Vườn chanh không hạt của hộ dân tại ấp Tân Thạnh, xã Tân Bình, huyện Tân Biên. |
Một số cây trồng chủ lực như: Lúa có diện tích gieo trồng khoảng 128.600 ha, đạt 91,9% so kế hoạch, tăng 3,3% so cùng kỳ, năng suất bình quân ước đạt 5,3 tấn/ha. Mía khoảng 19.700 ha, tăng 22,8% kế hoạch, giảm 1,2% so cùng kỳ, năng suất bình quân ước đạt 75,8 tấn/ha. Cây mì có diện tích khoảng 49.000 ha, đạt 81,6% so kế hoạch, tăng 8,3% so cùng kỳ, năng suất bình quân ước đạt 32,8 tấn/ha. Cây cao su có diện tích khoảng 85.000 ha, đạt 90% so kế hoạch, giảm 10,5% so cùng kỳ, năng suất bình quân ước đạt 2,05 tấn/ha.
Tuy nhiên, do giá mủ cao su vẫn duy trì ở mức thấp, ngành Nông nghiệp đã vận động người dân chuyển cây cao su ở những khu vực không phù hợp với điều kiện sinh trưởng, năng suất thấp sang các cây trồng khác mang lại hiệu quả, giá trị cao hơn.
Trong 9 tháng qua, trên địa bàn tỉnh đã chuyển đổi cơ cấu cây trồng khoảng 2.704 ha từ các diện tích cây trồng sản xuất không hiệu quả, năng suất thấp, chủ yếu là cây cao su (1.625 ha), lúa (61,5 ha), mía (1.013 ha), mì (4,5 ha) sang trồng một số mô hình mới triển vọng như chuối, bưởi da xanh, rau các loại… trên địa bàn các huyện Dương Minh Châu, Châu Thành, Tân Biên, Tân Châu, Hòa Thành.
Chanh không hạt. |
Ngoài ra, Sở NN&PTNT đang xây dựng kế hoạch chuyển đổi các cây trồng có giá trị kinh tế thấp, hiệu quả kém sang cây trồng có giá trị kinh tế cao như bưởi da xanh, chanh không hạt, chuối, xoài cát chu, ổi ruột đỏ… góp phần nâng cao thu nhập cho nông dân, tăng thu nhập trên đơn vị diện tích canh tác, khai thác hiệu quả nguồn tài nguyên đất, làm tăng lợi thế cạnh tranh; cung cấp sản phẩm phục vụ cho nhu cầu của địa phương, hướng tới cung cấp cho thị trường trong nước và xuất khẩu.
Theo BTNO