Tổng kết Chiến lược Dân số - Sức khoẻ sinh sản Việt Nam giai đoạn 2011 -2020

Thứ ba - 08/05/2018 15:00 436 0

Nhằm đánh giá kết quả thực hiện công tác dân số - sức khỏe sinh sản trên địa bàn tỉnh, UBND tỉnh vừa ban hành báo cáo tổng kết Chiến lược Dân số - Sức khoẻ sinh sản Việt Nam giai đoạn 2011 - 2020.

Theo Báo cáo, các cấp ủy, chính quyền đã tập trung lãnh đạo, chỉ đạo tổ chức thực hiện sâu sát, đồng thời bố trí nguồn lực, kinh phí để tổ chức triển khai thực hiện các hoạt động, để thực hiện tốt các mục tiêu mà Chiến lược đã đề ra, quy mô dân số của tỉnh luôn ổn định, tỷ lệ tăng dân số tự nhiên hàng năm của Tây Ninh luôn duy trì dưới 1%; mức sinh duy trì vững chắc từ năm 2011 đến 2016 trong khoảng 1,76-1,78 con. Tốc độ gia tăng tỷ số giới tính khi sinh từng bước được khống chế từ 111,89 bé trai/100 bé gái năm 2011 còn 111,03 bé trai/100 bé gái năm 2017. Chất lượng dân số được cải thiện về nhiều mặt, tình trạng suy dinh dưỡng, tử vong bà mẹ, trẻ em giảm mạnh. Tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi suy dinh dưỡng cân nặng theo tuổi giảm còn 11,5%. Tầm vóc, thể lực người dân có bước cải thiện, tuổi thọ trung bình đạt 74,5 tuổi. Thu nhập bình quân đầu người 2.500 USD. Dân số đã có sự phân bố hợp lý hơn, gắn với quá trình đô thị hoá, công nghiệp hóa và yêu cầu phát triển kinh tế-xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh.

Kết quả thực hiện một số mục tiêu của Chiến lược như:

Mục tiêu 1: Nâng cao chất lượng dân số, chất lượng giống nòi (Tỷ lệ bà mẹ mang thai được sàng lọc trước sinh: 29,58%, chỉ tiêu đến năm 2020 là 20%; Tỷ lệ trẻ sơ sinh được sàng lọc: 22,60%, chỉ tiêu đến 2020 là 40%; Tỷ suất tử vong mẹ liên quan đến thai sản: 7,3/100.000, chỉ tiêu đến năm 2020 dưới 50/100.000 trẻ sinh ra sống; Tỷ lệ suy dinh dưỡng trẻ em dưới 5 tuổi (cân nặng theo tuổi) năm 2016: 11,8% năm 2017 chưa có số liệu, ước thực hiện 11,5%,  chỉ tiêu đến năm 2020 dưới 12%; Tỷ lệ phá thai 17,9/100 trẻ đẻ ra sống, chỉ tiêu đến năm 2020 còn 15/100 trẻ đẻ ra sống;...).

Mục tiêu 2: Khống chế tốc độ tăng tỷ số giới tính hợp lý (Tỷ số giới tính khi sinh năm 2017 là 111,03 bé trai/100 bé gái, chỉ tiêu đến năm 2020 dưới 114 bé trai/100 bé gái;Tỷ số giới tính: 100,09 (cứ 100 nữ, có 100,09 nam), chỉ tiêu đến năm 2020 dưới 100.

Mục tiêu 3: Ổn định Quy mô dân số, duy trì mức sinh thấp hợp lý, đáp ứng đầy đủ nhu cầu KHHGĐ cho người dân (Tỷ suất sinh thô năm 2016 là 13,41%o, ước thực hiện năm 2017: 13,39%o giảm bình quân hàng năm 0,40%o, chỉ tiêu giảm bình quân hàng năm là 0,1%o; Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên năm 2016 là 0,78%,  ước thực hiện năm 2017 0,83%, chỉ tiêu đến năm 2020 dưới 1%; Số con bình quân của người phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ năm 2016 là 1,76 con, ước thực hiện năm 2017 là 1,75 con, chỉ tiêu đến năm 2020 duy trì mức sinh thay thế dưới 1,8 con; Quy mô dân số trung bình năm 2016: 1.118.817 người, ước thực hiện năm 2017 là 1.126. 817, chỉ tiêu đến năm 2020 dưới 1.145.000 người; Tỷ lệ sinh con thứ ba trở lên năm 2017: 5,40%, chỉ tiêu đến năm 2020 duy trì dưới 6%; Tỷ lệ áp dụng các biện pháp tránh thai hiện đại năm 2017 đạt 70%, chỉ tiêu đến năm 2020 đạt 80%).

Tuy đạt được kết quả nhất định nhưng công tác dân số - sức khỏe sinh sản vẫn còn một số hạn chế như: Tâm lý, tập quán muốn có đông con và phải có con trai vẫn còn tồn tại trong một bộ phận dân cư, dẫn đến tỷ số giới tính khi sinh trên địa bàn tỉnh còn cao 111,03 bé trai/100 bé gái. Cơ cấu dân số theo tuổi đang chuyển dần sang cơ cấu dân số già, theo số liệu kết quả điều tra Dân số và Nhà ở giữa kỳ 01/04/2014, Tây Ninh có tỷ trọng dân số từ 60 tuổi trở lên là 106.368 người, chiếm tỷ lệ 9,64% tổng dân số. Chỉ số già hóa 42.9% xấp xỉ cả nước 43.3%, cao nhất trong khu vực miền Đông Nam bộ. Năm 2017, theo thống kê của ngành chức năng, tỷ lệ người cao tuổi chiếm 11,34% dân số, là thách thức lớn đối với công tác dân số của địa phương.

Báo cáo đề ra một số mục tiêu cụ thể đến năm 2030: Duy trì vững chắc mức sinh thay thế; ổn định quy mô dân số trên phạm vi từng tỉnh nói riêng, toàn quốc nói chung. 100% phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ đều được tiếp cận thuận tiện với các biện pháp tránh thai hiện đại; giảm 2/3 số vị thành niên và thanh niên có thai ngoài ý muốn. Bảo vệ và phát triển dân số các dân tộc có dưới 10 nghìn người, đặc biệt là những dân tộc có rất ít người. Tỉ số giới tính khi sinh dưới 109 bé trai/100 bé gái sinh ra sống; tỉ lệ trẻ em dưới 15 tuổi khoảng 22%; tỉ lệ người từ 65 tuổi trở lên khoảng 11%; tỉ lệ phụ thuộc chung đạt khoảng 49%. Tỉ lệ nam, nữ thanh niên được tư vấn, khám sức khoẻ trước khi kết hôn đạt 90%; giảm 50% số cặp tảo hôn; giảm 60% số cặp hôn nhân cận huyết thống; 70% phụ nữ mang thai được tầm soát ít nhất 4 loại bệnh tật bẩm sinh phổ biến nhất; 90% trẻ sơ sinh được tầm soát ít nhất 5 bệnh bẩm sinh phổ biến nhất. Chiều cao trung bình thanh niên 18 tuổi đối với nam đạt 168,5 cm; nữ 157,5 cm. Chỉ số phát triển con người (HDI) ngang bằng với các nước trong khu vực. Tuổi thọ trung bình khoảng 75 tuổi; số năm sống khỏe đạt tối thiểu 68 năm. Phấn đấu 100% người cao tuổi có thẻ bảo hiểm y tế, được quản lý sức khoẻ, được khám, chữa bệnh, được chăm sóc tại gia đình, cộng đồng, cơ sở y tế chăm sóc tập trung,…

Một số nhim v và gii pháp thực hiện công tác dân số - sức khỏe sinh sản trong giai đoạn tới như: Tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp uỷ, chính quyền các cấp; Đổi mới nội dung tuyên truyền, vận động về công tác dân số; Hoàn thiện cơ chế, chính sách, pháp luật về dân số; Phát triển mạng lưới và nâng cao chất lượng dịch vụ về dân số; Bảo đảm nguồn lực cho công tác dân số; Kiện toàn tổ chức bộ máy, nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ dân số; Tăng cường hợp tác quốc tế.

                                                                                           KGVX

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây