Cùng làm việc với đoàn có ông Nguyễn Thành Tiễn, Phó chủ tịch UBND huyện.
Báo cáo với đoàn công tác tỉnh, UBND xã An Tịnh cho biết, từ năm 2010 – 2014 đã đào tạo được 11 lớp với 319 học viên, đạt 106% so Nghị quyết. 100% học viên sau khi học đang làm việc đúng ngành nghề.
Đối với huyện Trảng Bàng, trong 4 năm thực hiện Đề án (2011-2014), toàn huyện có 2.596 người tham gia học nghề, đạt 104% so kế hoạch giai đoạn, với 18 ngành nghề đào tạo, tổng kinh phí thực hiện hơn 2,4 tỷ đồng.
Trong đó nghề nông nghiệp chiếm 70%, phi nông nghiệp chiếm hơn 39% với các nghề như: Lắp ráp và cài đặt máy vi tính, điện công nghiệp, may công nghiệp, trang điểm, nấu ăn…
Sau khi được đào tạo, số lao động có việc làm chiếm trên 80%...
Tuy nhiên, công tác đào tạo nghề gắn với giải quyết việc làm trên địa bàn huyện chưa tạo được sự gắn kết và còn gặp không ít khó khăn.
Gần 27% học viên sau học nghề không làm việc theo ngành nghề được đào tạo. Tỷ lệ đào tạo nghề cho các nhóm đối tượng ưu tiên thấp. Chất lượng, hiệu quả đào tạo chưa cao khiến tỷ lệ giải quyết việc làm sau khi học nghề thấp, chủ yếu là tự tạo việc làm.
Tại buổi làm việc, huyện Trảng Bàng kiến nghị tỉnh cần rút ngắn thời gian phê duyệt kế hoạch hàng năm, đảm bảo thực hiện theo các quy định của trung ươnv về danh mục nghề, định mức chi phí đào tạo.
Rà soát nâng định mức chi phí đào tạo hiện tại cho phù hợp thực tế. Hỗ trợ huyện và xã kinh phí cho hoạt động tuyên truyền khảo sát nhu cầu và tư vấn học nghề hàng năm.
Phát biểu tại buổi làm việc, đoàn công tác tỉnh yêu cầu Trảng Bàng đẩy mạnh công tác tuyên truyền bằng nhiều hình thức, đổi mới phương pháp giảng dạy để đảm bảo chương trình đào tạo phù hợp với trình độ, nhận thức của lao động nông thôn.
Tăng cường sự liên kết giữa các cơ sở dạy nghề với doanh nghiệp. Đa dạng các ngành nghề đào tạo theo năng lực sẵn có, hướng tới đáp ứng nguồn nhân lực cho thu hút đầu tư phát triển kinh tế xã hội, giảm nghèo và đảm bảo an sinh xã hội của tỉnh.
Theo BTNO