Công khai số liệu và thuyết minh tình hình ước thực hiện dự toán ngân sách địa phương năm 2023

Thứ sáu - 08/12/2023 18:37 19 0

Thực hiện Nghị quyết số 71/NQ-HĐND ngày 09 tháng 12 năm 2022 của Hội đồng nhân dân tỉnh Tây Ninh, khóa X, kỳ họp thứ 6 về dự toán thu ngân sách nhà nước trên địa bàn, thu, chi ngân sách địa phương năm 2023 và Nghị quyết số 72/NQ-HĐND ngày 09 tháng 12 năm 2022 của Hội đồng nhân dân tỉnh Tây Ninh, khóa X, kỳ họp thứ 6 về phân bổ ngân sách địa phương năm 2023, Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành: Quyết định số 2505/QĐ-UBND ngày 09/12/2022 của Ủy ban nhân dân tỉnh về giao dự toán thu, chi ngân sách nhà nước năm 2023 trên địa bàn tỉnh Tây Ninh, cụ thể như sau:

- Dự toán thu ngân sách nhà nước........................... 11.000,0 tỷ đồng.

+ Thu nội địa............................................................... 9.600,0 tỷ đồng.

+ Thu xuất nhập khẩu .................................................  1.400,0 tỷ đồng.

- Dự toán thu ngân sách địa phương (NSĐP) .. ...….11.106,7 tỷ đồng.

+ Thu cân đối NSĐP …………………………..... ……. 9.679,9 tỷ đồng.

+ Thu NSTW bổ sung các CT mục tiêu, nhiệm vụ:........ 1.426,8 tỷ đồng.

- Dự toán chi ngân sách địa phương ………….. .…..11.169,7 tỷ đồng.

+ Chi cân đối NSĐP: …………………………..... …….9.742,9 tỷ đồng.

+ Chi các CT mục tiêu, nhiệm vụ: ................................ 1.426,8 tỷ đồng.

- Bội chi ngân sách địa phương...................................... 63,0 tỷ đồng.

Ủy ban nhân dân tỉnh báo cáo tình hình ước thực hiện nhiệm vụ thu, chi NSNN năm 2023 như sau:

I. VỀ THU NSNN

Ước thực hiện tổng thu NSNN trên địa bàn 11.000 tỷ đồng, đạt 100% dự toán, giảm 9,8% cùng kỳ, trong đó:

1. Phân theo nguồn thu

- Thu nội địa: 9.600 tỷ đồng, đạt 100% dự toán, giảm 8,8% cùng kỳ.

- Thu xuất nhập khẩu: 1.400 tỷ đồng, đạt 100% dự toán, giảm 16,1% cùng kỳ.

2. Phân theo khối tỉnh, huyện, thị xã, thành phố (Tính riêng thu nội địa)

- Khối Tỉnh: 6.660,4 tỷ đồng, đạt 96,1% dự toán, tăng 1,3% cùng kỳ.

- Khối Huyện: 2.939,6 tỷ đồng, đạt 110,0% dự toán, giảm 25,6% cùng kỳ.

II. VỀ CHI NSĐP

Ước thực hiện chi ngân sách địa phương: 12.961,9 tỷ đồng, đạt 116% dự toán, tăng 24,9% cùng kỳ, trong đó:

1. Phân theo nhiệm vụ chi

- Chi cân đối NSĐP: 11.075,2 tỷ đồng, đạt 113,7% dự toán, tăng 19,6% cùng kỳ, trong đó:

+ Chi đầu tư phát triển: 4.512,8 tỷ đồng, đạt 134,7% dự toán, tăng 37,4% cùng kỳ;

+ Chi thường xuyên: 6.411,5 tỷ đồng, đạt 103,4% dự toán, tăng 9,5% cùng kỳ;

- Chi các CTMT, nhiệm vụ: 1.886,7 tỷ đồng, đạt 132,2% dự toán, tăng 68,0% cùng kỳ.

2. Phân theo khối tỉnh, huyện, thị xã, thành phố

- Khối Tỉnh: 5.057,5 tỷ đồng, đạt 90,7% dự toán;

- Khối Huyện: 7.904,4 tỷ đồng, đạt 141,3% dự toán.

III. CÂN ĐỐI THU, CHI NSĐP

1. Tổng thu NSĐP................................................ 16.883,7 tỷ đồng.

- Thu NSĐP hưởng 100% và thu điều tiết................. 9.654,6 tỷ đồng.

- Thu bổ sung từ NSTW........................................... 1.426,8 tỷ đồng.

- Thu chuyển nguồn.................................................. 5.802,3 tỷ đồng.

2. Tổng chi NSĐP................................................. 16.936,1 tỷ đồng.

- Chi cân đối Ngân sách địa phương....................... 11.075,2 tỷ đồng.

Trong đó: Chi trả nợ gốc................................................. 6,2 tỷ đồng.

- Chi các CTMT, nhiệm vụ .....................................  1.886,7 tỷ đồng.

- Chi chuyển nguồn sang năm sau............................. 3.974,2 tỷ đồng.

3. Bội chi (2-1)............................................................ 52,4 tỷ đồng.

(Kèm theo các Biểu số 59, 60, 61)

V. ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH THỰC HIỆN NSNN NĂM 2023

1. Kết quả đạt được

1.1. Về thu ngân sách

Công tác thu ngân sách được sự quan tâm chỉ đạo kịp thời từ các cấp uỷ Đảng, chính quyền và sự phối hợp chặt chẽ của các Sở, ban, ngành tỉnh với các huyện, thị xã, thành phố; quản lý, khai thác nguồn thu đảm bảo thu đúng, đủ theo quy định. Tổng thu NSNN trên địa bàn đạt 100% dự toán, trong đó: tổng thu nội địa đạt 100% dự toán.

Có 9/15 khoản thu đạt từ 100% trở lên so với dự toán, gồm: Thu từ DN có vốn ĐTNN đạt 103,7%; Lệ phí trước bạ đạt 100,1%; Thuế sử dụng đất phi nông nghiệp đạt 119,7%; Thu phí và lệ phí đạt 115,0%; Thu tiền cấp quyền khai thác khoáng sản đạt 100%; Thu khác ngân sách đạt 109,8%; Thu hoa lợi công sản, quỹ đất công ích,...tại xã đạt 100%; Thu cổ tức và lợi nhuận sau thuế đạt 132,5%; Thu từ hoạt động xổ số kiến thiết đạt 119,4%. Nhìn chung, hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp chuyển biến tích cực, các khó khăn, vướng mắc tiếp tục được tập trung tháo gỡ.

Có 7/9 huyện, thị xã có số thu đạt trên 100% dự toán, gồm: Hòa Thành đạt 108,0%; Châu Thành đạt 157,9%, Dương Minh Châu đạt 124,1%; Trảng Bàng đạt 110,6%; Gò Dầu đạt 126,2%; Bến Cầu đạt 124,7%; Tân Biên đạt 125,7%.

1.2. Về chi ngân sách

Thực hiện kiểm soát chi chặt chẽ theo đúng tiêu chuẩn, định mức, chế độ nhà nước quy định. Trong đó:

- Chi đầu tư phát triển được bố trí bảo đảm tập trung, trọng tâm, trọng điểm, tăng cường đầu tư cho cơ sở hạ tầng, nhất là hệ thống giao thông quan trọng của tỉnh, đặc biệt là các dự án kết nối vùng, các dự án trọng điểm nhằm tạo động lực thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo sử dụng hiệu quả nguồn vốn đầu tư công của tỉnh.

- Chi thường xuyên đảm bảo các nhu cầu chi theo dự toán, trong đó có các nhiệm vụ chi thiết yếu như: đảm bảo an sinh xã hội, y tế, giáo dục đào tạo, quốc phòng, an ninh, chi trả tiền lương và các nhiệm vụ cần thiết khác. Công tác quản lý, điều hành chi ngân sách địa phương đảm bảo theo hướng dẫn của các Bộ, ngành Trung ương, phù hợp với tình hình thực tế của địa phương và trong phạm vi dự toán ngân sách được giao; thực hiện kiểm soát chi chặt chẽ đảm bảo theo đúng mục đích, tiêu chuẩn, định mức, chế độ nhà nước quy định. Các đơn vị được giao quyền tự chủ về tài chính, sử dụng kinh phí tự chủ đúng quy định. Chủ động tăng cường thực hiện việc thực hành tiết kiệm, chống lãng phí; thực hiện công khai việc quản lý, sử dụng ngân sách nhà nước và tài sản công theo quy định.

2. Khó khăn, hạn chế

2.1. Về thu ngân sách

Trong năm 2023, mặc dù nhiều ngành, lĩnh vực tiếp tục xu hướng phục hồi và có triển vọng tích cực; nhiều chính sách, giải pháp tháo gỡ khó khăn, vướng mắc đã và đang phát huy hiệu quả. Tuy nhiên, nền kinh tế vẫn còn những tồn tại, hạn chế và gặp nhiều khó khăn, thách thức, khó lường làm ảnh hưởng đến thu ngân sách nhà nước và thực hiện các quy định về miễn, giảm thuế. Có 6/15 khoản thu chưa đạt so với dự toán, gồm:

- Thu từ DNNN đạt 79,3% dự toán, giảm 19,0% cùng kỳ, nguyên nhân giảm ở khu vực doanh nghiệp Trung ương quản lý do năm 2022 có tăng thuế thu nhập doanh nghiệp từ thanh lý cây cao su và số thu từ các công ty xăng dầu giảm nộp thuế.

- Thu từ khu vực ngoài quốc doanh đạt 95,2% dự toán, giảm 2,0% cùng kỳ, nguyên nhân chủ yếu là do giảm thu thuế từ các doanh nghiệp thuộc lĩnh vực chế biến tinh bột sắn và cao su.

- Thuế thu nhập cá nhân đạt 97,1% dự toán, giảm 19,5% cùng kỳ, nguyên nhân là do thị trường bất động sản trầm lắng làm giảm thu thuế thu nhập cá nhân từ chuyển nhượng, nhận thừa kế bất động sản.

- Thuế bảo vệ môi trường đạt 91,1% dự toán, tăng 3,0% cùng kỳ, nguyên nhân không đạt dự toán là do giảm thuế bảo vệ môi trường đối với xăng (trừ etanol), dầu diesel, dầu mazut, dầu nhờn, mỡ nhờn theo quy định tại Nghị quyết số 30/2022/UBTVQH15 ngày 30/12/2022 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội.

- Thu tiền sử dụng đất đạt 84,2% dự toán, giảm 31,8% cùng kỳ, nguyên nhân là do giảm thu tiền sử dụng đất ở cấp tỉnh, tổ chức đấu giá các khu đất nhưng không có đơn vị tham gia đấu giá,... 

- Thu tiền thuê đất đạt 58,0% dự toán, giảm 34,7% cùng kỳ, nguyên nhân là do giảm tiền thuê đất, thuê mặt nước của năm 2022 đối với các đối tượng bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19 theo Quyết định số 01/2023/QĐ-TTg ngày 31/01/2023 của Thủ tướng Chính phủ; giảm tiền thuê đất theo Quyết định số 25/2023/QĐ-TTg ngày 03/10/2023 của Thủ tướng Chính phủ.

Ngoài ra, một số chính sách thuế ảnh hưởng đến huy động nguồn thu NSNN như: Giảm thuế suất thuế GTGT từ 10% xuống 8% đối với một số nhóm hàng hóa, dịch vụ đang áp dụng mức thuế suất 10% và giảm 20% mức tỷ lệ % khi thực hiện xuất hóa đơn đối với cơ sở kinh doanh, hộ, cá nhân kinh doanh (Nghị định số 44/2023/NĐ-CP ngày 30/6/2023 của Chính phủ quy định chính sách giảm thuế GTGT theo Nghị quyết số 101/2023/QH15 ngày 24/6/2023 của Quốc hội, áp dụng từ 01/7/2023 đến 31/12/2023); gia hạn thời gian nộp thuế GTGT, thuế TNDN, thuế TNCN và tiền thuê đất trong năm 2023 theo Nghị định số 12/2023/NĐ-CP ngày 14/4/2023 của Chính phủ; một số doanh nghiệp ghi nhận tình trạng đơn hàng giảm, tiêu thụ chậm, giá nguyên liệu đầu vào tăng nên doanh nghiệp phải thu hẹp sản xuất dẫn đến số thuế GTGT phát sinh giảm mạnh;...

Có 2/9 huyện, thành phố có số thu chưa đạt dự toán, gồm: Thành phố Tây Ninh đạt 84,7%, Tân Châu đạt 82,2%. Nguyên nhân là do tình hình dịch bệnh trên cây trồng, vật nuôi làm ảnh hưởng lớn đến sản xuất kinh doanh, chăn nuôi của hộ kinh doanh và người dân; các hoạt động chuyển nhượng bất động sản trên địa bàn đã trầm lắng; một số công ty, doanh nghiệp lớn trên địa bàn không phát sinh số thuế phải nộp vào NSNN làm ảnh hưởng không nhỏ đến nguồn thu ngân sách;…

2.2. Về chi ngân sách

Chi đầu tư phát triển nhìn chung đã có chuyển biến tích cực, đạt khá so với dự toán và cao so với cùng kỳ. Tuy nhiên, việc xây dựng kế hoạch và chuẩn bị thủ tục cần thiết để giao kế hoạch đầu tư vốn NSNN năm 2023 của một số Sở, ngành và địa phương còn chưa chính xác, thiếu chủ động dẫn đến việc nguồn vốn được NSTW bố trí thừa so với nhu cầu; ngoài ra, do phải lập nhiều thủ tục liên quan đến nhà tài trợ và ngân hàng ở nước ngoài.

3. Về cân đối ngân sách

Nhìn chung, chi ngân sách địa phương được đảm bảo từ nguồn thu ngân sách địa phương được hưởng, thu bổ sung từ ngân sách Trung ương đã cơ bản đảm bảo chi đầu tư phát triển, chi thường xuyên theo nhiệm vụ dự toán được giao, thực hiện tốt chỉ đạo, chủ trương của Trung ương, Tỉnh ủy trong công tác điều hành ngân sách, cắt giảm các khoản chi chưa thật sự cần thiết, tập trung nguồn lực để chi đầu tư, phục vụ tốt hoạt động của bộ máy quản lý nhà nước, các cơ quan đảng, đoàn thể, đảm bảo an sinh xã hội, quốc phòng - an ninh và thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội địa phương.

DANH MỤC
CÔNG KHAI SỐ LIỆU TÌNH HÌNH ƯỚCTHỰC HIỆN
DỰ TOÁN NGÂN SÁCH ĐỊA PHƯƠNG NĂM 2023

STT Tên Báo cáo Năm
báo cáo
Biểu mẫu Số Quyết định/
Văn bản công bố
Ngày
công bố
Đường dẫn toàn văn
1 Cân đối ngân sách địa phương năm 2023 2023 59/CK-NSNN 595/BC-UBND 08/12/2023 TH-2023-B59-TT343-72
2 Ước thực hiện thu ngân sách nhà nước năm 2023 2023 60/CK-NSNN 595/BC-UBND 08/12/2023 TH-2023-B60-TT343-72
3 Ước thực hiện chi ngân sách nhà nước năm 2023 2023 61/CK-NSNN 595/BC-UBND 08/12/2023 TH-2023-B61-TT343-72

Toàn văn báo cáo 595/BC-UBND, ngày 08/12/2023 của UBND tỉnh Tây Ninh báo cáo công khai số liệu và thuyết minh tình hình ước thực hiện dự toán ngân sách địa phương năm 2023

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây