Xây dựng nông thôn mới trên địa bàn tỉnh Tây Ninh: Nỗ lực để người dân sớm được hưởng lợi

Thứ sáu - 29/05/2015 10:00 30 0
Với phương châm tập trung đầu tư có trọng tâm, trọng điểm, không chạy theo thành tích, kịp thời uốn nắn, khắc phục những hạn chế, yếu kém, thực hiện lòng nghép có hiệu quả các chương trình mục tiêu quốc gia, huy động tối đa các nguồn lực trong xã hội để xây dựng nông thôn mới hiệu quả nhằm đạt được các mục tiêu đề ra, đồng thời duy trì tính bền vững, phấn đấu để người dân sớm được hưởng lợi từ Chương trình mang đầy tính ý nghĩa nhân văn này.

Trong những năm qua, được sự quan tâm chỉ đạo sâu sát, đồng bộ của Ban chỉ đạo tỉnh, Ban Chỉ đạo các huyện trong việc thường xuyên kiểm tra, đôn đốc nhằm đảm bảo  tiến độ triển khai thực hiện Chương trình, nắm bắt những khó khăn, vướng mắc của cơ sở để từ đó đề ra các giải pháp tháo gỡ kịp thời. Việc phân bổ và bố trí ngân sách cho xây dựng nông thôn mới được tập trung, phân định rõ trách nhiệm của từng cấp và thường xuyên tổ chức kiểm tra, giám sát việc sử dụng nguồn vốn đầu tư các công trình cơ sở hạ tầng thiết yếu tại các địa phương đã mang lại hiệu quả cao.

Việc phát triển hạ tầng kinh tế- xã hội được xác định là khâu đột phá, thúc đẩy quá trình phát triển toàn diện ở khu vực nông thôn nên được tỉnh quan tâm đầu tư và các điạ phương nổ lực thực hiện.

Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới trên địa bàn tỉnh đã bước vào năm thứ 5, qua gần 5 năm triển khai thực hiện, Chương trình xây dựng nông thôn mới đã làm thay đổi bộ mặt nông thôn Tây Ninh, nhiều công trình mang ý nghĩa quan trọng đã được cải tạo, nâng cấp và xây mới. Các tuyến đường giao thông nông thôn, đường làng, ngõ xóm đã trở nên xanh, sạch đẹp. Các công trình như: trường học, chợ nông thôn, cơ sở vật chất văn hóa trở nên khang trang.

Bên cạnh đó, nhờ sự nỗ lực mạnh mẽ, sự vào cuộc đồng bộ của tất cả các cấp, ngành, các tổ chức đoàn thể chính trị - xã hội đã tạo nên sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị trong xây dựng nông thôn mới.

Cụ thể, trong thời gian qua các tổ chức đoàn thể, chính trị - xã hội tỉnh như: Hội Nông dân, Hội Phụ nữ, Hội Cựu chiến binh, Tỉnh đoàn, Hội Người cao tuổi, Hội Chữ thập đỏ, Liên hiệp các hội Khoa học – kỹ thuật… đã hưởng ứng mạnh mẽ phong trào "Tây Ninh chung sức xây dựng nông thôn mới", tổ chức triển khai nhiều cuộc vận động như "Nông dân chung sức xây dựng nông thôn mới", "Xây dựng gia đình 5 không, 3 sạch", "Tuổi trẻ Tây Ninh chung tay xây dựng nông thôn mới". Qua các phong trào trên, các tổ chức đã vận động nhân dân đóng góp 235.000 m2 đất, trên 46.000 ngày công xây dựng đường giao thông nông thôn, kênh nội đồng; phát hoang, vệ sinh làm đẹp 265 km đường làng, ngõ xóm; xây dựng 91 cầu, cống qua đường; xây tặng 3.638 căn nhà Đại đoàn kết, hỗ trợ sửa chữa 138 căn. Thực hiện các hoạt động an sinh xã hội chăm lo cho đoàn viên, hội viên với tổng trị giá 219,5 tỷ đồng. Các lực lượng vũ trang như: Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh, Bộ Chỉ huy Bộ đội biên phòng tỉnh, Sư đoàn Bộ binh 5 phối hợp với Mặt trận tổ quốc, chính quyền địa phương xây tăng 36 nhà Đại đoàn kết, 5 căn nhà tình nghĩa, 2 căn nhà tình đồng đội, sửa chữa 80 căn nhà cho các đối tượng chính sách, đóng góp 120.573 ngày công tu sửa 122 km đường giao thông nông thôn, nạo vét 52,7 km kênh mương, lắp đặt 70 cống thoát nước, thực hiện công tác an sinh xã hội, hỗ trợ cho các xã với kinh phí trên 7 tỷ đồng. Bên cạnh đó, nhiêu hội thi, diễn đàn về xây dựng nông thôn mới được tổ chức nhằm mục tiêu tuyên truyền và tiếp tục vận động các tổ chức, cá nhân, người dân xây dựng nông thôn mới.

Thông qua Chương trình, đời sống vật chất và tinh thần của người dân từng bước được nâng cao. Công tác phát triển sản xuất, nâng cao thu nhập cho người dân từng bước được tăng cường. Các mô hình khuyến nông hiệu quả tiếp tục được duy trì triển khai thực hiện, việc chuyển giao tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất được áp dụng trên diện rộng. nhiều dự án khuyến nông đã được triển khai thực hiện, một số dự án kết thúc đã mang lại hiệu quả làm năng suất cây trồng tăng cao như: mía, nấm bào ngư… tỷ trọng vật nuôi tăng nhanh như: gà, vịt, lợn…các kỹ thuật này đã rút ngắn thời gian chăn nuôi, góp phần nâng cao chất lượng sản phẩm nông nghiệp. Mô hình liên kết 4 nhà thâm canh lúa theo hướng VietGAP và cánh đồng mẫu lớn từ năm 2011 đến nay đã triển khai thực hiện trên 19.000 ha với 11.722 hộ tham gia ở 163 điểm thuộc 6 huyện trồng lúa của tỉnh đã mang lại hiệu quả kinh tế cao, giảm bớt chi phí, nâng cao năng suất, bảo vệ môi trường sinh thái và tăng lợi nhuận, đây cũng là cơ sở để tiếp tục triển khai thực hiện trên cây mì, thuốc lá,…

Như vậy, bên cạnh việc đẩy mạnh đầu tư cơ sở hạ tầng, tỉnh sẽ tiếp tục tăng cường công tác phát triển sản xuất gắn với tái cơ cấu ngành nông nghiệp, chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn. Huy động các nguồn vốn cho vay tính dụng, tập trung cho vay sản xuất, áp dụng cơ chế thống nhất ngân sách hỗ trợ lãi xuất linh hoạt theo vùng và theo đối tượng nghèo, đối  tượng cây con cần phát triển để thúc đẩy sản xuất nông nghiệp và kinh tế nông thôn. Đồng thời đẩy nhanh tiến độ, hướng tới dạt được mục tiêu phấn đấu đến cuối năm 2015 có 17 xã hoàn thành 19 tiêu chí nông thôn mới .

                                                                                                                                    Cát Tường

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây