Đặc điểm và truyền thống của người phụ nữ Việt Nam

Thứ năm - 03/10/2013 00:00 1.272 0
Cùng với sự phản ánh về lịch sử đất nước, lịch sử dân tộc, mọi nguồn tư liệu đã cho thấy, vào những thế kỷ trước và sau công nguyên, ở nhiều lĩnh vực khác nhau, người phụ nữ là những người đảm nhiệm nhiều vai trò quan trọng:

 

Từ thời đại các vua Hùng đến thời đại Hồ Chí Minh, qua những chặng đường vô cùng oanh liệt dựng nước và giữ nước của dân tộc Việt Nam, người phụ nữ Việt Nam đã thể hiện những phẩm chất  truyền thống thông minh, sáng tạo, lao động cần cù, chiến đấu dũng cảm. Trải qua bốn nghìn năm, hình ảnh người phụ nữ Việt Nam đã được xây dựng và lưu truyền trong nền văn học dân gian: bà Âu Cơ đưa các con đi mở nước và dạy dân dựng làng, bà mẹ Dóng kiên trì nuôi đứa con “Chậm lớn, chậm đi” và giúp con lên đường đánh giặc, nàng Quế Hoa, cô gái dùng đá làm vũ khí, tung hoành giữa đám giặc Ân... Hình ảnh Hai Bà Trưng, bà Triệu và những phụ nữ tài giỏi, dũng cảm khác của thời đại Ngô, Đinh, Lê, Trần, Lý, Lê. Tây Sơn như Thái hậu Vương Vân Nga, Ỷ Lan nguyên phi, đô đốc Bùi Thị Xuân... đã được ghi vào lịch sử thành văn của dân tộc.

 Cùng với sự phản ánh về lịch sử đất nước, lịch sử dân tộc, mọi nguồn tư liệu đã cho thấy, vào những thế kỷ trước và sau công nguyên, ở nhiều lĩnh vực khác nhau, người phụ nữ là những người đảm nhiệm nhiều vai trò quan trọng:

 Người phụ nữ trong đấu tranh chống giặc ngoại xâm

          Hình ảnh nổi bật về người phụ nữ Việt Nam cổ truyền là người nữ sĩ đấu tranh chống giặc ngoại xâm. Vai trò của phụ nữ thật rõ ràng khi mà lịch sử dân tộc đã phải dành đến một phần ba thời gian cho 24 cuộc chiến tranh giữ nước với quy mô cả nước và hàng trăm cuộc khởi nghĩa để giành độc lập.

          Từ thế kỷ III trước công nguyên, trong những thời kỳ mà sử cũ gọi là “Bắc thuộc”, cùng với cả dân tộc, những người phụ nữ Việt Nam đã kiên quyết đứng lên chống bọn thống trị phương Bắc để giành lấy quyền sống. Vì khi có nạn ngoại xâm,  phụ nữ là người trực tiếp chịu hậu quả nặng nề nhất. Thế kỷ XIII, giặc Nguyên – Mông tràn vào Thăng Long ”làm cỏ nhân dân kinh thành”, vào thành Đông Đô, giặc Minh đã cướp bắt đàn bà con gái, mỗ bụng đàn bà có thai, giết chết cả mẹ lẫn con, cắt tai đem nộp cho chủ tướng (năm 1909). Tướng giặc Trương Phụ bắt phụ nữ ta đưa về nước làm tôi đòi, tì thiếp (năm 1414). Nhà Minh ra lệnh buộc phụ nữ Việt Nam phải bím tóc, mặc áo ngắn, quần dài, theo phong tục của chúng. Thế kỷ XVIII, giặc Mãn Thanh và lũ tai sai bán nước trói phụ nữ vào cột ở giữa chợ, giết cả mẹ lẫn con vì họ đã đi theo nghĩa quân Tây Sơn...

          Mở đầu truyền thống “giặc đến nhà, đàn bà cũng đánh” là hai vị nữ anh hùng dân tộc: bà Trưng Trắc và em bà là Trưng Nhị phất cờ khởi nghĩa đánh đuổi quân Đông Hán giành lại quyền tự chủ cho đất nước. Cuộc khởi nghĩa do Hai Bà Trưng lãnh đạo (năm 40 đầu công nguyên) lôi cuốn một lực lượng quần chúng đông đảo chưa từng thấy, chỉ trong một thời gian, 65 thành đã giải phóng, mở ra một trang sử vẻ vang cho dân tộc.

          Cuộc khởi nghĩa của Hai Bà Trưng thức tỉnh tinh thần yêu nước của nhân dân Việt Nam, đã phủ định cái uy quyền “bình thiên hạ” của đế chế Hán đang thời kỳ thịnh đạt, đồng thời nó cũng khẳng định khả năng giành độc lập, mở đường cho các thế hệ sau đi tới thắng lợi của sự nghiệp giải phóng dân tộc. Nó còn chứng minh khả năng cách mạng to lớn của phụ nữ: không những chiến đấu dũng cảm chống ngoại xâm mà còn động viên, đoàn kết và lãnh đạo quần chúng rất tài giỏi.

          Sau Hai Bà Trưng là cuộc khởi nghĩa của Bà Triệu, một lần nữa, khẳng định ý chí tự chủ, tinh thần độc lập của dân tộc với câu nói hào hùng đầy khí phách của Bà: “Tôi muốn cưỡi cơn gió mạnh, đạp sóng dữ, chém cá kình ở biển Đông, quét sạch bờ cõi để cứu dân ra khỏi vòng chìm đắm, chứ đâu có chịu cúi đầu khom lưng làm tì thiếp cho người”.

Người phụ nữ cần cù trong lao động

          Lịch sử Việt nam còn ghi đậm nét những hình ảnh thường ngày về người phụ nữ Việt Nam cổ truyền, người phụ nữ cần cù trong lao động: “sớm ra ruộng lúa, tối về nương dâu”... “vai vác cái cày, tay đuổi con trâu, cái cuốc cho lẫn cái gầu, con dao rựa phát đèo đầu gánh phân”...Trong lịch sử Việt Nam, phụ nữ là những người tham gia đông đảo, tích cực vào tất cả những hoạt động sản xuất. Với tinh thần cần cù sáng tạo ngư­ời phụ nữ lao động đã chăm lo đến công việc chung một cách tự giác.

 Lịch sử của nhiều ngôi làng trù mật ở Trung du đồng bằng ngày nay đã bắt đầu­ từ ba thế kỷ trước, với điều ghi nhận về những ng­ười phụ nữ đầu tiên đã cùng với bà con khai rừng, bạt đồi, đuổi thú, phát cỏ mà làm nên ấm no, thịnh vượng cho cả một vùng. Lập đư­ợc những thành tích lao động ấy hiển nhiên ngư­ời phụ nữ phải có một đầu óc lo liệu. Chỉ một việc đi cấy thôi,  người  phụ nữ cũng phải : “Trông trời, trông đất, trông mây. Trông mư­a, trông gió, trông ngày, trông đêm”. Trong quá trình làm nông nghiệp đời này qua đời khác, ý thức lao động dần dần đi vào tình cảm trở thành bản chất tốt đẹp của ng­ười phụ nữ. Lao động  kiên trì, nhẫn nại trở thành lẽ sống của phụ nữ vì chồng con, vì gia đình, vì đất nư­ớc.

          Nh­ững cố gắng của phụ nữ đ­ược đền bù, kỹ năng lao động đư­ợc rèn luyện, ngư­ời phụ nữ lao động cổ truyền Việt Nam đã nổi tiếng là khéo tay, và lúc nào đấy đã có những sáng tạo thật độc đáo .

          Với sự tham gia đông đảo, quan trọng và thư­ờng xuyên của ngư­ời phụ nữ, nền nông nghiệp Việt Nam x­ưa đã đạt được những thành tựu đáng kể. Hàng nghìn năm tr­ước, nông nghiệp của ta đã giải quyết đư­ợc việc chuyển vụ, tăng vụ. Lúa đã đư­ợc trồng đến 2 vụ, 3 vụ năm và hơn nữa tại một số vùng lên tới 4 vụ ở thế kỷ XIII. Nhiều cây rau quả cũng đã đư­ợc trồng trọt từ rất sớm ở Việt Nam. Và cùng với kết quả đó là cả một kho tàng kinh nghiệm sản xuất đã đư­ợc tích lũy xây d­ựng qua nhiều thế kỷ. Người phụ nữ ngày xư­a tầm tơ canh cửi là chủ nhân của những bánh xe quay sợi bằng đất nung, đến những tấm gấm thời Lý... Đây là những ng­ười mà từ những thế kỷ đầu công nguyên - theo sự ghi chép của sử liệu thành văn - đã lập đ­ược những kỷ lục về trồng dâu nuôi tằm; một năm tám lứa, tơ lụa, sa the, lĩnh, láng mà nư­ớc ngoài chuộng mua phần lớn đều sản xuất ra từ những bàn tay khéo léo của ng­ười phụ nữ lao động Việt Nam.

Người phụ nữ trong gia đình

           Một hình ảnh nữa về ngư­ời phụ nữ cổ truyền Việt Nam đó là ngư­ời phụ nữ của gia đình.  Những đức tính quý báu đầu tiên của ng­ười phụ nữ gánh vác gia đình x­a là trung hậu đảm đang.  Đảm đang gia đình trong tình hình phải luôn luôn đối phó với thiên tai, địch họa, người phụ nữ càng thông cảm gắn bó với bà con, xóm giềng thành một cộng đồng nương tựa vào nhau, giúp đỡ lẫn nhau trong khó khăn hoạn nạn. Đức tính vị tha, khiêm như­ờng thủy chung nh­ư nhất trở thành một truyền thống “thương ngư­ời như­ thể thư­ơng thân”. Vô vàn những điền hình trong văn học dân gian phản ánh tinh thần hy sinh của người phụ nữ Việt Nam trong gia đình: “bên ướt mẹ nằm, bên ráo phần con” là điều phổ biến. Mặt khác, tính khiêm nh­ường, lòng vị tha, đức tính hy sinh  và lòng yêu thư­ơng sâu sắc của người phụ nữ tỏa ra trong gia đình, khiến cho ng­ười phụ nữ có một vị trí đặc biệt. Xã hội x­ưa đối với ngư­ời phụ nữ chủ gia đình đã biểu lộ sự kính nể.

          Đô hộ đất nước ta, bọn phong kiến phương Bắc tìm mọi cách đồng hóa dân tộc ta. Vì vậy lịch sử Việt Nam cũng là lịch sử bảo vệ và phát triển nền văn hóa dân tộc, trong đó người phụ nữ giữ vai trò rất tích cực. Trách nhiệm của các bà mẹ Việt Nam nuôi dạy con cái từ tuổi bé thơ đến lúc trưởng thành, đã được xã hội ta từ xưa đánh giá cao “cha sinh không bằng mẹ dưỡng.   Hòa với dòng sữa và mối tình của mẹ, tiếng ru xưa gợi lên đầu óc đứa con thơ những nhận thức và tình cảm đầu tiên mà sau đó, cho mãi đến lúc lớn khôn, con người vẫn còn ghi nhớ mãi.  Những bài học, những kinh nghiệm đúc kết trong hàng nghìn năm lịch sử, những tình cảm, tâm lý, đạo đức của dân tộc Việt Nam, một phần quan trọng do những phụ nữ xưa gìn giữ và truyền thụ cho đời sau.

          Lịch sử và dân tộc đã ghi nhận vai trò tích cực khả năng và cống hiến to lớn của người phụ nữ cổ Việt Nam trong sự nghiệp dựng nư­ớc và giữ nư­ớc trên mọi lĩnh vực. Song ách thống trị về mặt giai cấp của các thế lực phong kiến kéo dài hàng nghìn năm chất nặng lên đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân Việt Nam, của ng­ười phụ nữ Việt Nam.

          Từ giữa thế kỷ XIX, triều đình nhà Nguyễn phản động đã đầu hàng nhục nhã khi thực dân Pháp xâm lư­ợc nư­ớc ta. Nư­ớc ta đã trở thành một n­ước thuộc địa và nửa phong kiến. Cảnh ngộ ngư­ời phụ nữ Việt Nam trong gần 100 năm bị thực dân Pháp thống trị lại càng bi đát. Ngay từ nhữ­ng năm đầu xâm lư­ợc Việt Nam, giặc Pháp đã đốt phá, giết chóc và hãm hiếp, gây biết bao tai họa cho nhân dân và phụ nữ ta ở khắp nơi.

          Trư­ớc cảnh nư­ớc mất nhà tan, quyền sống bị t­ước đoạt nhân phẩm bị chà đạp, nhiều phong trào yêu nư­ớc đã nổi dậy chống thực dân: phong trào Cần Vương của Phan Đình Phùng, phong trào Duy Tân của Phan Bội Châu, phong trào cải cách dân chủ tư sản do Phan Chu Trinh đề xư­ớng, cuộc khởi nghĩa của Hoàng Hoa Thám, phong trào nào phụ nữ cũng tham gia đông đảo. Tuy nhiên các phong trào đó đều thất bại không có đường lối và ph­ương h­ướng giải phóng dân tộc đúng đắn. Đồng chí Nguyễn Ái Quốc là ng­ười đầu tiên đ­ưa ánh sáng của chủ nghĩa Mác - Lênin đến cho dân tộc ta, phu nữ ta. Ông đã tìm ra con đư­ờng cứu n­ước hợp với trào lư­u tiến hóa của nhân loại. Đồng chí đã khẳng định: “Muốn cứu nước không có con đ­ường nào khác con đư­ờng Cách mạng vô sản”.

          Toàn thể nhân dân Việt Nam bị áp bức bóc lột, trong đó giai cấp công nhân và giai cấp nông dân là lực l­ượng chủ yếu vùng dậy đấu tranh chống bọn thống trị thực dân phong kiến. Phụ nữ Việt Nam chiếm số đông trong nhân dân lao động không những bị áp bức về dân tộc, về giai cấp mà còn bị giáo lý phong kiến kìm hãm trói buộc, nên họ có tinh thần đấu tranh cách mạng mạnh mẽ. Có phụ nữ tham gia thì cách mạng mới thành công, mặt khác, chỉ khi nào cách mạng thành công, dân tộc đư­ợc độc lập, giai cấp đ­ược giải phóng, thì phụ nữ mới được giải phóng.

         Tư­ tư­ởng ấy thâm nhập vào các phong trào của công nhân, nông dân, học sinh, buôn bán nhỏ đã trở thành động lực tinh thần cổ vũ các phong trào ấy tiến lên mạnh mẻ. Từ đấy, phụ nữ Việt Nam cùng với toàn thể dân tộc đã có phư­ơng h­ướng hoạt động cứu n­ước rõ ràng: Cách mạng giải phóng dân tộc đồng thời giải phóng giai cấp, giải phóng phụ nữ.

Khả Minh (Theo “Lịch sử Phong trào phụ nữ Việt Nam ”tập 1).

 

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây