Tây Ninh: Chuyển biến mới trong 5 năm thực hiện Quy chế công tác dân vận

Thứ năm - 16/07/2015 16:00 86 0
Trong 5 năm qua, các cấp ủy, tổ chức đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể chính trị - xã hội, lực lượng vũ trang đã lãnh đạo tổ chức triển khai, quán triệt Quyết định 290-QĐ/TW của Bộ Chính trị và Quyết định định số 4050-QĐ/TU của Ban Thường vụ Tỉnh uỷ gắn với việc thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở nghiêm túc và đạt kết quả tốt.

Sau khi tiếp thu Quyết định số 290-QĐ/TW, ngày 25/02/2010 của Bộ Chính trị về ban hành Quy chế công tác dân vận của hệ thống chính trị; ngày 11/5/2010, Ban Thường vụ Tỉnh uỷ ban hành Quyết định số 4050-QĐ/TU về việc ban hành Quy chế công tác dân vận của hệ thống chính trị; chỉ đạo các cấp uỷ, tổ chức đảng xây dựng, ban hành quy chế công tác dân vận phù hợp với tình hình thực tế và nhiệm vụ chính trị của từng cấp uỷ, địa phương. Cùng với việc ban hành, triển khai thực hiện quy chế, các cấp uỷ đảng có kế hoạch phân công cán bộ phụ trách công tác dân vận của hệ thống chính trị ở từng cấp phù hợp với quy định của Quy chế. Kết quả, đã triển khai được 4.669 cuộc, có 191.329 lượt cán bộ, đảng viên, đoàn viên, hội viên tham dự.

Qua triển khai, quán triệt các cấp uỷ đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể chính trị - xã hội, lực lượng vũ trang đã có sự chuyển biến về nhận thức, vai trò, vị trí, ý nghĩa, tầm quan trọng của việc thực hiện Quy chế công tác dân vận; các cấp uỷ đảng đã có sự quan tâm hơn trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo điều hành thực hiện công tác dân vận, góp phần thực hiện tốt nhiệm vụ chính trị của từng địa phương, đơn vị.

Cụ thể, Mặt trận Tố quốc, các đoàn thể chính trị - xã hội đã xây dựng quy chế công tác dân vận và tổ chức thực hiện đi vào nề nếp. Công tác lãnh đạo, chỉ đạo việc cụ thể hóa những nội dung trong Quy chế đã được các cấp uỷ đảng thường xuyên quan tâm chỉ đạo thực hiện.

Các chỉ thị, nghị quyết, quyết định của Đảng về công tác dân vận được cụ thể hóa thành chương trình, kế hoạch, giải pháp đế triển khai thực hiện trong toàn hệ thống chính trị. Phân công cán bộ phụ trách công tác dân vận thực hiện bảo đảm theo Quy chế đề ra. Hằng quý, các cấp uỷ đảng thực hiện giao ban định kỳ, làm việc với chính quyền, mặt trận, các đoàn thế chính trị, xã hội, lực lượng vũ trang, nghe phản ánh tình hình nhân dân, kịp thời giải quyết những khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện công tác dân vận.

Chính quyền, Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể chính trị - xã hội ngày càng có sự chủ động hơn trong việc phối hợp thực hiện công tác dân vận; định kỳ tổ chức sơ kết, tổng kết rút kinh nghiệm. Các phiên họp thường kỳ của uỷ ban nhân dân các cấp, mặt trận, các đoàn thế chính trị - xã hội tham dự đầy đủ và có ý kiến đóng góp vào các chương trình, kế hoạch, phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội của địa phương.

Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể chính trị - xã hội thực hiện tốt vai trò giám sát và phản biện xã hội của mình; thường xuyên củng cố, kiện toàn tổ chức bộ máy; từng bước đổi mới về nội dung và phương thức hoạt động theo hướng gần dân, sát cơ sở. Chủ động xây dựng kế hoạch phối hợp với các ngành, các cấp trong hoạt động chuyên môn; đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động đoàn viên, hội viên và nhân dân thực hiện tốt chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; tham gia xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền, giám sát việc thực thi công vụ của cán bộ, công chức, viên chức; phát huy dân chủ trong bầu cử trưởng ấp, trưởng khu phố; lấy phiếu tín nhiệm các chức vụ chủ chốt hội đồng nhân dân, ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn.

Trong công tác dân vận của chính quyền từ tỉnh đến cơ sở đã tổ chức triển khai thực hiện nghiêm túc Chỉ thị số 18/2000-CT/TTg, ngày 21/8/2000 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường công tác dân vận trong các cơ quan nhà nước. Các ngành, các cấp tăng cường thực thi công vụ, sửa đổi lề lối làm việc, chống quan liêu, tham nhũng; ban hành các quy định, quy chế xác lập chế độ, trách nhiệm cán bộ, công chức, viên chức, người đứng đầu các cơ quan, đơn vị.

Công tác cải cách thủ tục hành chính theo cơ chế "Một cửa", "Một cửa liên thông" đã có những chuyển biến tích cực, từng bước đơn giản hóa theo hướng công khai, minh bạch. 100% cơ quan, đơn vị được trang bị hệ thống máy vi tính, thiết bị tra cứu mã vạch, màn hình cảm ứng và phần mềm một cửa điện tử phục vụ người dân tra cứu thông tin về thủ tục hành chính trong việc tiếp nhận và giao trả hồ sơ. Cán bộ, công chức có hộp thư điện tử; có kênh thông tin "Hỏi đáp trực tuyến" trên cổng thông tin điện tử của tỉnh; các thủ tục hành chính được công khai, minh bạch tại trụ sở cơ quan, trên cổng thông tin điện tử tỉnh, các sở, ngành, uỷ ban nhân dân các cấp, tạo điều kiện thuận lợi cho người dân khi giải quyết thủ tục hành chính. Nhờ áp dụng công nghệ thông tin trong cải cách hành chính, tình trạng giải quyết thủ tục hành chính ngày càng được cải thiện, 95% hồ sơ tiếp nhận được giải quyết đúng thời hạn.

Việc giải quyết các đơn thư, khiếu nại, tố cáo và những bức xúc trong nhân dân, những vấn đề liên quan đến lợi ích của người lao động và chủ doanh nghiệp được giải quyết kịp thời, đúng quy định. Chính quyền và các ngành có liên quan xây dựng lịch tiếp công dân định kỳ; tăng cường công tác đối thoại trực tiếp với công dân, chủ doanh nghiệp và người lao động; kịp thời hỗ trợ, tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc, tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp hoạt động hiệu quả.

Việc thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở ngày càng phát huy được hiệu quả, quyền làm chủ nhân dân được nâng cao; quần chúng nhân dân ngày càng tích cực tham gia góp ý xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền; nhiều chương trình, dự án phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội liên quan trực tiếp đến đời sống xã hội được nhân dân tham gia đóng góp ý kiến và giám sát; các phong trào thi đua yêu nước, các cuộc vận động của chính quyền, mặt trận, các đoàn thể chính trị - xã hội phát động được nhân dân đồng tình tích cực hưởng ứng; công tác an sinh xã hội ngày càng được quan tâm.

MN

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây