Thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững năm 2024 trên địa bàn tỉnh Tây Ninh

Thứ năm - 15/02/2024 15:24 1.251 0
UBND tỉnh ban hành Kế hoạch số 455/KH-UBND ngày 15/02/2024 về việc thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững năm 2024 trên địa bàn tỉnh

Kế hoạch đề ra mục tiêu tổng quát thực hiện mục tiêu giảm nghèo đa chiều, bao trùm, bền vững; hạn chế tái nghèo và phát sinh nghèo; hỗ trợ người nghèo, hộ nghèo vượt lên mức sống tối thiểu, tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản theo chuẩn nghèo đa chiều, nâng cao chất lượng cuộc sống.

Theo đó, bố trí vốn ngân sách Nhà nước Chương trình MTQG giảm nghèo bền vững năm 2024 là 47.372 triệu đồng, trong đó: Ngân sách Trung ương hỗ trợ: 42.702 triệu đồng (Vốn đầu tư phát triển: 3.699 triệu đồng; Vốn sự nghiệp: 39.003 triệu đồng); Ngân sách tỉnh đã bố trí 15% kinh phí đối ứng cho đơn vị cấp tỉnh và 10% cho UBND cấp huyện: 4.775 triệu đồng và các nguồn vốn huy động hợp pháp khác thực hiện công tác chăm lo cho người nghèo.

Đồng thời, triển khai thực hiện 07 dự án hoạt động của Chương trình gồm: Dự án 1: Hỗ trợ đầu tư phát triển hạ tầng kinh tế - xã hội các huyện nghèo, các xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang, ven biển và hải đảo (Tây Ninh không thực hiện). 2. Dự án 2: Đa dạng hóa sinh kế, phát triển mô hình giảm nghèo. Dự án 3: Hỗ trợ phát triển sản xuất, cải thiện dinh dưỡng. Dự án 4: Phát triển giáo dục nghề nghiệp, việc làm bền vững. Dự án 5: Hỗ trợ nhà ở cho hộ nghèo, hộ cận nghèo trên địa bà trên địa bàn các huyện nghèo (Tây Ninh không thực hiện). 6. Dự án 6: Truyền thông và giảm nghèo về thông tin. Dự án 7: Nâng cao năng lực và giám sát đánh giá Chương trình.

Kế hoạch đề ra mục tiêu phấn đấu giảm tỷ lệ nghèo đa chiều từ 0,03-0,046% (tương đương từ 100 hộ đến 150 hộ). Đảm bảo thực hiện đầy đủ, kịp thời các chính sách, dự án hỗ trợ giảm nghèo theo quy định.

Bên cạnh đó, yêu cầu các cơ quan, đơn vị triển khai các giải pháp chủ yếu nhằm tiếp tục thực hiện mục tiêu giảm nghèo bền vững. Trong đó, đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục, nâng cao nhận thức và trách nhiệm của các cấp, các ngành và toàn xã hội, nhất là người dân nhằm tạo sự chuyển biến mạnh mẽ về nhận thức và hành động trong giảm nghèo bền vững; phát huy mạnh mẽ truyền thống đoàn kết, tinh thần “tương thân, tương ái” của dân tộc ta đối với người nghèo. Khơi dậy ý chí tự lực, tự cường của người nghèo, chủ động vươn lên thoát nghèo, không trông chờ, ỷ lại vào sự giúp đỡ của Nhà nước và xã hội. Đổi mới phong trào thi đua “Tây Ninh chung tay vì người nghèo - không để ai bị bỏ lại phía sau”; khơi dậy ý chí tự lực, tự cường, phát huy nội lực vươn lên “thoát nghèo, xây dựng cuộc sống ấm no” của người dân và cộng đng, phấn đấu “Vì một Việt Nam không còn đói nghèo”.

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây