UBND tỉnh quy định phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi trên địa bàn tỉnh

Thứ ba - 12/11/2013 00:00 79 0
Ngày 07/11/2013, UBND tỉnh ban hành Quyết định 49/2013/QĐ-UBND nhằm quy định phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi trên địa bàn tỉnh.

 

 

Phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi bao gồm phần diện tích mà công trình chiếm chỗ và vùng phụ cận. Trong phạm vi vùng phụ cận của công trình thủy lợi, việc sử dụng đất phải đảm bảo không gây cản trở cho việc vận hành và bảo đảm an toàn công trình; phải có đường đi lại để quan trắc, theo dõi, quản lý và có mặt bằng để tu bổ, sửa chữa và xử lý khi công trình có sự cố.

Phạm vi vùng phụ cận của công trình thủy lợi được quy định như sau:

Đối với đập của các hồ chứa nước, phạm vi vùng phụ cận bảo vệ đập từ chân đập trở ra, Đập cấp I tối thiểu là 300 m, phạm vi không được xâm phạm là 100 m sát chân đập, phạm vi còn lại được sử dụng cho các mục đích không gây mất an toàn đập;  Đập cấp II tối thiểu là 200 m, phạm vi không được xâm phạm là 50 m sát chân đập, phạm vi còn lại được sử dụng cho các mục đích không gây mất an toàn đập; Đập cấp III tối thiểu là 100 m, phạm vi không được xâm phạm là 40 m sát chân đập, phạm vi còn lại được sử dụng cho các mục đích không gây mất an toàn đập; Đập cấp IV tối thiểu là 50 m, phạm vi không được xâm phạm là 20 m sát chân đập, phạm vi còn lại được sử dụng cho các mục đích không gây mất an toàn đập; Đập cấp V tối thiểu là 20 m, phạm vi không được xâm phạm là 05 m sát chân đập, phạm vi còn lại được sử dụng cho các mục đích không gây mất an toàn đập.

Đối với kênh nổi, Kênh nổi có lưu lượng lớn hơn 10 m3/s phạm vi vùng phụ cận tính từ chân mái ngoài của kênh trở ra là 05 m; Kênh nổi có lưu lượng từ 02 m3/s đến 10 m3/s phạm vi vùng phụ cận tính từ chân mái ngoài của kênh cấp 1 trở ra là 03 m; Phạm vi vùng phụ cận tính từ chân mái ngoài của kênh cấp 2 trở ra là 02 m.

Kênh nổi có lưu lượng nhỏ hơn 02 m3/s phạm vi vùng phụ cận tính từ chân mái ngoài của kênh cấp 1, 2 trở ra là 02 m; Phạm vi vùng phụ cận tính từ chân mái ngoài của kênh cấp 3, 4 trở ra là 01 m.

Đối với kênh chìm (tưới, tiêu) có lưu lượng lớn hơn 20 m3/s phạm vi vùng phụ cận là 15 m tính từ mép trong bờ kênh; Kênh chìm (tưới, tiêu) có lưu lượng từ 10 m3/s đến 20 m3/s phạm vi vùng phụ cận là 10 m tính từ mép trong bờ kênh; Kênh chìm (tưới, tiêu) có lưu lượng nhỏ hơn 10 m3/s phạm vi vùng phụ cận là 5 m tính từ mép trong bờ kênh.

Nhằm tổ chức thực hiện tốt quy định này, UBND tỉnh chỉ đạo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phối hợp với Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã triển khai rộng rãi Quy định phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi trên địa bàn tỉnh Tây Ninh. Ngoài phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi được quy định tại Quyết định này, Sở Tài nguyên và Môi trường hướng dẫn, tham mưu việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất theo quy định hiện hành.

Tổ chức, cá nhân trực tiếp quản lý, khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi tổ chức cắm mốc chỉ giới phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi theo quy định tại Quyết định này.

K.Thành

 

 

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây