Mại dâm vấn đề xã hội cần được quan tâm

Thứ ba - 03/10/2017 08:00 83 0
Mại dâm là một vấn đề xã hội khó giải quyết không chỉ ở Việt Nam mà hầu hết mọi quốc gia trên thế giới. Tệ nạn mại dâm, các tội phạm liên quan đến mại dâm như chứa mại dâm, môi giới mại dâm, mua dâm người chưa thành niên, đặc biệt là hành vi mua bán người vì Mục đích mại dâm gây ra nhiều vấn đề phức tạp cho xã hội, sức khỏe cộng đồng, gây bức xúc dư luận.

Theo quy định của pháp luật hiện hành, mại dâm là hành vi vi phạm pháp luật, tuy nhiên, xét về mặt xã hội, người bán dâm là nhóm người dễ bị tổn thương (bị ngược đãi, bạo lực, bị chà đạp nhân phẩm, bị bóc lột, lây nhiễm các bệnh lây truyền qua đường tình dục, bị phân biệt đối xử, không tiếp cận được các dịch vụ y tế, xã hội).

Chương trình hành động phòng, chống mại dâm giai đoạn 2011 - 2015 đã đạt được những kết quả nhất định, song vẫn còn nhiều khó khăn, thách thức, bất cập. Tệ nạn mại dâm vẫn còn diễn biến phức tạp; thiếu các chính sách và các chương trình can thiệp tích cực, phù hợp, đặc biệt là vấn đề giảm hại, phòng, chống bạo lực và hỗ trợ thay đi công việc đối với người bán dâm. Mặt khác, công tác phòng, chống mại dâm là hoạt động đòi hỏi phải có sự phối hợp liên ngành, có sự phân công rõ chức năng, nhiệm vụ của các Bộ, ngành, địa phương, trong đó phân đnh rõ vai trò, trách nhiệm của cơ quan chủ trì, cơ quan phi hợp và trách nhiệm của chính quyền các cấp. Cần có cơ chế Điều phối, thúc đy sự hợp tác giữa các đối tác trong và ngoài nước; huy động sự tham gia của cả hệ thống chính trị, các tổ chức quốc tế, tổ chức xã hội và người dân trong phòng, chống mại dâm.

Do vậy, cần thiết phải có các biện pháp, giải pháp nhằm ngăn chặn sự gia tăng tiến tới giảm thiu tệ nạn mại dâm; giảm tác hại của tệ nạn mại dâm đi với đời sống cộng đồng và đối với chính người hoạt động mại dâm; hỗ trợ người hoạt động mại dâm hòa nhập cộng đồng cần phải có các giải pháp đảm bảo các quyền cơ bản, tạo điều kiện cho họ tiếp cận thông tin, nâng cao kiến thức, kỹ năng để họ được tiếp cận các dịch vụ tư vấn và chăm sóc sức khỏe sinh sản, cũng như các dịch vụ xã hội cơ bản khác, đặc biệt tạo cơ hội để tìm kiếm việc làm, ổn định cuộc sống hòa nhập xã hội.

Theo báo cáo của 63 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, hiện nay, số người bán dâm có hồ sơ quản lý là 11.240 người, trong đó, tập trung nhiều ở một số khu vực như: Đồng bằng sông Hồng: 3.673 người; Đông Bắc: 913 người; Bắc Trung bộ: 887 người; Đông Nam Bộ: 3.200 người; Đồng bằng Sông Cửu Long: 1.374 người; các khu vực khác là 1.189 người. Tuy nhiên, con số thực tế có thể còn cao hơn do đây là một hoạt động rất khó kiểm soát bởi tính phức tạp, tinh vi và trá hình của nó.

Xuất hiện những đối tượng và hình thức hoạt động mại dâm mới: Gái gọi, du lịch tình dục, người nước ngoài bán dâm, mại dâm nam, mại dâm đồng tính, người chuyển giới bán dâm, môi giới mại dâm thông qua mạng internet, facebook,... Tình trạng người mại dâm sử dụng ma túy có xu hướng gia tăng; đối tượng mua dâm thuộc nhiều lứa tuổi, thành phần khác nhau, trong đó đối tượng không có nghề nghiệp ổn định, làm ăn tự do: 75,7%, doanh nghiệp: 20%, cán bộ, công nhân viên chức: 3%; 80% đối tượng chủ chứa, môi giới có độ tuổi từ 18 đến 25 tuổi; trên 40% chủ chứa là phụ nữ. Tại các thành phố, xuất hiện trở lại các tụ Điểm mại dâm khu vực công cộng tác động xấu đến môi trường văn hóa, thuần phong mỹ tục, ảnh hưởng đến trật tự an toàn xã hội gây bức xúc trong dư luận.

Tệ nạn mại dâm đã và đang gây nhiều hệ lụy cho xã hội: Nguy cơ lây lan các bệnh xã hội, HIV/AIDS qua đường tình dục do quan hệ tình dục không an toàn (tỷ lệ người nhiễm HIV qua đường tình dục ngày càng gia tăng (45,3%, chiếm tỷ lệ cao nhất trong các đường lây truyền khác); tỷ lệ hiện nhiễm trong nhóm nam quan hệ tình dục đồng giới là 3,9% (tăng gần 2 lần so với năm 2012); người hoạt động mại dâm thường bị bạo lực, chiếm đoạt tài sản, tiền bạc, bóc lột tình dục; bị kỳ thị, xa lánh, khó tiếp cận với các dịch vụ xã hội...

Tệ nạn mại dâm cũng làm gia tăng các băng nhóm, tổ chức tội phạm mua bán ma túy, tổ chức sử dụng trái phép chất ma túy, mua bán người, tổ chức hoạt động mại dâm ở một số địa phương. Hình thành những đường dây mua bán người vì Mục đích mại dâm...; tình trạng mua bán phụ nữ, trẻ em vì Mục đích mại dâm có chiu hướng gia tăng không chỉ ở trong nước và ngoài nước.

Trước thực trạng hoạt động mại dâm đang diễn biến phức tạp như thế, nhưng công tác phòng chống chưa đạt hiệu quả cao do một số địa phương, chính quyền chưa thực sự quan tâm đến công tác phòng, chống tệ nạn mại dâm; chưa chỉ đạo quyết liệt, liên tục đối với công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm và các hành vi vi phạm pháp luật hành chính liên quan đến mại dâm dẫn đến tình trạng tồn tại các tụ Điểm, ổ nhóm tội phạm tổ chức hoạt động mại dâm công khai, thách thức dư luận; nhiều tỉnh, thành phố chưa thành lập, kiện toàn Đội kiểm tra liên ngành phòng, chống mại dâm các cấp nên kết quả công tác thanh tra, kiểm tra, phòng ngừa còn nhiều hạn chế.

Công tác truyền thông về phòng, chống mại dâm triển khai chưa được thường xuyên; nội dung mới chỉ tập trung vào phản ánh thực trạng của mại dâm; chưa chú trọng đến việc tuyên truyền giảm tác hại, giảm kỳ thị. Năng lực đội ngũ báo cáo viên, truyền thông viên, cộng tác viên về phòng, chống mại dâm còn hạn chế về số lượng và chất lượng. Hoạt động của các mô hình thí điểm giảm hại và hỗ trợ người hoạt động mại dâm còn đơn giản, chủ yếu thông qua hình thức tuyên truyền, truyn thông, sinh hoạt nhóm, câu lạc bộ; chưa hình thành hệ thống cung cấp dịch vụ hỗ trợ chuyên biệt, dễ tiếp cận với người bán dâm và nạn nhân của bóc lột tình dục. Lực lượng cán bộ phòng, chống mại dâm cấp cơ sở hiện nay hầu hết là kiêm nhiệm, làm giảm hiệu quả của công tác phòng, chống mại dâm tại địa phương. Ngân sách đầu tư cho công tác phòng, chống mại dâm thấp; nhiều tỉnh, thành phố không bố trí ngân sách địa phương, chỉ sử dụng nguồn hỗ trợ từ ngân sách trung ương; ngân sách hạn hẹp chưa tương xứng với nhiệm vụ được giao, do vậy, nhiều nhiệm vụ lồng ghép hoặc thực hiện thời gian ngắn nên hiệu quả hạn chế.

Những thách thức  đặt ra trong công tác phòng, chống mại dâm hiện nay là về mặt nhận thức: Quan điểm, nhận thức về công tác phòng, chng mại dâm của một số cấp ủy, chính quyền địa phương chưa thống nhất nên chỉ đạo triển khai không kiên quyết, triệt để dẫn đến tình trạng tồn tại các tụ Điểm, ổ nhóm tội phạm tổ chức hoạt động mại dâm công khai, thách thức dư luận. Một bộ phận dân cư, thanh thiếu niên hiện nay do nhận thức không đy đủ về tác hại, cho rằng đây là công việc có thu nhập cao nên đã tham gia vào tệ nạn này (bán dâm, môi giới mại dâm, chứa mại dâm).

Hệ thống pháp luật về phòng, chống mại dâm ban hành hơn 10 năm nay đã bộc lộ những hạn chế nhất định, không còn phù hợp với thực tiễn, chưa đáp ứng yêu cầu đấu tranh, phòng chống mại dâm trong tình hình mới, cụ thể: Khái niệm mại dâm hiện hành không bao quát được các hành vi mới như mua bán dâm giữa những người đng tính; các hành vi liên quan đến mại dâm như kích dục, khiêu dâm... chưa có chế tài xử lý đối với chủ thể của hành vi nên gây khó khăn cho các cơ quan chức năng trong việc tổ chức phòng ngừa, ngăn chặn mại dâm trong các cơ sở kinh doanh dịch vụ. Mặc dù xác định phòng ngừa là biện pháp trọng tâm trong công tác phòng, chống mại dâm, tuy nhiên Pháp lệnh thiếu các quy định về điều kiện đảm bảo về nguồn lực thực hiện; thẩm quyền xử lý vi phạm (thẩm quyền thu hi giy phép, chứng chỉ hành nghề của chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện; thẩm quyền xử phạt của Chi cục phòng, chng tệ nạn xã hội..Tình trạng lây nhiễm HIV/AIDS thông qua quan hệ tình dục không an toàn, đặc biệt qua nhóm người bán dâm rất cao. Trong khi đó, chưa có quy định về việc triển khai các chương trình can thiệp giảm tác hại về HIV/AIDS trong các can thiệp về phòng, chống mại dâm. Về xử lý vi phạm: Thiếu chế tài xử lý hành chính đối với các hành vi vi phạm như: Khiêu dâm, kích dục; một số hành vi có tính nguy hiểm cho xã hội cao như tổ chức, bảo kê cho hoạt động mại dâm chưa được quy định thành tội danh trong Bộ luật Hình sự; việc xử lý kỷ luật đối với cán bộ, công chức, người thuộc lực lượng vũ trang nhân dân vi phạm pháp luật về phòng, chống mại dâm chưa được thực hiện nghiêm minh theo quy định.

Luật Xử lý vi phạm hành chính, Nghị quyết số 24/2012/NQ-QH13 quy định không áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở chữa bệnh đối với người bán dâm nhưng lại chưa có cơ chế, chính sách, dịch vụ hỗ trợ phù hợp với đặc điểm xã hội của người bán dâm tại cộng đồng.

Các chương trình can thiệp cho nhóm người bán dâm dựa trên quan điểm tiếp cận mới (bảo đảm sự bình đẳng, chú trọng các hỗ trợ xã hội, thúc đẩy việc đảm bảo quyền tiếp cận và sử dụng các dịch vụ an sinh xã hội, tạo cơ hội để người bán dâm thay đổi công việc...) còn đang trong giai đoạn thí điểm, triển khai chưa đồng bộ, hạn chế về nguồn lực nên số người được tiếp cận dịch vụ còn rất ít. Thời gian thí điểm ngắn, chưa đủ cơ sở thực tiễn để xây dựng các chính sách, pháp luật cho phù hợp.

Đó là những thách thức cần được các ngành, các cấp quan tâm và có những giải pháp điều chỉnh phù hợp để đưa công tác phòng chống mại dâm đạt hiệu quả cao hơn trong thời gian tới.

Quang Dững

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây