Để gia đình thật sự là tế bào của xã hội

Thứ ba - 14/10/2014 00:00 56 0
Vấn đề bạo lực trong gia đình, nhất là bạo lực đối với phụ nữ và xâm hại quyền trẻ em dưới nhiều hình thức vẫn còn xảy ra đã gây nên nhiều nổi bức xúc trong dư luận xã hội. Tình trạng bạo lực trong gia đình, cùng với những biểu hiện xem thường đạo đức, đề cao lối sống thực dụng và các giá trị vật chất trong hôn nhân - gia đình, … có tác động tiêu cực đến xã hội chính là những thách thức to lớn trong việc củng cố và phát triển gia đình.

 

 

Thời gian qua, công tác phòng, chống bạo lực gia đình luôn được các cấp, các ngành quan tâm chú trọng, đặc biệt là công tác truyền thông, tư vấn, hỗ trợ nạn nhân bị bạo lực trong gia đình được triển khai thực hiện một cách đồng bộ. Song, tình trạng bạo lực gia đình hiện nay tuy có giảm, nhưng ở từng địa phương tình trạng bạo lực gia đình vẫn diễn ra với nhiều hình thức khác nhau, mức độ tính chất của từng vụ, từng hành vi ngày càng phức tạp và đa dạng hơn.

Dù bạo lực gia đình xảy ra do nhiều nguyên nhân khác nhau nhưng xác định bạo lực gia đình luôn là vấn nạn của xã hội, nếu không đẩy mạnh công tác tuyên truyền, tư vấn hỗ trợ cho những hộ gia đình có nguy cơ bạo lực gia đình thì tình trạng bạo lực gia đình ngày càng tăng, dẫn đến cảnh gia đình tan vỡ, con cái là nạn nhân của bạo lực gia đình để lại hậu quả cho xã hội và trách nhiêm của các tổ chức đoàn thể, cơ quan thực hiện chức năng quản lý nhà nước về công tác gia đình, phòng chống bạo lực gia đình ngày càng nhiều hơn.

Từ thực trạng trên, để công tác phòng chống bạo lực gia đình ngày càng đạt hiệu quả, tạo sự chuyển biến mạnh mẽ về nhận thức và nâng cao trách nhiệm của các cấp, các ngành, gia đình, cộng đồng và toàn xã hội trong công tác phòng, chống bạo lực gia đình, từng bước ngăn chặn và giảm dần số vụ bạo lực gia đình trên phạm vi toàn quốc, UBND tỉnh đã ban hành Quyết định số 1725/QĐ-UBND về việc ban hành Chương trình hành động quốc gia về phóng, chống bạo lực gia đình trên địa bàn tỉnh Tây Ninh đến năm 2020, đã đưa ra các mục tiêu, chỉ tiêu cụ thể, trong đó có chỉ tiêu như phấn đấu đến năm 2015 đạt trên 70% và đến năm 2020 đạt trên 90% số xã, phường, thị trấn triển khai, nhân rộng mô hình phòng chống bạo lực gia; phấn đấu đến năm 2015 đạt trên 90% và đến năm 2020 đạt trên 95% số đình người có hành vi bạo lực gia đình được tiếp cận các hoạt động hỗ trợ về phòng ngừa, giáo dục chuyển đổi hành vi...

Tình trạng bạo lực gia đình đâu đó vẫn còn xảy ra có lẽ vấn đề bình đẳng giới chưa được tất cả mọi người quan tâm và nhận thức đầy đủ; tư tưởng “trọng nam, khinh nữ”, gây bất bình đẳng giới vẫn còn tồn tại trong các gia đình. Thiết nghĩ, việc tăng cường sự lãnh đạo của các cấp ủy Đảng và sự chỉ đạo, quản lý của chính quyền các cấp; việc tuyên truyền, phổ biến chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước đối với hoạt động phòng, chống bạo lực gia đình là một trong những giải pháp cơ bản góp phần nâng cao nhận thức của nhân dân trong việc thực hiện các nhiệm vụ phòng, chống bạo lực gia đình tạo hiệu ứng tác động sâu sắc các mối quan hệ truyền thống tốt đẹp gia đình đáp ứng trước các yêu cầu phát triển xã hội và phòng ngừa có hiệu quả các vụ bạo lực gia đình có thể xảy ra.

Gia đình là tế bào của xã hội, là nền tảng để phát triển xã hội. Trân trọng, gìn giữ tình cảm gia đình, là một nét văn hóa tốt đẹp của dân tộc. Phát huy truyền thống, Đảng quyết tâm xây dựng một môi trường gia đình văn hóa không bạo lực. Chủ trương của Đảng là tạo ra nền tảng quan trọng cho sự phát triển bền vững của gia đình. Phòng, chống bạo lực gia đình có tác dụng định hướng dư luận, giáo dục cộng đồng và là giải pháp quan trọng để nâng cao nhận thức của xã hội, góp phần ngăn chặn nạn bạo hành, thể hiện trách nhiệm xã hội lớn lao của mỗi người chúng ta.

                                                                                                                                    L.A

 

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây