựng kế hoạch và chuẩn bị thủ tục cần thiết để giao kế hoạch đầu tư vốn NSNN năm 2023 của một số Sở, ngành và địa phương còn chưa chính xác, thiếu chủ động dẫn đến việc nguồn vốn được NSTW bố trí thừa so với nhu cầu; ngoài ra, do phải lập nhiều thủ tục liên quan đến nhà tài trợ và ngân hàng ở nước ngoài.
- Chi thường xuyên một số lĩnh vực chưa đạt tiến độ dự toán, cụ thể: Chi sự nghiệp kinh tế đạt 28,7% (trong đó: sự nghiệp nông nghiệp 22,3%; sự nghiệp lâm nghiệp 27,7%; sự nghiệp thủy lợi 4,9%; sự nghiệp giao thông 42,1%; sự nghiệp kiến thiết thị chính 34,9% và sự nghiệp kinh tế khác 17,8%); Sự nghiệp môi trường đạt 28,1%; sự nghiệp giáo dục - đào tạo và dạy nghề 43,3%; Chi sự nghiệp Y tế đạt 35,6%; Chi sự nghiệp Văn hóa thông tin đạt 46,3%; Chi sự nghiệp phát thanh truyền hình đạt 45,2%; Chi sự nghiệp thể dục thể thao đạt 36,7%; Chi sự nghiệp khoa học và công nghệ đạt 31,3%;… Nguyên nhân chủ yếu do một số nhiệm vụ chi phải triển khai thực hiện theo trình tự thời gian quy định, những tháng đầu năm chỉ tổ chức triển khai thực hiện, chưa nghiệm thu nên chưa thực hiện thanh toán.
DANH MỤC
MẪU BIỂU CÔNG KHAI SỐ LIỆU TÌNH HÌNH ƯỚCTHỰC HIỆN
DỰ TOÁN NGÂN SÁCH ĐỊA PHƯƠNG 6 THÁNG NĂM 2023
STT | Tên Báo cáo | Năm báo cáo |
Biểu mẫu | Số Quyết định/ Văn bản công bố |
Ngày công bố |
Đường dẫn toàn văn |
1 | Cân đối ngân sách địa phương 6 tháng năm 2023 | 2023 | 59/CK-NSNN | 268/BC-UBND | 10/07/2023 | TH-2023-6T-B59-TT343-72 |
2 | Ước thực hiện thu ngân sách nhà nước 6 tháng năm 2023 | 2023 | 60/CK-NSNN | 268/BC-UBND | 10/07/2023 | TH-2023-6T-B60-TT343-72 |
3 | Ước thực hiện chi ngân sách nhà nước 6 tháng năm 2023 | 2023 | 61/CK-NSNN | 268/BC-UBND | 10/07/2023 | TH-2023-6T-B61-TT343-72 |