Thực hiện Chương trình An toàn, vệ sinh lao động tỉnh giai đoạn 2021 – 2025

Thứ sáu - 12/03/2021 09:00 219 0
Nhằm chăm lo cải thiện điều kiện làm việc, giảm ô nhiễm môi trường lao động; ngăn chặn tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp, chăm sóc sức khỏe người lao động; nâng cao nhận thức và sự tuân thủ pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động, bảo đảm an toàn tính mạng cho người lao động, tài sản của Nhà nước, tài sản của doanh nghiệp, của tổ chức, góp phần vào sự phát triển bền vững của tỉnh. Ngày 10/3/2021, Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành kế hoạch số 544/KH-UBND về Thực hiện Chương trình An toàn, vệ sinh lao động tỉnh Tây Ninh giai đoạn 2021 – 2025.

​Theo đó, mục tiêu cụ thể đến năm 2025, đó là: Trên 50% người lao động làm việc tại các cơ sở có nguy cơ bị các bệnh nghề nghiệp phổ biến được khám phát hiện bệnh nghề nghiệp; 100% doanh nghiệp có nguy cơ cao về bệnh nghề nghiệp thực hiện quan trắc môi trường lao động; Trung bình hằng năm có thêm 50 doanh nghiệp vừa và nhỏ áp dụng hiệu quả một số nội dung cơ bản của hệ thống quản lý an toàn, vệ sinh lao động, tiếp tục xây dựng văn hóa an toàn trong lao động; Trên 90% số người lao động làm các nghề, công việc có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn, vệ sinh lao động; trên 90% số người làm công tác an toàn, vệ sinh lao động người làm công tác y tế;  trên 30% người lao động làm việc không theo hợp đồng lao động làm công việc có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn, vệ sinh lao động được hỗ trợ huấn luyện về an toàn, vệ sinh lao động. 100% người lao động đã xác nhận bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp được điều trị và phục hồi chức năng lao động theo quy định của pháp luật; 100% số vụ tai nạn lao động chết người được khai báo, điều tra, xử lý theo quy định pháp luật.

Để đạt được mục tiêu, Kế hoạch đề ra các giải pháp:

Về chính sách, cơ chế: Tạo điều kiện thuận lợi để người sử dụng lao động, người lao động chủ động thực hiện các biện pháp bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động, cải thiện điều kiện lao động, áp dụng hệ thống quản lý an toàn, vệ sinh lao động tiên tiến, xây dựng văn hóa an toàn trong lao động; Khuyến khích vận động các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước tham gia và đóng góp nguồn lực, kinh nghiệm để triển khai các hoạt động cải thiện điều kiện lao động, chăm sóc sức khỏe người lao động; Thực hiện chính sách hổ trợ thông tin, giáo dục, huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động cho người lao động làm việc không theo hợp đồng lao động;

Về thông tin, tuyên truyền: Tiếp tục đổi mới nội dung và đa dạng hóa các hình thức thông tin tuyên truyền nhằm nâng cao nhận thức, ý thức và trách nhiệm của người sử dụng lao động, người lao động và cộng đồng về công tác an toàn, vệ sinh lao động; Tăng cường chia sẻ thông tin, kinh nghiệm thực hiện công tác an toàn, vệ sinh lao động giữa các doanh nghiệp đóng trên địa bàn tỉnh.

Về hợp tác quốc tế: Tiếp tục thực hiện các tiêu chuẩn của Tổ chức Lao động quốc tế về an toàn, vệ sinh lao động mà Việt Nam đã phê chuẩn, gia nhập.

Về khoa học và công nghệ: Khuyến khích các cá nhân, cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp đẩy mạnh hoạt động nghiên cứu, ứng dụng kho học và công nghệ về an toàn vệ sinh lao động để phòng, chống các yếu tố nguy hiểm, yếu tố có hại, trong các ngành, nghề có nguy cơ cao về tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp (khai thác và chế biến khoáng sản, luyện kim, hóa chất, xây dựng và một số ngành, nghề khác).

UBND tỉnh giao Sở Lao động -Thương binh và Xã hội chủ trì, phối hợp với các sở, ngành và địa phương liên quan tổ chức triển khai thực hiện các nội dung Chương trình; Hằng năm, xây dựng Kế hoạch thực hiện trình UBND tỉnh xem xét, phê duyệt. Điều phối, hướng dẫn, đôn đốc kiểm tra, hướng dẫn các Sở, ngành và địa phương thực hiện Chương trình, định báo cáo kết quả cho Chủ tịch UBND tỉnh.

DM

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây