Ban Chỉ đạo Đề án 343 huyện Tân Châu - điển hình trong triển khai thực hiện Đề án

Thứ năm - 02/07/2015 17:00 44 0
Thực hiện tinh thần chỉ đạo của Ban Chỉ đạo Đề án 343 tỉnh Tây Ninh, Hội LHPN huyện tham mưu UBND huyện thành lập Ban chỉ đạo Đề án 343 (gồm 10 đồng chí) và cơ cấu Tổ giúp việc gồm 3 đồng chí (Văn phòng HĐND-UBND và Hội LHPN huyện).

Ngoài ra, với vai trò Phó ban trực và chủ trì Tiểu Đề án 1 "Tuyên truyền giáo dục phẩm chất đạo đức Phụ nữ Việt Nam thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa (CNH, HĐH) đất nước trong cán bộ, hội viên, phụ nữ", Hội LHPN huyện tham mưu đồng chí Trưởng Ban chỉ đạo xây dựng, ban hành kế hoạch thực hiện Đề án 343 giai đoạn 2010- 2015 và quy chế hoạt động của Ban; kế hoạch thực hiện Đề án 343 từng năm... đồng thời tổ chức nhiều hoạt động thiết thực, hiệu quả trong tuyên truyền, vận động các tầng lớp phụ nữ phấn đấu tu dưỡng, rèn luyện theo các phẩm chất đạo đức "Tự tin - Tự trọng - Trung hậu - Đảm đang". Định kỳ 6 tháng/lần Ban Chỉ đạo Đề án 343 huyện tổ chức họp đánh giá kết quả hoạt động để nắm những vấn đề khó khăn của các Tiểu Đề án, kịp thời đề ra các giải pháp chỉ đạo các Tiểu Đề án thực hiện đạt hiệu quả. Đặc biệt là năm 2013, Ban chỉ đạo Đề án tổ chức sơ kết giai đoạn 2010-2012, qua đó biểu dương khen thưởng các tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc trong công tác tổ chức triển khai thực hiện Đề án. Trong 5 năm qua, các đơn vị chủ trì Tiểu Đề án đã tham mưu Ủy ban nhân dân huyện hỗ trợ kinh phí hoạt động, với tổng số tiền được duyệt riêng cho hoạt động các Tiểu đề án là 94.590.000đ, năm 2015 dự kiến cấp 35.000.000 đồng.

Để nâng kiến thức liên quan đến phẩm chất đạo đức phụ nữ, các kỹ năng truyền thông cho thành viên Ban Chỉ đạo Đề án 343 huyện và cơ sở, Ban chỉ đạo Đề án cấp huyện phân công các thành viên Ban chỉ đạo tham gia lớp tập huấn do Ban điều hành Đề án Trung ương và tỉnh tố chức, kết quả có 539 lượt đồng chí là thành viên Ban chỉ đạo Đề án của huyện, xã, thị trấn và 1.170 chị là báo cáo viên, tuyên truyền viên- Hội phụ nữ các xã, thị trấn tham dự.

Sau tập huấn, các báo cáo viên, tuyên truyền viên được nâng cao về nhận thức, kỹ năng tuyên truyền, từ đó tham mưu Ban Chỉ đạo Đề án 343 của huyện chỉ đạo các đơn vị chủ trì 4 Tiểu Đề án tổ chức phối hợp tuyên truyền các nội dung của Đề án theo hệ thống ngành dọc. Kết quả đã tuyên truyền được 2.937 cuộc 117.614 lượt người, với các nội dung: 4 phẩm chất, đạo đức phụ nữ Việt Nam "Tự tin- Tự trọng- Trung hậu- Đảm đang" gắn với tiêu chí "Có sức khỏe, tri thức, kỹ năng nghề nghiệp, năng động, sáng tạo, có lối sống văn hóa, có lòng nhân hậu"; phẩm chất đạo đức truyền thống của phụ nữ Việt Nam gắn với các nội dung tuyên truyền của Luật Bình đẳng giới, Luật phòng, chống bạo lực gia đình; Luật Hôn nhân và Gia đình; Các đơn vị chủ trì các Tiểu Đề án phối hợp với Đài truyền thanh huyện xây dựng 10 phóng sự về gương phụ nữ điển hình trên các lĩnh vực; phát 245 tin, 32 bài, 74 tài liệu với tổng thời lượng 2.079 phút với các nội dung liên quan Đề án 343.

Thực hiện chỉ đạo của Ban chỉ đạo Đề án huyện về đổi mới, đa dạng hình thức tuyên truyền, thu hút các tầng lớp nhân dân địa phương tham gia, các đơn vị chủ trì các Tiểu Đề án của huyện đã phối hợp tổ chức sinh hoạt chuyên đề theo cụm (3-4 xã/thị trấn/cụm) định kỳ hàng năm với chủ đề: "Phụ nữ Tân Châu tự tin - Tự trọng - Trung hậu - Đảm đang" gồm các hình thức như hái hoa dân chủ, trắc nghiệm kiến thức, ứng xử, thời trang, biểu diễn tiểu phẩm... Kết quả, từ năm 2011 đến nay đã tổ chức sinh hoạt được 6 cuộc (mỗi cuộc một cụm), mỗi cuộc thu hút ít nhất 200 người dự. Ngoài ra Ban chỉ đạo còn tổ chức Hội thi "Nữ sinh thanh lịch" trong nữ sinh các trường Trung học phổ thông - Trung tâm giáo dục thường xuyên huyện và hội thi "Nét đẹp cán bộ Đoàn" trong nữ cán bộ Đoàn; tổ chức hội thi "Tiếng hát Giáo viên"; tổ chức giao lưu bóng chuyền nữ, thi đấu cầu lông trong dịp 8/3; 20/10; kỷ niệm ngày sinh nhật Bác 19/5....

Ban chỉ đạo Đề án 343 huyện chỉ đạo các đơn vị chủ trì thực hiện các Tiểu Đề án xây dựng nhiều mô hình liên quan đến công tác tuyên truyền, giáo dục phẩm chất phụ nữ thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước như: mô hình "Phụ nữ giúp nhau vượt khó", "Tổ phụ nữ học nghề gắn với giải quyết việc làm", "Nuôi, dạy con tốt", "Nhà sạch, vườn đẹp", "Phụ nữ đơn thân nuôi con thành đạt", "Tiết kiệm tiền đi chợ nuôi con thành đạt"; xây dựng các CLB thanh niên sống đẹp, sống có ích, CLB Tiền hôn nhân... Qua các mô hình đã rèn luyện, trau dồi cho người phụ nữ những phẩm chất cần thiết trong thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước.

Bên cạnh việc tuyên truyền các phẩm chất đạo đức phụ nữ Việt Nam, từng Tiểu Đề án triển khai thực hiện các hoạt động như: Hội LHPN huyện và các xã tổ chức các hoạt động hỗ trợ cho phụ nữ nghèo tự tin hơn vươn lên trong cuộc sống. Phong trào phụ nữ giúp nhau phát triển kinh tế gia đình được tiếp tục duy trì và nhân rộng bằng nhiều hình thức. Trong 5 năm qua đã giúp cho 4.397 chị với số tiền 10.525 triệu đồng; Phối hợp Ngân hàng chính sách huyện cho vay 3.237 hộ với số tiền 56.189,725 triệu đồng;  phối hợp Ngân hàng Nông nghiệp cho vay 599 hộ với số tiền 10.402 triệu đồng, và nhiều nguồn vốn khác. Trao 355 suất học bổng trị giá 167.419.000 đ và 12.400 cuốn tập cho nữ học sinh nghèo học giỏi.

Định kỳ 2 lần/năm Ban Chỉ đạo Đề án 343 huyện Tân Châu tổ chức kiểm tra, giám sát hoạt động của Ban chỉ đạo 12 xã, thị trấn. Ban chỉ đạo xã, thị trấn tiến hành kiểm tra hoat động của các thành viên phụ trách các Tiểu Đề án. Nhìn chung qua kiểm tra các ngành được phân công phụ trách các Tiểu Đề án thực hiện tốt nhiệm vụ của ngành.

Thông qua hoạt động tuyên truyền, các mô hình được thực hiện của các đơn vị chủ trì các Tiểu đề án, đã có trên 70% phụ nữ được tuyên truyền Đề án. Qua tuyên truyền, triển khai, cán bộ, công chức, đoàn viên, hội viên, nữ học sinh nói riêng, phụ nữ nói chung đã nhận thức đầy đủ hơn về phẩm chất đạo đức phụ nữ trong thời kỳ mới, từ đó tạo bước chuyển biến tích cực trong hành vi thông qua cách ứng xử, giao tiếp, thái độ, việc làm, hành động hàng ngày... Các tầng lớp phụ nữ đã mạnh dạn hơn, biết phát huy các giá trị của bản thân, mạnh dạn tham gia sinh hoạt phụ nữ, các sinh hoạt tập thể, phát biểu trước đám đông,... Bên cạnh việc giữ gìn những phẩm chất của người phụ nữ truyền thống, nhiều chị em còn rèn luyện thói quen đọc sách báo, xem chương trình thời sự để trang bị thêm kiến thức, hiểu biết các vần đề thời sự đang diễn ra xung quanh trong cuộc sống. Chị em tự tin, mạnh dạn khẳng định mình, mạnh dạn thể hiện chính kiến của bản thân. Nhiều chị vượt qua khó khăn vươn lên trong cuộc sống, tích cực tham gia công tác xã hội. Trong lĩnh vực chính trị, chị em đã không ngừng học tập, nâng cao trình độ đáp ứng yêu cầu phụ nữ trong thòi kỳ mới, rất nhiều chị giữ những chức vụ quan trọng trong bộ máy đảng, nhà nước. Tỷ lệ nữ tham gia Ban Thường vụ Huyện ủy chiếm 36,36%; nữ tham gia Ban Chấp hành huyện ủy chiếm 16,27%; nữ tham gia Hội đồng nhân dân huyện 37,03%; toàn huyện có 32 chị giữ chức vụ trưởng, phó đầu ngành huyện, 12 chị tham gia các chức vụ Bí thư, phó bí thư Đảng ủy, chủ tịch, phó chủ tịch HĐND - UBND xã/thị trấn...

Với những thành tích đó, trong 5 năm qua đã có 2 chị được tặng Huân chương hạng 3; 5 chị được huy chương; 2 chị được tặng bằng khen của Thủ tướng Chính phủ; 15 chị được Trung ương Hội tặng bằng khen và 351 chị được bằng khen và giấy khen trong các lĩnh vực liên quan phẩm chất đạo đức phụ nữ trong thời kỳ mới. Đặc biệt có 6 chị được Hội LHPN tỉnh biểu dươg trong liên hoan "Phụ nữ Tự tin - Tự trọng - Trung hậu - Đảm đang"./.

 

Hoài Phong

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây