Chủ động ứng phó khi xả lũ ở Hồ Dầu Tiếng

Thứ năm - 17/10/2013 00:00 211 0
Theo thông cáo số 89/TB-TLDTPH-QLN của công ty TNHH MTV Khai thác thuỷ lợi Hồ Dầu Tiếng – Phước Hoà thì mực nước vào lúc 7 giờ, ngày 9/10/2013 đạt cao trình 23,23 m ở mức báo động II, mực nước hồ vẫn lên trung bình từ 5 – 8 cm/ngày ứng với lưu lượng 150 – 200 m3/s. Với tình hình này thì trong nay mai mực nước trong hồ tiếp tục dâng cao; nước có thể tràn bờ đê nếu không xả lũ.

 

Nhiều tuần qua trên các phương tiện thông tin đại chúng đưa tin lượng mưa, bão kéo dài nên mực nước thượng nguồn sông Mekong dâng lên nhanh làm ngập lụt khắp nơi ở Lào, Campuchia làm cho nhà cửa, ruộng vườn đều nằm trong biển lũ, gây thiệt hại về người và của rất lớn. Do đó, Việt Nam cũng không tránh khỏi bị ảnh hưởng, riêng miền Đông Nam Bộ phía dưới hạ lưu sông Mekong, cụ thể là Tây Ninh, TP.HCM, Long An, Bình Dương bởi lượng nước mưa từ thượng nguồn của sông MeKong đổ về hồ Dầu Tiếng với lưu lượng lớn làm cho mực nước trong hồ tăng nhanh.

Theo thông cáo số 89/TB-TLDTPH-QLN của công ty TNHH MTV Khai thác thuỷ lợi Hồ Dầu Tiếng – Phước Hoà thì mực nước vào lúc 7 giờ, ngày 9/10/2013 đạt cao trình +23,23 m ở mức báo động II, mực nước hồ vẫn lên trung bình từ 5 – 8 cm/ngày ứng với lưu lượng 150 – 200 m­3/s. Với tình hình này thì trong nay mai mực nước trong hồ tiếp tục dâng cao; nước có thể tràn bờ đê nếu không xả lũ. Trước tình hình đó, Thường trực BCH PCLB công trình thuỷ lợi Dầu Tiếng – Phước Hoà đã đề nghị các cấp, ngành, thành viên trong Ban chỉ đạo phòng chống lụt bão trong tỉnh và các tỉnh lân cận như thành phố Hồ Chí Minh, Long An, Bình Dương thực hiện những biện pháp chủ động, phòng ngừa, ứng phó trước mọi tình huống xấu có thể xảy ra để tránh thiệt hại về người và của khi mà mực nước trong hồ vượt mức quy trình, buộc phải xả lũ xuống sông Sài Gòn và sông Vàm Cỏ. Đồng thời để đảm bảo an toàn cho hệ thống công trình thuỷ lợi hồ Dầu Tiếng – Phước Hoà, lãnh đạo công ty TNHH MTV khai thác thuỷ lợi Hồ Dầu Tiếng – Phước Hoà phối hợp cùng với lực lượng công an hồ nước thường xuyên tuần tra, quan trắc, bảo vệ các hạn mục công trình nhằm dự báo, xử lý, ngăn chặn kịp thời đối với những sự cố bất ngờ như lượng nước trong hồ tăng đột ngột gây tràn hồ hoặc những nơi trên bờ đê có khả năng chịu lực yếu cần được gia cố thêm tránh nguy cơ vỡ đập…

Tóm lại, mọi người dân phải chung sức chung lòng với chính quyền địa phương chủ động di dời đến nơi an toàn; tuân thủ các quy định an toàn lụt bão của chính quyền địa phương nhằm tránh những thiệt hại đáng tiếc xảy ra. Bên cạnh đó, các cơ quan báo, đài cần đưa tin tuyên truyền sâu rộng sự nguy hại của lụt bão gây ra; đưa tin kịp thời đối với tình hình mực nước lũ, thời gian xả lũ ở Hồ Dầu Tiếng để người dân vùng thấp có thời gian ứng phó.

Mạnh Hà

 

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây