Bộ Thông tin và Truyền thông phê duyệt Đề án Tăng cường hiệu quả công tác phòng ngừa, chống vi phạm pháp luật và tội phạm trên mạng Internet

Thứ hai - 14/08/2017 11:00 55 0
Ngày 03/8/2017, Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành Quyết định1278/QĐ-BTTTT phê duyệt Đề án Tăng cường hiệu quả công tác phòng ngừa, chống vi phạm pháp luật và tội phạm trên mạng Internet. Quyết định có hiệu lực kể từ ngày ký.

Đề án này hướng tới mục tiêu cụ thể hóa các mục tiêu, nhiệm vụ và giải pháp của Chiến lược quốc gia phòng, chống tội phạm giai đoạn 2016 - 2025 và định hướng đến năm 2030 nhằm tăng cường hiệu quả công tác phòng ngừa, chống vi phạm pháp luật và tội phạm trên mạng Internet, góp phần kéo giảm tội phạm, vi phạm pháp luật trên mạng Internet. Nâng cao năng lực công tác thanh tra, kiểm tra, phòng ngừa, chống vi phạm pháp luật và tội phạm trên mạng Internet tại Việt Nam trong giai đoạn mới; nâng cao nâng cao nhận thức, ý thức trách nhiệm phòng ngừa, chống vi phạm pháp luật và tội phạm trên mạng Internet của các cơ quan, tổ chức và cá nhân tham gia hoạt động trên môi trường mạng Internet và toàn xã hội.

Mục tiêu cụ thể của Đề án là xây dựng, bổ sung và hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về phòng ngừa, chống vi phạm pháp luật và tội phạm trên mạng Internet, tăng cường năng lực cho lực lượng thanh tra ngành TT&TT và các lực lượng tham gia phòng ngừa, chống vi phạm pháp luật và tội phạm trên mạng Internet. Tăng cường năng lực phát hiện các hành vi vi phạm, tổ chức thanh tra, xử lý 100% số vụ vi phạm về thông tin và truyền thông; kiểm soát chặt chẽ, có hiệu quả thông tin trên môi trường mạng; xây dựng các biện pháp thích hợp, đúng pháp luật ngăn chặn thông tin độc hại, phản động trên Internet ở Việt Nam. Phối hợp và tổ chức điều tra, xử lý nghiêm minh 100% số vụ việc có dấu hiệu tội phạm lợi dụng môi trường mạng; thông tin tuyên truyền giáo dục nâng cao nhận thức người dân về phòng ngừa, chống vi phạm pháp luật và tội phạm trên mạng Internet; tăng cường hợp tác quốc tế và phối hợp xuyên quốc gia trong quản lý thông tin trên Internet.

. Đối tượng áp dụng gồm công dân Việt Nam, người nước ngoài cư trú trên lãnh thổ Việt nam, các cơ quan thực thi pháp luật Việt Nam và các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan. Đề án được thực hiện trên phạm vi cả nước, ưu tiên các hoạt động và địa phương trọng điểm, giao cho các đơn vị thuộc Bộ Thông tin và Truyền thông triển khai nhiệm vụ theo phạm vi yêu cầu. Các Bộ, ngành, địa phương có trách nhiệm phối hợp với Bộ Thông tin và Truyền thông (TT&TT) trong quá trình thực hiện Đề án đảm bảo phù hợp, tránh chồng chéo chức năng, nhiệm vụ được giao.

Thời gian thực hiện Đề án kéo dài từ năm 2017 đến năm 2025; tùy tính chất nội dung hoạt động có thể phân chia thành 2 giai đoạn: Giai đoạn 1: Từ năm 2017 đến hết năm 2020; Giai đoạn 2: Từ năm 2021 đến hết năm 2025.

Đề án tập trung hoàn chỉnh hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về phòng ngừa, chống vi phạm pháp luật và tội phạm trên mạng Internet; tăng cường các chế tài xử lý sai phạm nghiêm khắc hơn; xây dựng chính sách quản lý thông tin trên mạng; tạo cơ chế ưu đãi đặc thù và chính sách phù hợp khuyến khích, thúc đẩy phát triển các dịch vụ Internet hấp dẫn của các doanh nghiệp Việt Nam; hỗ trợ phát triển mạng xã hội và công cụ tìm kiếm của Việt Nam...

Tăng cường năng lực cho thanh tra ngành ngành TT&TT, các lực lượng tham gia phòng ngừa, chống vi phạm pháp luật và tội phạm trên mạng Internet từ Trung ương xuống địa phương; hình thành bộ máy tiếp nhận, xử lý các phản ánh về thông tin sai phạm trên mạng Internet từ cộng đồng...

Nâng cao năng lực kỹ thuật, nghiệp vụ để phòng ngừa, chống vi phạm pháp luật và tội phạm trên mạng Internet bằng việc xây dựng hệ thống kiểm duyệt, triển khai phần mềm chặn lọc, phát hiện, thu thập xử lý thông tin sai phạm; đầu tư, xây dựng hệ thống thiết bị có khả năng phân tích hành vi, phương thức, thủ đoạn mà tội phạm mạng sử dụng để thực hiện các hành vi vi phạm. Cùng lúc, nhà chức trách sẽ triển khai hệ thống cảnh báo, cổng kiểm soát quốc gia chặn lọc các truy cập thông tin sai phạm từ người dùng; đầu tư, xây dựng hệ thống thiết bị có khả năng phân tích hành vi, phương thức, thủ đoạn mà tội phạm mạng sử dụng để thực hiện các hành vi vi phạm.

Bộ Thông tin và Truyền thông đề nghị UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có trách nhiệm chỉ đạo các cơ quan quản lý ở địa phương nâng cao trách nhiệm, phối hợp đồng bộ trong việc tăng cường hiệu quả công tác phòng ngừa, chống vi phạm pháp luật và tội phạm trên mạng internet.

MN

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây