Năm 2014: Công tác đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm của tỉnh đạt nhiều kết quả

Thứ hai - 20/04/2015 15:00 65 0
Năm 2014, công tác đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm (VSATTP) của tỉnh được quan tâm triển khai đồng bộ đạt hiệu quả.

2_20_4_15.jpg

Kiểm tra tại cơ sở chế biến thực phẩm Như Ý – Thành phố Tây Ninh (ảnh Xuân Vũ)

Sở Y tế với vai trò cơ quan thường trực, tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh quản lý Nhà nước về công tác đảm bảo VSATTP đã ban hành 12 văn bản chỉ đạo các đơn vị trực thuộc ngành Y tế triển khai công tác đảm bảo VSATTP.  Hầu hết các Ban chỉ đạo từ tỉnh, huyện, thành phố, xã, phường, thị trấn đều được kiện toàn và có các văn bản chỉ đạo công tác bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm, đặc biệt là các đợt cao điểm trong năm. Có tổ chức triển khai kế hoạch, có tổ chức lễ phát động có sơ tổng kết kịp thời.

Các sở, ban ngành, huyện/thành phố, xã, phường, thị trấn đã tích cực vận động tuyên truyền nhằm nâng, cao nhận thức cho người dân về VSATTP. Trong đó, riêng ngành y tế đã tố chức chiến dịch truyền thông trong các đợt cao điểm như Tết Nguyên đán, Tháng hành động, Tết Trung thu vì chất lượng VSATTP và các hoạt động truyền thông theo định kỳ với nhiều hình thức truyền thông trên các phương tiện thông tin đại chúng như: xe loa cổ động 28 lượt, áp phích 9.116 tờ, tờ rơi 65.656 tờ, băng đĩa tuyên truyền 1.877 đĩa, viết báo 14 bài, hội thảo 4 lần với 131 người tham dự, tổ chức lễ phát động Tháng hành động vì chất lượng VSATTP tại tỉnh và các Trung tâm y tế, phòng y tế với 740 người tham dự.

Các cơ quan chức năng đã phối hợp tốt trong công tác thanh, kiểm tra liên ngành về VSATTP đặc biệt là các đợt cao điểm trong năm, Đồng thời xử phạt nghiêm các tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh thực phẩm vi phạm hành chính về VSATTP. Trong năm 2014 toàn tỉnh tiến hành thanh, kiểm tra được 7.106 lượt, đạt 5573 lượt (chiếm tỉ lệ 78.43%), xử lý vi phạm hành chính 712 cơ sở với tổng số tiền là 4.882.150.000 đ. Thực hiện cấp giấy Chứng nhận đủ điều kiện cho 450 cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm.

Bên cạnh những kết quả đã đạt được, Công tác đảm bảo VSATTP vẫn còn nhiều hạn chế. Công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật về chất lượng ATTP của các cấp, các ngành, đoàn thể chưa nhiều.

Còn một số huyện, xã, phường, thị trấn chưa kiện toàn Ban chỉ đạo liên ngành VSATTP, chưa phát huy tốt vai trò thành viên của Ban chỉ đạo. Thiếu nhân lực quản lý ở cơ sở như: ngành Nông nghiệp & Phát triển nông thôn, ngành Công thương ở tuyến huyện, xã, phường, thị trấn chưa được phân cấp quản lý. Vì vậy công tác quản lý an toàn thực phẩm của 2 ngành còn gặp rất nhiều khó khăn trong; công tác quản lý, cấp giấy, kiểm tra đối với cơ sở thực phấm trên địa bàn.

Công tác cấp giấy cho các tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh thực phẩm còn nhiều bất cập đặc biệt là thuộc ngành Công thương và Nông nghiệp quản lý.

Trong công tác thanh kiểm tra ở cơ sở nhất là xã, phường, thị trấn còn nhiều mặt hạn chế, việc xử lý vi phạm hành chính chưa nghiêm hầu hết chỉ nhắc nhở đối với các cơ sở vi phạm. Sự phối hợp của các ngành trong công tác thanh kiểm tra có lúc chưa chặt chẽ, thiếu đồng bộ.

Việc chấp hành các quy định của pháp luật về VSATTP đổi với một số các cơ sở sản xuất thực phẩm chưa tự giác thực hiện việc xác nhận công bố phù hợp an toàn vệ sinh thực phẩm và chứng nhận đủ điều kiện VSATTP, chỉ khi nào bị các cơ quan chức năng phát hiện và xử phạt mới thực hiện theo quy định.

Năm 2015,  Tây Ninh sẽ tiếp tục triển khai các dự án của chương trình Mục tiêu quốc gia VSATTP. Phấn đấu đạt và vượt các chỉ tiêu của 6 dự án đề ra gồm: Dự án I: Nâng cao năng lực quản lý chất lượng VSATTP; Dự án 2: Thông tin giáo dục truyền thông đảm bảo chất lượng VSATTP; Dự án 3: Tăng cường năng lực hệ thống kiểm nghiệm chất lượng VSATTP; Dự án 4: Phòng chống ngộ độc thực phẩm và các bệnh truyền qua thực phấm; Dự án 5: Bảo đảm VSATTP trong sản xuất nông, lâm, thủy sản; Dự án 6: Bảo đảm ra VSATTP trong sản xuất, kinh doanh thực phẩm thuộc ngành Công Thương.

Để công tác đảm bảo VSATTP đạt hiệu quả, thời gian tới,  cần tập trung củng cố hệ thống tổ chức Quản lý Nhà nước và kiện toàn tổ chức quản lý VSATTP tại 3 cấp tỉnh, huyện, thành phố, xã, phường, thị trấn để phát huv tốt vai trò quản lý Nhà nước trong lĩnh vực ATVSTP.

Tăng cường công tác truyền thông giáo dục ý thức của cộng đồng trong việc chấp hành pháp luật và các quy định trong lĩnh vực VSATTP. Tổ chức các lớp tập huấn nâng cao năng lực cho cán bộ làm công tác VSATTP tại các tuyến tỉnh, huyện, xã, phường, thị trấn.

Thực hiện tốt công tác quản lý và cấp giấy Đủ điều kiện VSATTP, giấv phép kinh doanh, giấy xác nhận công bố hợp quy, giấy xác nhận công bố phù hợp quy định an toàn thực phẩm cho cơ sở. Chủ động giám sát các nguy cơ ô nhiễm thực phẩm, phòng chống ngộ độc thực phẩm và các bệnh lây truyền qua thực phẩm; hạn chế đến mức thấp nhất ngộ độc thực phầm xảy ra trên địa bàn. Tập trung thanh kiểm tra các dịch vụ cung cấp suất ăn công nghiệp, dịch vụ nấu ăn, kiểm tra chất bảo quản, tồn dư thuốc bảo vệ thực vật trong sản phẩm nông lâm sản.

Tăng cường kiếm tra chông buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả tại các cửa khẩu. Các sản phẩm nhập khẩu phải thực hiện công bố tiêu chuẩn sản phẩm mới được lưu thông trên thị trường. Thực hiện tốt công tác thanh kiểm tra định kỳ, đột xuất về VSATTP, xử lý nghiêm và kiên quyết đối với các tổ chức, cá nhân vi phạm về ATTP trên địa bàn tỉnh. Tăng cường đầu tư của các cấp, các ngành về các nguồn lực: Con người, cơ sở vật chất, kinh phí cho thực hiện Chương trình. Ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Công Thương tham mưu UBND tỉnh triển khai thực hiện công tác quản lý vệ sinh an toàn thực phẩm tại tuyến huyện, xã, phường, thị trấn để thực hiện tốt công tác quản lý Nhà nước về VSATTP.

MN

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây