Theo đó, đối tượng áp dụng
1. Người lao động thuộc hộ gia đình, cá nhân trực tiếp sản xuất nông nghiệp có đất thu hồi (gọi chung là người có đất nông nghiệp thu hồi) và không thuộc các trường hợp sau đây:
a) Cán bộ, công chức, viên chức, sĩ quan tại ngũ, quân nhân chuyên nghiệp, công chức quốc phòng, công nhân và viên chức quốc phòng, sĩ quan, hạ sĩ quan, công nhân công an, người làm công tác cơ yếu và người làm công tác khác trong tổ chức cơ yếu hưởng lương từ ngân sách nhà nước;
b) Người hưởng lương hưu;
c) Người nghỉ mất sức lao động, thôi việc được hưởng trợ cấp bảo hiểm xã hội hằng tháng;
d) Người lao động có hợp đồng lao động không xác định thời hạn.
2. Người lao động thuộc hộ gia đình, cá nhân có đất thu hồi là đất ở kết hợp kinh doanh, dịch vụ mà phải di chuyển chỗ ở (gọi chung là người có đất kinh doanh thu hồi).
1. Thực hiện hỗ trợ đúng đối tượng được quy định tại Điều 2 của Quy định này.
2. Đảm bảo nguyên tắc công khai và minh bạch.
3. Thực hiện chính sách hỗ trợ theo phương án đào tạo, chuyển đổi nghề và tìm kiếm việc làm được Ủy ban nhân dân cấp huyện phê duyệt.
a) Hỗ trợ chi phí học nghề: Theo mức cụ thể của nghề, tối đa không quá 1.900.000 đồng/người/khoá học.
b) Hỗ trợ tiền ăn: 30.000 đồng/người/ngày thực học.
c) Hỗ trợ tiền đi lại: mức 200.000 đồng/người/khóa học nếu địa điểm đào tạo ở xa nơi cư trú từ 15 km trở lên.
2. Phương thức hỗ trợ: người có đất thu hồi có nhu cầu học nghề trình độ sơ cấp, đào tạo dưới 3 tháng đăng ký với cơ sở giáo dục nghề nghiệp đủ điều kiện hoạt động theo quy định của Luật Giáo dục nghề nghiệp hoặc Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội cấp huyện nơi có hộ khẩu thường trú để đăng ký học nghề.
Mức hỗ trợ đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng
1. Kinh phí hỗ trợ đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng quy định tại khoản 1 Điều này được xây dựng trong phương án đào tạo, chuyển đổi nghề và tìm kiếm việc làm và được tính trong chi phí đầu tư của dự án hoặc tổng kinh phí của phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư.
2. Mức hỗ trợ đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng
a) Hỗ trợ chi phí đào tạo ngoại ngữ, bồi dưỡng kiến thức cần thiết
Đào tạo ngoại ngữ: Theo mức cụ thể của từng khóa học và thời gian học thực tế, tối đa không quá 4.000.000 đồng/người/khóa học.
Bồi dưỡng kiến thức cần thiết: Theo chi phí thực tế, tối đa không quá 530.000 đồng/người/khóa học.
Hỗ trợ tiền ăn, sinh hoạt phí trong thời gian đào tạo: Mức 50.000 đồng/người/ngày thực học.
Hỗ trợ tiền ở trong thời gian đào tạo: 400.000 đồng/người/tháng.
Hỗ trợ tiền đi lại (01 lượt đi và về): mức 200.000 đồng/người/khóa học nếu địa điểm đào tạo ở xa nơi cư trú từ 15 km trở lên.
b) Hỗ trợ chi phí làm thủ tục để đi làm việc ở nước ngoài
Lệ phí cấp hộ chiếu, giấy thông hành, giấy phép xuất cảnh: mức chi thực hiện theo quy định tại Thông tư số 25/2021/TT-BTC ngày 07 tháng 4 năm 2021 của Bộ Tài chính quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí, lệ phí trong lĩnh vực xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh, cư trú tại Việt Nam.
Phí cung cấp thông tin lý lịch tư pháp: mức chi theo quy định tại Thông tư số 244/2016/TT-BTC ngày 11 tháng 11 năm 2016 của Bộ Tài chính quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí cung cấp thông tin lý lịch tư pháp.
Lệ phí làm thị thực (visa) theo quy định hiện hành của nước tiếp nhận lao động.
Chi phí khám sức khỏe theo giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh, mức hỗ trợ tối đa không quá 750.000 đồng/người.
3. Người có đất thu hồi được hỗ trợ đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng một lần theo chính sách quy định tại Điều này.