Nâng cao vai trò của người đứng đầu trong công tác cải cách hành chính

Thứ hai - 13/11/2017 16:00 77 0
Thực hiện Kế hoạch số 1473/KH-UBND ngày 01 tháng 6 năm 2017 của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh về kiểm tra công tác cải cách hành chính năm 2017 trên địa bàn tỉnh Tây Ninh và Quyết định số 1647/QĐ-UBND ngày 19 tháng 7 năm 2017 của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh về thành lập Đoàn Kiểm tra công tác cải cách hành chính năm 2017 của tỉnh Tây Ninh; trong tháng 8 và tháng 9/2017, Đoàn kiểm tra thực hiện kiểm tra tình hình thực hiện công tác cải cách hành chính (gọi tắt là CCHC) tại 09 sở, ngành tỉnh; 9 huyện, thành phố và 18 xã, phường, thị trấn (mỗi huyện, thành phố chọn 2 đơn vị cấp xã).

Theo đánh giá của Đoàn kiểm tra, hầu hết các cơ quan, đơn vị trong tỉnh đã chủ động xây dựng kế hoạch cải cách hành chính, ban hành các văn bản chỉ đạo để khắc phục những hạn chế trong năm 2016 và đề ra những mục tiêu cụ thể thực hiện tốt công tác cải cách hành chính năm 2017.

Tuy nhiên, việc thực hiện công tác cải cách hành chính vẫn còn tồn tại nhiều hạn chế như còn thụ động trong thực hiện rà soát các TTHC đang áp dụng tại cơ quan, đơn vị để có kiến nghị cấp thẩm quyền sửa đổi, bổ sung cho phù hợp; Việc quy hoạch mạng lưới đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc để làm cơ sở sắp xếp các đơn vị sự nghiệp còn chậm; Xử lý văn bản đến còn quá hạn, số lượng văn bản lãnh đạo ký chữ ký số chưa cao;  Tình trạng trễ hạn trong giải quyết TTHC cho người dân, tổ chức vẫn còn, trong thực hiện quy định về ghi chép các mẫu biểu để kiểm soát quá trình tiếp nhận, giải quyết và trả kết quả giải quyết TTHC theo quy định hiện hành về cơ chế một cửa, cơ chế một cửa liên thông (phổ biến là ngành, xây dựng; Tài nguyên, Môi trường ở các cấp: huyện, tỉnh);  Chưa xác định TTHC giải quyết theo cơ chế một cửa liên thông; tình trạng nhận thừa hồ sơ so với quy định TTHC đã công bố (phổ biến nhất lĩnh vực đất đai liên quan đến người dân thuộc Sở Tài nguyên và Môi trường). Niêm yết, công khai các TTHC thuộc thẩm quyền giải quyết tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả, trên cổng/trang thông tin điện tử chưa đủ đúng, kịp thời, khoa học. Một số UBND huyện, thành phố chậm ban hành quyết định tiếp tục giao tự chủ cho các đơn vị sự nghiệp đối với lĩnh vực giáo dục, đào tạo,dạy nghề, văn hóa, thể thao và du lịch, thông tin truyền thông và báo chí theo Nghị định số 43/2006/NĐ-CP ngày 25/4/2006 cho đến khi có hướng dẫn mới của các bộ, ngành theo từng lĩnh vực theo quy định hiện hành. Việc ứng dụng hệ thống Một cửa điện tử, Văn phòng điện tử tại UBND cấp huyện thực hiện chưa tốt. Phần mềm Văn phòng điện tử tập trung ứng dụng nhận và phát hành văn bản, các tính năng khác ít được khai thác, sử dụng. Việc nhập dữ liệu vào Hệ thống thông tin Kinh tế - Xã hội của tỉnh còn thiếu, chưa có quy chế phân công trách nhiệm cho từng phòng, ban chuyên môn thuộc UBND  huyện, thành phố. Một số xã công chức được bố trí làm việc tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả chưa đáp ứng yêu cầu (về năng lực chuyên môn, thiếu tinh thần trách nhiệm) và không ổn định, thường xuyên thay đổi, biểu hiện: một số công chức được bố trí tiếp nhận hồ sơ vẫn chưa biết sử dụng phần mềm một cửa điện tử, không vận hành đúng và có hiệu quả phần mềm một cửa điện tử đã được cài đặt; ghi chép sổ theo dõi, các phiếu kiểm soát trong quá trình xử lý hồ sơ không khoa học; không triển khai, bố trí các máy vi tính, máy in, máy scan do Sở Thông tin và Truyền thông cung cấp; có xã bố trí trang thiết bị thì không đúng đối tượng sử dụng.

Nguyên nhân của hạn chế này ngoài việc bố trí chưa hợp lý đội ngũ cán bộ, công chức tham mưu về cải cách hành chính, còn cho thấy thiếu cơ chế kiểm tra, giám sát và đôn đốc, nhắc nhở của thủ trưởng cơ quan, đơn vị trong các nội dung hoạt động cải cách hành chính của cơ quan, đơn vị mình.

Để thực hiện tốt hơn công tác cải cách hành chính trong thời gian tới, đoàn kiểm tra đã kiến nghị Chủ tịch UBND tỉnh có văn bản chỉ đạo cụ thể.

Lê Hùng Việt – Trưởng phòng CCHC Sở Nội vụ

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây