Quy chế hoạt động của Ban Chỉ đạo thực hiện Đề án “Xây dựng xã hội học tập giai đoạn 2013-2020” trên địa bàn tỉnh Tây Ninh.

Thứ tư - 08/03/2017 10:00 82 0
Ngày 06/3/2017, đồng chí Nguyễn Thanh Ngọc ký ban hành Quyết định số 490/QĐ-BCĐ về việc ban hành Quy chế hoạt động của Ban Chỉ đạo thực hiện Đề án “Xây dựng xã hội học tập giai đoạn 2013-2020” trên địa bàn tỉnh Tây Ninh.

Theo đó, Ban chỉ đạo được cơ cấu gồm Lãnh đạo UBND tỉnh, Sở Giáo dục và Đào tạo, Đài phát thanh và Truyền hình tỉnh, Sở Tài chính, Sở Nội vụ, Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Lao động – Thương binh và Xã hội, Sở Thông tin và Truyền thông, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh, Văn phòng UBND tỉnh, Liên đoàn Lao động tỉnh, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh, Tỉnh đoàn,…

Quy chế được áp dụng đối với Ban Chỉ đạo xây dựng xã hội học tập cấp tỉnh và các thành viên Ban Chỉ đạo.

Ban Chỉ đạo chịu sự lãnh đạo, chỉ đạo trực tiếp của Chủ tịch UBND tỉnh về chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn được ban trong quy chế; chịu trách nhiệm trước Ban Chỉ đạo Trung ương, Bộ Giáo dục và Đào tạo, Chủ tịch UBND tỉnh về tiến độ thực hiện kế hoạch thực hiện Đề án "Xây dựng xã hội học tập giai đoạn 2013-2020" của tỉnh.

Các thành viên Ban Chỉ đạo thực hiện chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của mình và theo sự phân công của Trưởng Ban Chỉ đạo; báo cáo tình hình triển khai, thực hiện theo lĩnh vực được phân công và phụ trách cho Ban Chỉ đạo thông qua Sở Giáo dục và Đào tạo - cơ quan thường trực Ban Chỉ đạo.

Ban Chỉ đạo có chức năng tham mưu, tổng hợp, điều phối, đôn đốc, kiểm tra và giám sát thực hiện quan điểm, mục tiêu, kế hoạch, chương trình và các biện pháp xây dựng xã hội học tập trên địa bàn tỉnh Tây Ninh.

Nhiệm vụ của Ban Chỉ đạo tham mưu, đề xuất với Ủy ban nhân dân tỉnh xây dựng kế hoạch tổ chức thực hiện Quyết định số 89/QĐ-TTg ngày 09 tháng 01 năm 2013 của Thủ tướng Chính phủ về Phê duyệt Đề án "Xây dựng xã hội học tập giai đoạn 2012 - 2020", cụ thể là Xây dựng kế hoạch thực hiện Đề án hàng năm và từng giai đoạn phù hợp với chiến lược kinh tế xã hội của tỉnh đến năm 2020; bố trí ngân sách cho các hoạt động xây dựng xã hội học tập của tỉnh; Xây dựng kế hoạch củng cố, phát triển các Trung tâm giáo dục thường xuyên, Trung tâm Văn hóa – Thể thao và Học tập cộng đồng hoạt động có hiệu quả, bền vững; Chỉ đạo các cơ quan phát thanh, truyền hình, báo của tỉnh xây dựng chuyên mục tuyên truyền về xây dựng xã hội học tập; Chỉ đạo và hướng dẫn các huyện, thành phố xây dựng kế hoạch xây dựng xã hội học tập; Tổ chức theo dõi, đôn đốc, sơ kết, tổng kết việc triển khai thực hiện Đề án xây dựng xã hội học tập định kỳ 6 tháng, hàng năm, trong từng giai đoạn và báo cáo tình hình thực hiện Đề án gửi về Bộ Giáo dục và Đào tạo; tổ chức xây dựng kế hoạch, đề án về xây dựng xã hội học tập cho các giai đoạn tiếp theo; tổ chức kiểm tra giám sát việc thực hiện Đề án tại các huyện, thành phố.

Quyền hạn của Ban Chỉ đạo là thành lập và trực tiếp chỉ đạo, điều hành Tổ chuyên viên giúp việc Ban Chỉ đạo; Tổ chức các cuộc họp định kỳ và đột xuất theo yêu cầu công việc và theo chỉ đạo; Yêu cầu các cơ quan, đơn vị cung cấp thông tin, tài liệu phục vụ cho việc thực hiện nhiệm vụ của Ban Chỉ đạo; Đề xuất khen thưởng các tổ chức và các nhân có thành tích tiêu biểu trong việc triển khai thực hiện nhiệm vụ; Thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn khác khi được UBND tỉnh giao.

Ngoài ra, trong quy chế còn nêu nhiệm vụ của trưởng Ban, Phó Trưởng ban Thường trực Ban Chỉ đạo, Phó Trưởng ban.

Ban Chỉ đạo làm việc trên cơ sở trao đổi, bàn bạc tập thể và thực hiện theo kết luận của Trưởng Ban Chỉ đạo; Ban Chỉ đạo làm việc theo chế độ kiêm nhiệm, theo cơ chế phối hợp thông qua các cuộc họp của Ban Chỉ đạo và trách nhiệm được giao của mỗi thành viên; Ban Chỉ đạo họp định kỳ sáu tháng một lần vào các tháng 6tháng 12 hàng năm hoặc họp đột xuất theo quyết định của Trưởng ban. Các thành viên Ban Chỉ đạo được cung cấp những thông tin cần thiết, có liên quan đến công tác chỉ đạo, tình hình triển khai và kết quả thực hiện xây dựng xã hội học tập định kỳ 6 tháng và hàng năm; trao đổi ý kiến tại các phiên họp của Ban Chỉ đạo; tham gia các đoàn kiểm tra xây dựng xã hội học tập ở các địa phương theo sự phân công của Trưởng ban.

Kinh phí hoạt động của Ban Chỉ đạo và Tổ chuyên viên giúp việc do ngân sách Nhà nước đảm bảo theo kế hoạch hàng năm. Thường trực Ban Chỉ đạo có trách nhiệm lập dự trù kinh phí hoạt động năm của Ban Chỉ đạo trình UBND tỉnh phê duyệt

                                                                        KGVX

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây