Hàng năm trên cơ sở kế hoạch, chỉ đạo của UBND tỉnh và ngành cấp trên cần bám sát, xây dựng kế hoạch thực hiện quản lý công tác thi hành pháp luật xử lý vi phạm hành chính và theo dõi thi hành pháp luật kịp thời, đúng trọng tâm; nâng cao công tác tuyên truyền, phổ biến các quy định của pháp luật liên quan đến xử lý vi phạm hành chính lĩnh vực an toàn thực phẩm sâu rộng trong nhân dân và người trực tiếp làm công tác xử phạt vi phạm hành chính thuộc phạm vi lĩnh vực ngành phụ trách.
Thực hiện việc theo dõi, kiểm tra, đôn đốc và báo cáo kết quả công tác thi hành pháp luật xử lý vi phạm hành chính và theo dõi thi hành pháp luật hàng năm về UBND tỉnh (qua Sở Tư pháp) đúng thời gian, đảm bảo đầy đủ nội dung theo quy định; công tác xử phạt và tham mưu xử phạt vi phạm hành chính phải đúng trình tự, thủ tục quy định của Luật Xử lý vi phạm hành chính và các văn bản hướng dẫn thi hành có liên quan, đồng thời lưu ý những nội dung, thành phần hồ sơ qua công tác kiểm tra đã được chỉ ra để chấn chỉnh, khắc phục và rút kinh nghiệm; công tác kiểm tra, thanh tra việc thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính thực hiện đúng quy định pháp luật nhất là việc thành lập các đoàn thanh tra chuyên ngành, kiểm tra liên ngành trong lĩnh vực an toàn thực phẩm.
Thực hiện tốt công tác theo dõi tình hình thi hành pháp luật theo các quy định tại Nghị định số 59/2012/NĐ-CP ngày 23/7/2012 của Chính phủ về theo dõi tình hình thi hành pháp luật và Thông tư số 14/2014/TT-BTP ngày 15/4/2014 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp quy định chi tiết thi hành Nghị định số 59/2012/NĐ-CP ngày 23/7/2012 của Chính phủ về theo dõi tình hình thi hành pháp luật; quá trình thực hiện có những quy định không thống nhất, đồng bộ, khả thi, kịp thời đề xuất kiến nghị tháo gỡ.
Cử công chức tham gia các lớp tập huấn do Trung ương và địa phương tổ chức để nâng cao chuyên môn nghiệp vụ, nhằm đảm bảo thực hiện hiệu quả công tác quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm.
ĐV