Cá nhân và gia đình cùng phòng ngừa mua bán người

Thứ tư - 29/10/2014 00:00 41 0
Các nội dung này được quy định tại Luật phòng, chống mua bán người. Luật được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thông qua ngày 29 tháng 3 năm 2011.

 

 

Điều 12 của Luật phòng, chống mua bán người quy định, cá nhân tham gia phòng ngừa mua bán người thông qua việc tham gia các hoạt động phòng ngừa mua bán người. Và kịp thời báo tin, tố giác, tố cáo hành vi bị nghiêm cấm như: Mua bán phụ nữ; mua bán, đánh tráo hoặc chiếm đoạt trẻ em; chuyển giao hoặc tiếp nhận người để bóc lột tình dục, cưỡng bức lao động, lấy các bộ phận cơ thể hoặc vì mục đích vô nhân đạo khác; lợi dụng hoạt động phòng, chống mua bán người để trục lợi, thực hiện các hành vi trái pháp luật; kỳ thị, phân biệt đối xử với nạn nhân...

Luật cũng quy định những hoạt động để gia đình tham gia phòng ngừa mua bán người bao gồm: Cung cấp thông tin cho thành viên trong gia đình về thủ đoạn mua bán người và các biện pháp phòng, chống mua bán người; phối hợp với nhà trường, cơ quan, tổ chức và các đoàn thể xã hội trong phòng, chống mua bán người.

Ngoài ra, gia đình còn chăm sóc, giúp đỡ nạn nhân là thành viên của gia đình để họ hòa nhập cuộc sống gia đình và cộng đồng. Động viên nạn nhân là thành viên của gia đình hợp tác với các cơ quan có thẩm quyền trong phòng, chống mua bán người.

Hiện nay tình hình mua bán người trên cả nước cũng như tại tỉnh Tây Ninh đang diễn biến phức tạp. Vì vậy, mỗi cá nhân và gia đình cùng tham gia phòng chống mua bán người là việc làm quan trọng. Trước hết, mỗi cá nhân, gia đình tự bảo vệ không để bản thân, thành viên gia đình trở thành nạn nhân của các vụ mua bán. Bên cạnh đó, cùng góp sức với xã hội phòng, chống mua bán người hiệu quả.

Hoàng Mai

 

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây