Tây Ninh: nỗ lực xây dựng nông thôn mới

Thứ hai - 22/08/2016 17:00 33 0
6 tháng đầu năm 2016, chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới (MTQG XDNTM) trên địa bàn tỉnh Tây Ninh đã đạt được một số kết quả nhất định, diện mạo nông thôn ngày càng thay đổi, kết cấu hạ tầng được quan tâm đầu tư, từng bước đáp ứng nhu cầu sản xuất, phục vụ dân sinh.

nognthonmoi.jpg

Đầu tư xây dựng đường giao thông nông thôn.

Các Sở, Ngành, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh, các hội, đoàn thể tỉnh, UBND các huyện, thành phố đã trển khai nghiêm túc các chỉ đạo của Ban Chỉ đạo XDNTM tỉnh; UBND các huyện có xã phấn đấu đạt chuẩn nông thôn mới năm 2016 đã chỉ đạo các xã xây dựng kế hoạch, giải pháp cụ thể hoàn thành 19 tiêu chí nông thôn mới năm 2016; chủ động kiểm tra, thường, xuyên đôn đốc tiến độ thực hiện Chương trình để kịp thời giải quyết những khó khăn, vướng mẳc của địa phương.

Bộ máy chỉ đạo thực hiện Chương trình các cấp từng bước được rà soát, kiện toàn, hoàn thiện; việc nâng cao kiến thức, năng lực quản lý, điều hành, thực thi của cán bộ XDNTM các cấp, công tác tuyên truyền, kiểm tra, hướng dẫn được quan tâm triển khai, nhận thức của hệ thống chính trị, nhân dân từng bước được nâng lên, các hạn chế, thiếu sót qua kiểm tra được kịp thời phát hiện và hướng dẫn xử lý; các cơ chế chính sách, văn bản hướng dẫn được tập trung thực hiện. Đến nay, các địa phương đã duy trì, giữ vững 19 tiêu chí đối với 16 xã đạt chuẩn nông thôn mới giai đoạn 2011-2015, 06 xã phấn đấu đạt chuẩn nông thôn mới năm 2016 có 02/06 xã đạt 15 tiêu chí (xã Long Thành Nam. Lộc Hưng), 01/06 xã đạt 14 tiêu chí (xã Phước Ninh), 03/06 xã dạt 13 tiêu chí (Bàu Đồn, Tân Phong, Long Thuận).

Theo báo cáo của các huyện thành phố đến nay, 80 xã cơ bản đạt 02 tiêu chí về quy hoạch, bưu điện; từ 70 - 78 xã đạt các tiêu chí về điện, lao động có việc làm thường xuyên, hình thức tổ chức sản xuất văn hóa, an ninh trật tự xã hội; 50 - 67 xã đạt các tiêu chí về thủy lợi, nhà ở, hộ nghèo, hệ thống chính trị; từ 16 - 47 xã đạt các tiêu chí còn lại, trong đó các tiêu chí về xây dựng cơ sở hạ tầng (trường học, giao thông, cơ sở vật chất văn hóa, chợ), thu nhập, y tế có số xã đạt chuẩn còn thấp (16-37 xã).

Hiện nay trên địa bàn tỉnh đã và đang đầu tư 252 hạng mục công trình nông thôn mới (trong đó có 102 công trình chuyển tiếp), gồm: Xây dựng, nâng cấp 134,6 km đường giao thông nông thôn, kiên cố hóa 12,8 km kênh mương nội đồng: xây dựng 64 trường học đạt chuẩn (trong đó có 15 công trình khởi công mới); nâng câp 13 Trung tâm Văn hóa - Thể thao và học tập cộng dồng xã, 48 nhà văn hóa ấp.

Riêng tổng số dự án đầu tư thực hiện năm 2016 tại 06 xã phấn đấu đạt chuẩn năm 2016 là 249 dự án, tổng mức đầu tư 624.129 triệu đồng, trong đó, giao thông 152 dự án, 346.887 triệu đồng; thủy lợi 31 dự án, 20.706 triệu đồng; trường học 25 dự án, 222.912 triệu đồng cơ sở vật chất văn hóa 41 dự án, 33.624 triệu đồng.

Nhằm góp phần thúc đẩy phát triển nông nghiệp bền vững, đảm bảo an toàn thực phẩm và vệ sinh môi trường, nậng giá trị sản xuât nông nghiệp, công tác phát triển sản xuất dược ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quan tâm. chú trọng triển khai thực hiện, 6 tháng đầu năm 2016, ngành đã tập trung hoàn chỉnh đề án Tái cơ cấu ngành nông nghiệp tỉnh Tây Ninh theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 và 04 đề án phát triển nông nghiệp; việc phát triển các loại rau quả, sản xuất rau an toàn theo VietGAP, GlobalGap, Organic, công tác liên kết sản xuất và tiêu thụ; quản lý, đánh giá, giông vật nuôi; các chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất;... tiếp tục được chỉ đạo thực hiện.

Các đề án, dự án, mô hình chuyển giao tiến bộ KHKT theo đề án, các dự án phục vụ tái cơ cấu ngành nông nghiệp đối với các sản phẩm nông nghiệp của tỉnh đã được triển khai như: Chăn nuôi vịt thịt theo hướng VietGAHP; Nuôi baba trong ao bể; mô hình chuyển đổi cây trồng vật nuôi đem lại hiệu quả cao; thành lập 12 Tổ hợp tác sản xuất giống và đã thực hiện 76 ha theo đề án Xây dựng mạng lưới nhân giống lúa trên địa bàn tỉnh Tây Ninh đến năm 2020; thực hiện 14 ha sản xuất mãng cầu theo tiêu chuẩn VietGAP gẳn với thương hiệu, chỉ dẫn địa lý mãng cầu Bà Đen Tây Ninh;...

Về phát triển kinh tế tập thể, 06 tháng đầu năm đã thành lập mới 04 HTX nông nghiệp; một số chính sách hỗ trợ đã được thực hiện như: Hỗ trợ HTX Giống cây trồng và Dịch vụ nông nghiệp Bàu Đồn huyện Gò Dầu thực hiện, ứng dụng kết quả đề tài "Khảo nghiệm khả năng thích nghi cùa các giống lúa, nếp mới triển vọng có năng suất và chất lượng cao trên địa bàn huyện Gò Dầu" cùa Sở Khoa học và Công nghệ; hỗ trợ mặt bằng cho HTX rau an toàn Long Mỹ, huyện Hòa Thành, HTX sản xuất rau sạch Rỗng Tượng huyện Gò Dầu để mở cửa hàng thực phẩm an toàn. Hỗ trợ HTX xoài tứ quý Thạnh Bắc được vay 100 triệu đồng từ Quỹ quốc gia hỗ trợ việc làm thuộc Liên minh HTX Việt Nam.

Công tác liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ bước đầu đã có hiệu quả, điển hình như: Mô hình liên kết thâm canh lúa theo hướng VietGAP, cánh đồng lớn đã liên kết với các doanh nghiệp kinh doanh vật tư nông nghiệp uy tín, chất lượng để cung ứng vật tư đầu vào cho nông dân với diện tích 3.458 ha/2.846 hộ trên địa bàn 06 huyện có diện tích trồng lúa trọng điểm; dự án lúa chất lượng cao An  Thạnh, nông dân được Công ty Bình Điền cung ứng phân bón, Công ty VIPESCO cung ứng thuốc BVTV, đồng thời toàn bộ sản lượng lúa sản xuất đều được Công ty Nông sản Việt ký hợp đồng bao tiêu với giá thu mua cao hơn so với thị trườig 50 đồng/kg lúa tươi tại thời điểm thu hoạch. Đối với các loại cây trồng, vật nuôi khác (mía, bắp, thuốc lá, chăn nuôi heo, gà,...) đều được các doanh nghiệp hợp đồng liên kết cung ứng vật tư và bao tiêu sản phấm; riêng đối với cây mì tuy không có hợp đồng tiêu thụ nhưng tất cả sản lượng mì sản xuất ra đều được các công ty, nhà máy tiêu thụ; có 150 ha chuối trồng được trồng để xuất khẩu.

Về giáo dục và đào tạo, đã hoàn thành các chỉ tiêu về huy động trẻ 5 tuổi đạt tỷ lệ trên 99%, củng cố và duy trì phổ cập giáo dục tiểu học, phổ cập giáo dục trung học cơ sở ở 09/09 huyện, thành phố, có 95/95 xã, phường, thị trấn được kiểm tra và kiến nghị đạt chuẩn quốc gia, có 24/95 xã, phường, thị trấn đạt chuẩn phổ cập giáo dục trung học.

Về y tế, duy trì 80 xã đạt chuẩn quốc gia về y tế; tỷ lệ dân số tham gia bảo hiểm y tế đạt 67,5% so với dân số toàn tỉnh, cấp 24.373 thẻ BHYT cho người thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo, dân tộc thiểu số.

Vê văn hóa, tập trung tổ chức các hoạt động tuyên truyền, phục vụ các ngày lễ lớn, tuyên truyền thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ các cấp, Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XII. Đặc biệt, tập trung tuyên truyền bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XIV và đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2016-2021, kỷ niệm 180 năm - Tây Ninh hình thành và phát triển; tỏ chức hội nghị tông kết 5 năm Phong trào "Toàn dân đoàn kêt xây dựng đời sống văn hóa" (giai đoạn 2011-2015); đến nay toàn tỉnh có 60% ấp - khu phố, 60% gia đình đạt chuẩn văn hóa.

Về môi trường, đã hoàn thành đưa vào sử dụng 04 hệ thống cấp nước (ấp Con Trăn 2, xã Tân Hòa; ấp 2, xã Bến Củi; ấp Hòa Bình, xã Hòa Hiệp; ấp Tân Đông 2, xã Tận Lập). Công tác vận hành hoạt động các hệ thống cấp nước ổn định, 6 tháng đầu năm dự kiến số hộ sử dụng nước 15.000 hộ. Mặt khác, tiếp tục xử lý khắc phục 11 cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng, kết quả có 02 cơ sởhoạt động trong Khu chế xuất và công nghiệp Linh Trung III đã xây dựng hoàn chỉnh hệ thống xử lý nước thải, được kiểm tra chứng nhận. Đối với 09/09 cơ sở y tế đã xây dựng, lắp đặt thiết bị xử lý chất thải, có 04 cơ sở đã kiểm tra, xác nhận, 02 cơ sở đã làm hồ sơ kiểm tra, xác nhận, còn 03 cơ sở đang vận hành thử nghiệm.

Công tác phòng ngừa, đấu tranh xử lý tội phạm, tệ nạn xã hội thực hiện có hiệu quả, công tác xây dựng lực lượng công an xã ngày càng vững mạnh đủ sửc thực hiện các yêu cầu tiêu chí; 6 tháng đầu năm 2016, tổ chức 52 cuộc tuyên truyền phòng, chống tội phạm với 14.239 người, 295 hộ kinh doanh tham dự; 39 cuộc tuyên truyền phòng, chống ma túy với 10.093 người tham dự; qua đó nhân dân đã nâng cao ý thức tự giác, cung cấp cho công an nhiều nguồn tin có liên quan đến an ninh trật tự, phục vụ giải quyết nhiều vụ, việc phức tạp tại địa bàn cơ sở.

Bên cạnh những kết quả đã đạt được, chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới vẫn còn hạn chế. Một số Sở, Ngành chưa tổ chức kiểm tra tiến độ triển khai thực hiện Chương trình để nắm bắt kịp thời tình hình thực hiện cũng như hướng dẫn xử lý kịp thời tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho cơ sở; đồng thời chưa có văn bản hướng dẫn duy trì, nâng cao chất lượng tiêu chí do ngành phụ trách cho các xã sau khi dược công nhận đạt chuẩn nông thôn mới; một số địa phương chưa xây dựng kế hoạch duy trì, nâng cao chất lượng tiêu chí cho các xã đã đạt chuẩn nông thôn mới.

Đời sống cư dân ở nông thôn có phát triển nhưng chưa vững chắc, phụ thuộc vào thị trường tiêu thụ và giá cả; cây trồng, vật nuôi phát triển không ổn định, năng suất chất lượng, giá trị gia tăng nhiều mặt hàng còn thấp, hàng nông sản chất lượng còn kém chưa đủ sức cạnh tranh; thu nhập bình quân ở nông thôn còn thấp so với nội thị.

Việc quản lý sản xuất chưa hiệu quả, tổ chức sản xuất còn yếu, giá cả thiếu ổn định. Hiệu quả sản xuất một số cây trồng vật nuôi chính còn thấp nhưng chưa có mô hình chuyển đổi ổn định hiệu quả cao; tái cơ cấu nông nghiệp triển khai còn nhiều khó khăn do đến nay các đề án chưa được phê duyệt, một số chính sách chưa được cụ thể hóa.

Số lượng mô hình liên kết với doanh nghiệp chưa nhiều; năng lực sản xuất, chất lượng hàng hóa còn thấp, tính cạnh tranh chưa cao, một số mô hình hoạt động còn mang tính tự phát, thiếu bền vững.

Việc huy động sức dân đóng góp XDNTM thấp, một số địa phương trong 6 tháng đầu năm 2016 chưa huy động được sự đóng góp của dân do giá cả nông sản thấp, không ổn định ảnh hưởng đến thu nhập của người dân.

Minh Đài

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây