Quy chế hoạt động của Ban Chỉ đạo Chuyển đổi số tỉnh Tây Ninh

Thứ năm - 07/07/2022 19:00 178 0
Ngày 07-7, UBND tỉnh ban hành Quyết định số 1444/QĐ-BCĐ về Quy chế hoạt động của Ban Chỉ đạo Chuyển đổi số tỉnh Tây Ninh

Theo đó, Quy chế này quy định về nguyên tắc, nhiệm vụ, quyền hạn, chế độ làm việc và quan hệ công tác của Ban chỉ đạo chuyển đổi số tỉnh Tây Ninh (sau đây gọi tắt là Ban chỉ đạo). Quy chế này áp dụng đối với các thành viên Ban Chỉ đạo và Tổ Giúp việc cho Ban Chỉ đạo Chuyển đổi số tỉnh Tây Ninh (sau đây gọi tắt là Tổ Giúp việc).

Nguyên tắc làm việc

1. Ban Chỉ đạo làm việc dân chủ, công khai và do Trưởng ban quyết định.

2. Ban Chỉ đạo và thành viên Ban Chỉ đạo không làm thay chức năng, nhiệm vụ của các cơ quan và người đứng đầu các cơ quan như các sở, ban, ngành và các huyện, thị xã, thành phố.

3. Đề cao trách nhiệm cá nhân của các thành viên Ban Chỉ đạo trong thực hiện chức trách, nhiệm vụ được phân công; giải quyết công việc theo đúng thẩm quyền và trách nhiệm được phân công, đúng trình tự, thủ tục theo quy định của pháp luật và quy định của Quy chế này.

4. Các thành viên Ban Chỉ đạo chủ động giải quyết công việc trong quá trình thực hiện các nhiệm vụ về xây dựng, phát triển Chính quyền điện tử, Chính quyền số, kinh tế số, xã hội số và đô thị thông minh và các nhiệm vụ do Ban Chỉ đạo thực hiện những giải pháp mang tính đột phá để phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Tây Ninh giai đoạn 2021-2025 giao (sau đây gọi tắt là Ban chỉ đạo những giải pháp đột phá về KT-XH).

5. Bảo đảm yêu cầu phối hợp công tác, trao đổi thông tin trong giải quyết công việc theo chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao. 

Trưởng ban

1. Chỉ đạo toàn diện về tổ chức, chức năng, nhiệm vụ của Ban Chỉ đạo; phân công nhiệm vụ các thành viên Ban Chỉ đạo; ban hành chương trình, kế hoạch công tác, kiểm tra hàng năm của Ban Chỉ đạo.

2. Trực tiếp chỉ đạo hoạt động xây dựng, phát triển Chính quyền điện tử, Chính quyền số, kinh tế số, xã hội số, đô thị thông minh và các hoạt động thực hiện những giải pháp mang tính đột phá để phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Tây Ninh về lĩnh vực công nghệ thông tin.

3. Triệu tập và chủ trì các cuộc họp định kỳ hoặc đột xuất của Ban Chỉ đạo.

Phó Trưởng ban thường trực

Giúp Trưởng ban Chỉ đạo trực tiếp chỉ đạo các hoạt động triển khai Chính quyền điện tử, Chính quyền số, kinh tế số, xã hội số và đô thị thông minh; xem xét, giải quyết các công việc thường xuyên của Ban Chỉ đạo.

Các Ủy viên Ban Chỉ đạo

1. Tham mưu giúp Trưởng Ban chỉ đạo về các nhiệm vụ liên quan đến xây dựng, phát triển Chính quyền điện tử, Chính quyền số, kinh tế số, xã hội số và đô thị thông minh trên địa bàn tỉnh và các nhiệm vụ liên quan tới việc thực hiện những giải pháp đột phá về CNTT theo chỉ đạo của Ban chỉ đạo những giải pháp đột phá về KT-XH thuộc phạm vi quản lý của cơ quan mình.

2. Trực tiếp chỉ đạo và chịu trách nhiệm trước Trưởng Ban Chỉ đạo trong việc tổ chức thực hiện các nhiệm vụ xây dựng, phát triển Chính quyền điện tử, Chính quyền số, kinh tế số, xã hội số và đô thị thông minh do cơ quan mình quản lý; chỉ đạo lồng ghép các nội dung về xây dựng, phát triển Chính quyền điện tử, Chính quyền số, kinh tế số, xã hội số và đô thị thông minh trong các chương trình, đề án, dự án của ngành, lĩnh vực do cơ quan mình quản lý, chủ trì thực hiện.

3. Cho ý kiến về các vấn đề liên quan đến xây dựng, phát triển Chính quyền điện tử, Chính quyền số, kinh tế số, xã hội số và đô thị thông minh phục vụ phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao năng lực cạnh tranh của tỉnh theo chỉ đạo của Trưởng Ban Chỉ đạo hoặc theo đề nghị của Ủy viên thường trực.

4. Kịp thời báo cáo Trưởng Ban Chỉ đạo về những vấn đề phát sinh trong quá trình triển khai nhiệm vụ được giao; đề xuất sáng kiến, giải pháp tháo gỡ vướng mắc, khó khăn để thúc đẩy phát triển Chính quyền điện tử, Chính quyền số, kinh tế số, xã hội số và đô thị thông minh và những giải pháp đột phá về CNTT theo chỉ đạo của Ban Chỉ đạo những giải pháp đột phá về KT-XH.

5. Tham dự đầy đủ các cuộc họp của Ban Chỉ đạo Chuyển đổi số của tỉnh và các cuộc họp của Ban Chỉ đạo thực hiện những giải pháp mang tính đột phá để phát triển KT-XH tỉnh Tây Ninh, trong trường hợp không thể tham dự phải báo cáo và được sự đồng ý của người chủ trì cuộc họp và cử người dự thay; trường hợp ủy quyền cho người dự họp thay phải tham gia ý kiến bằng văn bản; cùng các ủy viên Ban Chỉ đạo xem xét, trao đổi, báo cáo Trưởng Ban Chỉ đạo quyết định các vấn đề liên quan đến hoạt động của Ban Chỉ đạo; chịu trách nhiệm triển khai thực hiện các ý kiến kết luận của Trưởng, Phó Ban Chỉ đạo liên quan đến ngành, lĩnh vực cơ quan mình phụ trách.

6. Cử cán bộ, chuyên gia giỏi, tâm huyết tham gia Tổ Giúp việc Ban Chỉ đạo; tạo điều kiện cho những cán bộ, chuyên gia này hoàn thành tốt nhiệm vụ được lãnh đạo Tổ Giúp việc giao. Kịp thời thay thế những cán bộ, chuyên gia không đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ được giao theo đề nghị của lãnh đạo Tổ Giúp việc.

7. Thực hiện các nhiệm vụ khác do Trưởng Ban Chỉ đạo phân công.

Nội dung chi tiết xem tại đây 1444 qd.signed.pdf



 


Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây