Tăng cường các giải pháp bảo đảm trật tự, an toàn giao thông trên địa bàn nông thôn

Thứ tư - 09/04/2014 00:00 19 0
Nhằm nâng cao trách nhiệm của chính quyền, địa phương cấp cơ sở trong chỉ đạo, điều hành công tác bảo đảm TTATGT; thực hiện quyết liệt các giải pháp bảo đảm TTATGT, nhằm ngăn chặn tai nạn giao thông (TNGT) xảy ra trên địa bàn nông thông, góp phần thực hiện thắng lợi Chương trình xây dựng nông thôn mới. Ban An toàn giao thông tỉnh vừa có Kế hoạch số 03/KH-B.ATGT tăng cường các giải pháp bảo đảm trật tự, an toàn giao thông trên địa bàn nông thôn.

Kế hoạch tập trung vào việc đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về TTATGT ở khu vực nông thôn, kết hợp vận động người dân tham gia xây dựng phát triển cơ sở hạ tầng giao thông nông thôn.

Huy động mọi nguồn lực (vốn ngân sách nhà nước; quỹ bảo trì đường bộ; huy động sự đóng góp của nhân dân, cộng đồng xã hội bằng tiền, vật tư, ngày công lao động...) để đầu tư phát triển hệ thống giao thông nông thôn; tăng cường biện pháp tổ chức giao thông và các điều kiện bảo đảm an toàn đường giao thông nông thôn.

Huy động có hiệu quả các lực lượng tham gia bảo đảm TTATGT trên địa bàn, nòng cốt là lực lượng Cảnh sát giao thông, Công an huyện, thành phố Tây Ninh, Công an xã, phường, thị trấn, lực lượng tuần tra nhân dân.

Ban an toàn giao thông tỉnh giao cho Các cơ quan thành viên Ban An toàn giao thông tỉnh tiếp tục triển khai thực hiện quyết liệt, đồng bộ các giải pháp trọng tâm bảo đảm TTATGT được nêu trong Chỉ thị 18 – CT/TW ngày 04/9/2012 của Ban Bí thư, Nghị quyết sô 88/NQ-CP ngày 24/8/2011 và Nghị quyết số 30/NQ-CP ngày 01/3/2013 của Chính phủ, Chương trình hành động số 23-CTr/TU ngày 04/01/2013 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Kế hoạch số 330/KH-UBND ngày 27/02/2013 của Ủy ban nhân dân tỉnh; thường xuyên nhắc nhở cán bộ, công chức, viên chức, người lao động thực hiện nghiêm Chỉ thị số 13-CT/UB ngày 23/8/2005 của Ủy ban nhân dân tỉnh và Công văn số 61-CV/TU ngày 31/5/2006 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về nghiêm cấm cán bộ, công chức, viên chức, lực lượng vũ trang uống rượu, bia trong giờ làm việc.

Công an tỉnh tổ chức tập huấn về quy trình công tác tuần tra kiểm soát, xử lý vi phạm TTATGT đường bộ - đường thủy cho lực lượng Công an xã.

Chỉ đạo Công an các huyện, thành phố thường xuyên phối hợp cùng với lực lượng Công an xã, phường, thị trấn tăng cường tuần tra kiểm soát, xử lý vi phạm TTATGT ở các tuyến đường giao thông nông thôn thường xảy ra tai nạn; đồng thời phân công mỗi cán bộ chiến sĩ (CBCS) Cảnh sát giao thông huyện, thành phố phụ trách 01 xã, phường, thị trấn để nắm bắt tình hình, hướng dẫn nghiệp vụ, hỗ trợ Công an xã, thị trấn tham gia giữ gìn TTATGT.

Sở Giao thông vận tải huy động mọi nguồn lực để đầu tư phát triển hệ thống giao thông nông thôn. Thường xuyên phối hợp với các đơn vị liên quan khảo sát tổ chức giao thông, đảm bảo lắp đặt đầy đủ hệ thống báo hiệu đường bộ các tuyến đường thuộc tỉnh quản lý.

Kịp thời xử lý các điểm đen TNGT, các điểm có nguy cơ mất an toàn giao thông. Phối hợp với Hội Nông dân tỉnh tăng cường công tác đào tạo, sát hạch, cấp giấy phép lái xe hạng A1, A4 cho người nghèo, vùng sâu, vùng xa, đồng bào dân tộc.

Sở Thông tin và Truyền thông, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh,  Báo Tây ninh,  Đài Truyền thanh các huyện, thành phố, xã, phường, thị trấn tích cực tuyên truyền pháp luật vè TTATGT; các nguy cơ, nguyên nhân gây ra các vụ TNGT, biện pháp phòng tránh; các quy tắc khi tham gia giao thông...(đa dạng về hình thức, phong phú về nội dung, phù hợp với từng đối tượng tuyên truyền).

Sở Thông tin và Truyền thông phối hợp với các cơ quan chức năng liên quan công bố và tuyên truyền rộng rãi tiêu chí về “Văn hóa giao thông” trong cộng đồng dân cư; hàng tháng định hướng cho Báo Tây Ninh, đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh, đài Truyền thanh các huyện, thành phố, xã, phường, thị trấn trong việc tuyên truyền pháp luật về TTATGT; chỉ đạo đội thông tin lưu động tỉnh, các, huyện, thành phố xây dựng các tiểu phẩm văn nghệ, thơ ca, hò vè chủ đề về an toàn giao thông để đi biểu diễn phục vụ nhân dân tại các vùng sâu, vùng xa (ít nhất mỗi tháng 01 lần).

Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh  ngoài các chuyên mục tuyên truyền về an toàn giao thông hiện có, mỗi tháng xây dựng, phát sóng thêm 01 chuyên đề tuyên truyền về an toàn giao thông khu vực nông thôn. Đài Truyền thanh các huyện, xã, phường, thị trấn mỗi tuần phải phát ít nhất 02 lần nội dung tuyên truyền chuyên đề về an toàn giao thông.

Sở Giáo dục và Đào tạo yêu cầu các trường học tăng cường giáo dục kiến thức an toàn giao thông cho học sinh; tăng cường sự phối hợp giữa gia đình, nhà trường và Đoàn Thanh niên, Đội Thiếu niên trong việc quản lý, giáo dục học sinh, sinh viên tự giác chấp hành các quy tắc giao thông.

Duy trì triển khai thực hiện có hiệu quả Chương trình phối hợp đẩy mạnh công tác giáo dục an toàn giao thông trong đoàn viên, thanh thiếu nhi, học sinh, sinh viên giai đoạn 2012-2017

Ủy ban Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể (Tỉnh Đoàn, Hội Nông dân, Hội Cựu chiến bình, Hội Phụ nữ tỉnh...)

Tiếp tục đẩy mạnh thực hiện có hiệu quả các cuộc vận động “Toàn dân tham gia giữ gìn TTATGT”. “Thanh niên với Văn hóa giao thông”, “Phụ nữ tham gia bảo đảm TTATGT vì hạnh phúc của mỗi gia đình”; “Hội Cựu Chiến binh Việt Nam tham gia giữ gìn TTATGT”, “Nông dân tham gia bảo đảm TTATGT”.

Tập trung tuyên truyền cho hội viên, đoàn viên tiêu chí “Văn hóa giao thông”; các quy tắc giao thông; tuân thủ quy định về tốc độ; đội mũ bảo hiểm đạt chuẩn chất lượng khi đi xe mô tô, xe gắn máy; đã uống rượu bia không điều khiển phương tiện; quan sát an toàn trước khi qua đường; chấp hành quy định an toàn khi đi đò...

Ban An toàn giao thông các huyện, thành phố Chỉ đạo kiện toàn Ban An toàn giao thông cấp xã, đồng thời bảo đảm nguồn kinh phí để Ban An toàn giao thông cấp xã triển khai hoạt động bảo đảm TTATGT.

Yêu cầu Trưởng Ban An toàn giao thông cấp xã ký cam kết với Ban An toàn giao thông cấp huyện về bảo đảm TTATGT trên địa bàn thuộc mình quản lý.

Chỉ đạo phòng Quản lý đô thị, phòng Kinh tế - Hạ tầng huyện tập trung sửa chữa, nâng cấp, bê tông hóa các tuyến đường giao thông nông thôn; đối với các tuyến đường đưa vào khai thác phải lắp đặt đầy đủ các biển báo hiệu đường bộ; làm gờ giảm tốc độ từ đường phụ ra đường chính.

Thường xuyên rà soát, nắm các điểm đen TNGT, các điểm có nguy cơ mất an toàn giao thông trên địa bàn để có biện pháp giải quyết, nhằm hạn chế TNGT xảy ra.

Phát huy vai trò của Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức đoàn thể, tổ chức tuyên truyền vận động người dân tham gia bảo đảm TTATGT bằng các việc làm cụ thể, thiết thực như: Hiến đất làm đường, đóng góp tiền của, ngày công lao động; Phát quang cây xanh, chỉnh sửa tường rào bảo đảm tầm nhìn tại các điểm giao cắt trên các tuyến đường liên ấp, liên xã.

Chỉ đạo Công an xã thường xuyên tuyên truyền pháp luật về TTATGT cho nhân dân trên địa bàn; phối hợp cùng với lực lượng Cảnh sát giao thông Công an huyện, thành phố, tăng cường công tác tuần tra kiểm soát, xử lý vi phạm về TTATGT ở các tuyến đường giao thông nông thôn thường xảy ra tai nạn; nắm danh sách các đối tượng thanh thiếu niên có biểu hiện chạy xe tốc độ cao, lạng lách, đánh võng, đua xe trái phép để gọi hỏi, răn đè, giáo dục.

Thường trực Ban An toàn giao thông tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh, Ban An toàn giao thông chỉ đạo công tác bảo đảm TTATGT khu vực nông thôn. Triển khai thực hiện có hiệu quả các Chương trình phối hợp bảo đảm TTATGT mà Ban An toàn giao thông tỉnh đã ký kết với các sở, ngành và các tổ chức đoàn thể. Xây dựng và phát hành cẩm nang điều khiển phương tiện giao thông an toàn phù hợp cho người dân ở khu vực nông thôn.

Tăng cường phối hợp kiểm tra liên ngành công tác bảo đảm TTATGT, tập trung kiểm tra tại các huyện, địa bàn nông thôn có TNGT tăng cao.

MN

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây