Ngay khi có chỉ thị số 10-CT/TW, ngày 15/12/2016 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với cuộc vận động "Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh" Ban Thường vụ Huyện ủy Gò Dầu đã ban hành Công văn số 532-CV/HU ngày 20/3/2017 về việc phổ biến, quán triệt và triển khai thực hiện Chỉ thị của Trung ương trong các cấp bộ Đảng và các đơn vị trực thuộc của huyện; Bên cạnh đó, để thực hiện chỉ đạo của Huyện uỷ và Ban Thường trực Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam tỉnh, Ban Thường trực Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam huyện đã hiệp thương với các tổ chức chính trị xã hội huyện ban hành Kế hoạch phối hợp số 161/KHPT-MTTQ-CTCCT, ngày 16/11/2016 thực hiện cuộc vận động, với nhiều cách làm cụ thể như: xây dựng và thực hiện mô hình "Hỗ trợ vốn giúp hộ nghèo xã Thanh Phước góp phần thoát nghèo bền vững", Thường trực Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam huyện đã đi thực tế khảo sát từng hộ nghèo trong xã, trong đó có 9 hộ nghèo có sức lao động, làm nghề nông, có điều kiện chăn nuôi trâu, bò sinh sản. Với mô hình này mỗi hộ nghèo được Ban Thường trực Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam huyện hỗ trợ 25 triệu đồng để làm vốn sản xuất, chăn nuôi, nguồn tiền được xuất từ quỹ vì người nghèo huyện, người dân tự tìm mua, Ban Công tác Mặt trận các ấp cùng với Ban Giám sát đầu tư của cộng đồng giám sát việc mua bán của các hộ. Bên cạnh đó, MTTQ huyện còn có nhiều cách làm hay như phối hợp và phân công giữ các tổ chức thành viên với nhau để giúp các hộ nghèo thoát nghèo bền vững, góp phần xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh; xây dựng và thực hiện mô hình "Phát huy vai trò của MTTQ trong công tác chăm lo gia đình liệt sĩ ấp Bến Chò, xã Thạnh Đức"; phối hợp với Phòng Tài nguyên và Môi trường và các tổ chức tôn giáo huyện để tuyên truyền nâng cao nhận thức bảo vệ môi trường và ứng phó biến đổi khí hậu trong tín đồ tôn giáo.
Nét nổi bật là, trong 6 tháng đầu năm 2017, huyện Gò Dầu đã tập trung vận động nhân dân đóng góp được 2.050.230.000 đồng, hiến tặng 1.048m2, đóng góp: 10.815 ngày công, tổng trị giá 1.081.500.000 đồng để làm các công trình hạ tầng nông thôn như: đường, điện, kênh mương, hỗ trợ 13 hộ nghèo làm nhà, tổng trị giá 544.000.000 đồng, thăm hỏi, tặng quà nhân dịp lễ, tết 2.924 hộ, trị giá 1.204.800.000. đồng, có 92 hộ hộ nghèo được các đoàn thể nhận hỗ trợ, giúp đỡ. Các mô hình liên kết sản xuất trong nhân dân từng bước hình thành và có hiệu quả như: mô hình tổ tráng bánh tráng ở ấp Phước Đức A, mô hình nhân giống lúa, mô hình Khu phố xanh - sạch- đẹp, tuyến phố văn minh, mô hình trồng rau sạch, an toàn ở các xã, thị trấn trong huyện.
Về xây dựng đời sống văn hóa, chăm lo sự nghiệp giáo dục, chăm sóc sức khỏe nhân dân; công tác đền ơn đáp nghĩa, tương thân, tương ái với nhiều cách làm hay, như: các tổ chức chính trị-xã hội huyện đã thành lập 9 câu lạc bộ gia đình hạnh phúc ở các xã, thị trấn, tuyên truyền, vận động phụ nữ không bạo lực gia đình, khu dân cư an toàn về an ninh trật tự. Để chăm lo sức khoẻ người dân huyện đã vận động được 91.894/141.670 người tham gia BHYT, chiếm tỷ lệ 64,86%, tuy tỉ lệ này còn thấp nhưng với sự lãnh đạo của Đảng bộ, sự quyết tâm của cả hệ thống chính trị trong huyện, phấn đấu đến cuối năm tỉ lệ này sẽ tăng khá và những xã điểm xây dựng nông thôn mới phải đạt tỉ lệ quy định. Số gia đình có công với cách mạng luôn được quan tâm trợ giúp, đạt 100% (1.088 gia đình/1.088 gia đình). Về xây dựng cảnh quan môi trường, nhiều mô hình được thành lập do nhân dân tự quản, như: "Hộ gia đình tín đồ Cao Đài gương mẫu thực hiện bảo vệ môi trường", Khu dân cư "thực hiện con hẻm hàng rào cây xanh", "Hộ gia đình tự quản không có rác thải trước cửa nhà", "Hộ gia đình chăn nuôi gia súc, gia cầm không gây ô nhiễm môi trường", Mô hình " Lò xử lý các vật liệu thuốc trừ sâu" của Hội nông dân xã Cẩm Giang. Đặc biệt, ở Gò dầu đã có 37.827 hộ/38.022 hộ sử dụng nguồn nước hợp vệ sinh, đạt tỷ lệ:99,49%. Về vận động nhân dân chấp hành pháp luật, bảo đảm trật tự an toàn xã hội, Gò Dầu cũng có nhiều điểm sáng, như: mô hình "Móc khoá tố giác tội phạm, đảm bảo ANTT" ở xã phước Trạch, Họ đạo Cao Đài tự phòng, tự quản về an ninh trật tự", Tổ liên kết bảo vệ an ninh trật tư ở Thị trấn Gò Dầu, vận động xã hội hoá việc gắn Camera an ninh ở xã Phước Đông, thị trấn, Phước Trạch, xã Thạnh Đức, xã Hiệp Thạnh, xã Thanh Phước, xã Cẩm Giang, mô hình "Phát huy vai trò Ban cai quản họ đạo Cao Đài tòa thánh Tây Ninh về bảo đảm trật tự an toàn giao thông".
Bên cạnh đó MTTQ huyện còn đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động nhân dân tham gia bảo đảm an toàn thực phẩm, trước mắt làm điểm về tuyên truyền vận động nhân dân ở Chợ Gò Dầu thực hiện đảm bảo vệ sinh thực phẩm, phối hợp vận động 389/476 hộ gia đình sản xuất, chế biến, kinh doanh thực phẩm đăng ký sản xuất, chế biến kinh doanh thực phẩm an toàn, chiếm tỷ lệ 81,72%, vận động 221/221 cơ sở ký cam kết sản xuất, chế biến kinh doanh thực phẩm an toàn, đạt 100%. Về phát huy dân chủ, tham gia giám sát và phản biện xã hội, góp phần xây dựng hệ thống chính trị cơ sở trong sạch vững mạnh, được MTTQ huyện quan tâm, trong 6 tháng, Ban Giám sát đầu tư của cộng đồng đã tổ chức 9 cuộc giám sát, giải quyết 01 vụ khiếu nại, tranh chấp đạt kết quả, tổ chức hòa giải 20/20vụ thành, tỷ lệ 100%.
Với những kết quả đạt được như trên, ngoài sự lãnh đạo của Huyện uỷ, sự quan tâm tạo điều kiện của UBND huyện, phải nói đến tinh thần trách nhiệm cao của Ban Thường trực Uỷ ban MTTQ Việt Nam huyện, với những cách làm cụ thể, hiệu quả, sáng tạo.
Nguyên Khôi