Năm 2015: Tây Ninh phấn đấu 17 xã đạt chuẩn nông thôn mới

Thứ ba - 20/01/2015 09:00 39 0
Thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới, năm 2014, dưới sự lãnh đạo của các cấp ủy đảng, chỉ đạo của các cấp chính quyền, sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị từ tỉnh đến cơ sở, đặc biệt là sự cố gắng nỗ lực của nhân dân, bộ mặt nông thôn Tây Ninh đã có nhiều thay đổi, đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân từng bước được nâng cao.

Năm 2014, cấp ủy, chính quyền các cấp từ tỉnh đến cơ sở đã tập trung chỉ đạo điều hành triển khai thực hiện Chương trình xây dựng NTM đồng bộ toàn diện, coi đây là nhiệm vụ chính trị trọng tâm, then chốt của cả hệ thống chính trị các cấp và của toàn dân. Cụ thể, Ban chỉ đạo xây dựng nông thôn mới của tỉnh đã tổ chức 5 cuộc họp và 11 buổi làm việc với các huyện, thành phố về tiến độ triển khai xây dựng nông thôn mới trên địa bàn; trong đó lãnh đạo UBND tỉnh đã làm việc với UBND các huyện Gò Dầu, Trảng Bàng, Hòa Thành, Tân Châu để trực tiếp chỉ đạo, tập trung giải quyết những vướng mắc tại 9 xã phấn đấu đạt chuẩn năm 2014.

Bên cạnh đó, Ủy ban nhân dân tỉnh đã ban hành 39 văn bản chỉ đạo điều hành Chương trình. Các Sở, ngành tỉnh tiến hành đi kiểm tra các xã điểm; hướng dẫn thực hiện, đánh giá và trình tự, thủ tục công nhận tiêu chí do ngành mình phụ trách. Ban Tuyên giáo, Ban Dân vận, Mặt trận Tổ quốc tỉnh và các đoàn thể tổ chức xây dựng kế hoạch tuyên truyền và triển khai thực hiện các phong trào thường xuyên.

Ban chỉ đạo các huyện, thành phố phân công các thành viên Ban chỉ đạo phụ trách đôn đốc các xã hoàn thành triển khai kế hoạch xây dựng nông thôn mới năm 2014, đẩy mạnh các hoạt động tuyên truyền, vận động xây dựng nông thôn mới, thường xuyên kiểm tra, đôn đốc tiến độ thực hiện tại 9 xã và việc quản lý sử dụng kinh phí đầu tư.

Công tác tuyên truyền, vận động được triển khai dưới nhiều hình thức và đã thực sự đi vào chiều sâu, đa dạng và phong phú hơn, thu hút được sự quan tâm, đồng tình hưởng ứng, tự giác tham gia của đông đảo các tầng lớp nhân dân trong tỉnh.

Đặc biệt, trong năm 2014, các tiến bộ kỹ thuật tiếp tục được áp dụng rộng rãi, việc áp dụng kỹ thuật - công nghệ và cơ giới hóa trong sản xuất nông nghiệp được tăng cường. Công tác xây dựng các mô hình, dự án, chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật triển khai có hiệu quả như: sản xuất nấm bào ngư (trình diễn 20,9 tấn nguyên liệu) Thành phố Tây Ninh và 2 huyện: Châu Thành, Hòa Thành; dự án khí sinh học (21 bể biogas) tạị 3 xã: Phước Ninh (huyện Dương Minh Châu), Hưng Thuận và Lộc Hưng (huyện Trảng Bàng); mô hình liên kết 4 nhà thâm canh lúa theo hướng VietGAP và cánh đồng mẫu lớn thực hiện 3 vụ với 7.070 ha tại 12 xã của 6 huyện: Bến cầu, Gò Dầu, Trảng Bàng, Châu Thành. Hòa Thành, Dương Minh Châu; mô hình sản xuất rau an toàn theo chuẩn VietGAP tại xã Long Khánh, Thanh Phước đã được cấp giấy chứng nhận, ngành nông nghiệp tiếp tục triển khai mô hình này tại 2 xã Long Thành Bắc và An Tịnh; tổ chức 5 lớp chuyển giao khoa học kỹ thuật cho nông dân ở các xã điểm với nhiều mô hình, được ứng dụng.

Việc phát triển kinh tế tập thể được chú trọng. Năm qua đã thành lập mới 6 tổ hợp tác (THT), tổng số 131 thành viên: 2 THT trồng mì tại xã Tân Lập, THT dịch vụ nông nghiệp tại xã Thạnh Bình (huyện Tân Biên), THT nuôi cá nước ngọt tại xã Long Thành Nam, THT nuôi bò sinh sản (huyện Hòa Thành), THT chăn nuôi gà thả vườn xã Bến Củi (huyện Dương Minh Châu); hướng dẫn hợp tác xã tiểu thủ công nghiệp Đại Phát đăng ký xây dựng thương hiệu bánh tráng.

Công tác đào tạo nghề và giải quyết việc làm được quan tâm. Trong năm 2014, đã tổ chức  đào tạo mới sơ cấp nghề và dạy nghề dưới 3 tháng cho 16.518 người, đạt 76,83% so với kế hoạch; giải quyết việc làm cho 20.000 lao động; đào tạo nghề mới cho 21.500 người. Tỷ lệ lao động qua đào tạo nghề đạt 43%.

Hạ tầng thiết yếu được quan tâm đầu tư xây dựng. Toàn tỉnh đã và đang đầu tư xây dựng mới trên 300 hạng mục công trình (giao thông, thủy lợi, trạm y tế, trường học, công trình cấp nước sạch), trong đó xây dựng, nâng cấp 234,6 km đường giao thông nông thôn; kiên cố và nạo vét 14,8 km kênh mương nội đồng; xây dựng 31 trường đạt chuẩn; kiên cố hóa 243 phòng học; xây dựng mới 14 trạm y tế xã; nâng cấp, xây mới 8 trung tâm văn hóa xã và 23 công trình văn hóa ấp (bao gồm văn phòng ấp); sửa chữa, nâng cấp 6 công trình cấp nước tập trung và 20 công trình bảo vệ môi trường khu dân cư; xây tặng 546 căn và sửa chữa 138 căn nhà Đại đoàn kết.

Sự nghiệp văn hóa, xã hội có nhiều tiến bộ; giáo dục đào tạo được quan tâm,  tỉnh tiếp tục đuy trì chuẩn phổ cập trung học cơ sở ở 80 xã, tỷ lệ học sinh tốt nghiệp trung học cơ sở được tiếp tục học trung học đạt 83,72%. Chất lượng chăm sóc y tế cho người dân nông thôn được nâng lên, góp phần đảm bảo sức khỏe cộng đồng

Phong trào xây dựng gia đình văn hóa, làng xã văn hóa được triển khai tích cực. Đến nay, toàn tỉnh có 80% ấp; 80% gia đình đạt chuẩn văn hóa; có 67 Trung tâm Văn hóa - Thể thao và học tập cộng đồng hoạt động có hiệu quả.

Công tác bảo vệ giữ gìn vệ sinh môi trường đã có chuyển biến tích cực. Năm 2014,  các cấp, các ngành đã tập trung triển khai các Chương trình, dự án trong đó lồng ghép với chương trình xây dựng NTM để đảm bảo vệ sinh môi trường cho nhân dân nông thôn, trong đó tập trung tổ chức các hoạt động vệ sinh môi trường để cải tạo cảnh quan xanh - sạch - đẹp tại 9 xã.

Phát huy những kết quả đạt được trong công tác xây dựng nông thôn mới để phấn đấu đến cuối năm 2015 có 17 xã đạt chuẩn nông thôn mới. Trong thời gian tới, cần tiếp tục tuyên truyền sâu rộng trong quần chúng nhân dân; phối hợp với ủy ban Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức đoàn thể, lực lượng vũ trang đẩy mạnh hơn nữa phong trào thi đua "Chung sức xây dựng nông thôn, mới"; vận động, khuyến khích và tạo mọi điều kiện cho doanh nghiệp, các tổ chức, cá nhân tham gia hỗ trợ các xã xây dựng nông thôn mới.

Chỉ đạo, triển khai Chương trình đồng bộ ở tất cả các xã; đối với việc phân bổ vốn ngân sách Trung  ương, ngân sách tỉnh, huyện, vốn trái phiếu Chính phủ chú ý ưu tiên cho các xã khó khăn, xã biên giới, tránh việc phân bổ bình quân hoặc chỉ phân bổ vốn cho cốc xã điểm.

Rà soát, điều chỉnh, bổ sung quy hoạch, đề án xây dựng xã nông thôn mới phù hợp với quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội chung của huyện và khả năng bổ trí, huy động nguồn lực của địa phương

Tập trung chỉ đạo chuyển đổi cơ cấu sản xuất trên địa bàn từng xã gắn với tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa, nâng cao hiệu quả sản xuất để nâng cao thu nhập cho nông dân. Mỗi xã chọn một hoặc một nhóm từ 2-3 sản phẩm chủ lực có thị trường để xây dựng phương án sản xuất trên diện rộng.

Tạo chuyển biến thực tế về trang trại, hợp tác xã và liên kết doanh nghiệp-nông dân; mỗi xã điểm có 1 HTX làm ăn hiệu quả, có liên kết với doanh nghiệp trong sản xuất, chế biến, tiêu thụ nông sản, nhất là sản phẩm chủ lực đã được chọn trên địa bàn.

Nâng cao chất lượng đào tạo nghề cho lao động nông thôn, đảm bảo nghề nông nghiệp phải phủ hợp với quy hoạch, đề án xây dựng nông thôn mới và yêu cầu tái cơ cấu ngành nông nghiệp. Các nghề phi nông nghiệp phải xuất phát từ quy hoạch sản xuất công nghiệp, dịch vụ; quy hoạch phát triển ngành nghề nông thôn; nhu cầu sử dụng lao động của doanh nghiệp. Đẩy mạnh xã hội hóa, thu hút sự tham gia, hỗ trợ các doanh nghiệp và các tổ chức xã hội - nghề nghiệp trong đào tạo nghề cho lao động nông thôn.

Chú trọng phát triển các công trình hạ tầng thiết yếu cấp xã gắn với phát triển sản xuất, đời sống hàng ngày của người dân như: giao thông, thủy lợi, điện, nước sạch, môi trường, đảm bảo chất lượng các tiêu chí đã đạt của các xã; triển khai nhiều giải pháp nâng cao tỷ lệ người dân tham gia bảo hiểm y tế; thường xuyên tổ chức các hoạt động bảo vệ môi trường tạo cảnh quan xanh - sạch - đẹp của xã nông thôn mới và các xã khác trên địa bàn huyện, thành phố.

Sở Xây dựng chủ trì, phối hợp với các sở, ngành, các huyện, thành phố rà soát lại các dự án xây dựng trường đạt chuẩn, báo cáo đề xuất Ban chỉ đạo tỉnh xem xét.

Sở Giao thông vận tải chủ trì, phối hợp với các sở, ngành, các huyện, thành phố rà soát lại các công trình giao thông, báo cáo đề xuất Ban chỉ đạo tỉnh xem xét.

Tiếp tục kiện toàn, nâng cao năng lực của Ban chỉ đạo các cấp và thành lập Văn phòng điều phối cấp huyện, bố trí công chức xã chuyên trách nông thôn mới. Ban chỉ đạo các cấp xâv dựng kế hoạch và phân công cụ thế các thành viên, các ngành, các cấp chủ động bám sát cơ sở đế đôn đốc, kiểm tra, giám sát tình hình triển khai, nhất là ở các xã điểm. Cách thức và hiệu quả sử dụng nguồn ngân sách nhà nước, việc huy động nguồn lực của cộng đồng và chất lượng thi công các công trình.

MN

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây