Người dân Campuchia không đội mũ bảo hiểm khi sang Việt Nam |
Sự thuận lợi này đã tạo điều kiện cho người dân của nước bạn Campuchia sang Việt Nam bằng nhiều con đường mà các lực lượng chức năng khó lòng kiểm soát được. Điều đáng nói là đa phần người dân Campuchia khi sang Việt Nam tham gia giao thường không chấp hành, không tuân thủ Luật Giao thông đường bộ của nước ta. Những lỗi mà người dân Campuchia sai phạm thường rơi vào các lỗi như: điều khiển xe không có biển số, xe chở 3 người, chở hàng cồng kềnh quá tải, không đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông… Chính điều này đã tạo nên sự phức tạp và những nguy cơ tiềm ẩn về tai nạn giao thông. Tuy rằng những vụ tai nạn giao thông nghiêm trọng xảy ra không nhiều lắm, nhưng tình hình trên cũng là một vấn nạn khiến cho người dân sống dọc tuyến biên giới Việt Nam – Campuchia không khỏi băn khoăn, trăn trở.
Chúng tôi tìm đến chợ Hòa Bình, xã Thành Long vào một buổi sáng, đây là địa phương có tỉnh lộ 781 đi qua và thẳng lên cửa khẩu quốc gia Phước Tân. Không những vậy, tỉnh lộ này còn là tuyến đường huyết mạch nối liền 6 xã cánh Tây sông Vàm Cỏ Đông với huyện lỵ Châu Thành. Do vị trí địa lý thuận lợi này cho nên mật độ người dân Campuchia điều khiển xe mô tô sang xã Thành Long mua bán, trao đổi hàng hóa khá đông. Mỗi ngày có hàng trăm lượt người dân Campuchia sang chợ Hòa Bình để bán nông sản hoặc mua hàng hóa chở về Campuchia. Đó là chưa kể vào mùa thu hoạch mì, mía thì công nhân lao động người Campuchia sang Việt Nam làm thuê cũng tạo nên tình hình phức tạp thêm. Chỉ trong vòng chưa đầy 1 giờ, chúng tôi đã chứng kiến có hơn 10 trường hợp vi phạm Luật Giao thông đường bộ. Trong đó số lượng người Campuchia đã chiếm 2/3 số vụ. Trong đó, tập trung vào các lỗi chở 3, không đội mũ bảo hiểm và điều khiển xe không biển số. Theo báo cáo của Ban An toàn giao thông xã Thành Long, trong năm 2014 lực lượng Công an xã đã tổ chức được 120 cuộc tuần tra, kiểm soát với 268 lượt cán bộ, chiến sĩ tham gia. Qua đó đã phát hiện 26 trường hợp vi phạm ATGT, lập biên bản 12 trường hợp và nhắc nhở 26 trường hợp người Campuchia vi phạm Luật Giao thông đường bộ. Tuy nhiên, theo chúng tôi thì đây cũng chỉ là bề nổi của vấn đề. Bởi thực tế con số người Campuchia vi phạm ATGT cao hơn rất nhiều. Vì đa phần khi tai nạn xảy ra, người dân hai bên đã tự thỏa thuận, thương lượng với nhau nên các lực lượng chức năng hoàn toàn không biết. Một người dân ở đây cho biết: “Ở đây tai nạn giao thông do người Campuchia gây ra vẫn có hoài. Nhưng do tai nạn xảy ra không nghiêm trọng nên hai bên tự thương lượng với nhau mà không đưa đến chính quyền giải quyết”. Điều đáng nói là những người Campuchia này khi sang Việt Nam tham gia giao thông họ vẫn biết làm như vậy là vi phạm Luật Giao thông đường bộ của nước ta. Thế nhưng họ vẫn không chấp hành Luật của nước sở tại. Vấn đề ở đây là ý thức chấp hành Luật của người dân Campuchia chưa cao nên họ không nghiêm chỉnh tuân thủ. Nhận thức được nguy cơ tiềm ẩn tai nạn giao thông từ những người dân Campuchia điều khiển xe mô tô sang Việt Nam và tham gia giao thông nên chính quyền của những địa phương có biên giới giáp với nước bạn Campuchia đã linh động triển khai thực hiện bằng nhiều giải pháp như: tăng cường công tác tuần tra, kểm soát và liên tục tuyên truyền, nhắc nhở những người Campuchia vi phạm ATGT tại Việt Nam; thường xuyên duy trì công tác đối ngoại với các địa phương bạn ở bên kia biên giới để chính quyền nơi đây nhắc nhở người dân của họ khi sang Việt Nam tham gia giao thông thì phải nghiêm chỉnh chấp hành Luật Giao thông đường bộ của nước ta; phối hợp với các Đồn Biên phòng ngăn chặn ngay từ đầu đối với những trường hợp người Campuchia điều khiển xe mô tô sang Việt Nam mà không đội mũ bảo hiểm, xe chở 3, xe không có biển số hoặc chở hàng cồng kềnh quá tại thì không cho nhập cảnh vào Việt Nam… Tuy nhiên, theo chúng tôi thì những giải pháp trên cho đến nay xem ra vẫn chưa đủ. Bởi cái chính là do chúng ta chưa xử phạt những người Campuchia sang Việt Nam và điều khiển xe mô tô mà không chấp hành Luật Giao thông đường bộ của nước ta nên bà con không sợ, không chấp hành Luật. Trong khi đó, lực lượng Công an xã chỉ có thể nhắc nhở, giáo dục những người Campuchia vi phạm Luật Giao thông, còn quyền xử phạt là do Cảnh sát giao thông huyện và tỉnh.
Mỹ Uyên